Các nhà máy thủy điện ở Đông bằng sông Hồng

Các đập trên sông Hồng phía Trung Quốc đang gây ra tình trạng thiếu phù sa, lũ lụt cũng như hạn hán liên tục ở hạ lưu dòng sông tại Việt Nam. Tình trạng được dự báo sẽ trở nên tồi tệ hơn và Hà Nội phải có sự quan tâm đúng mức. 

Truyền thông trong nước đưa tin và được báo nước ngoài dẫn lại ngày hai tháng ba. Theo đó, vào tuần cuối tháng Hai, đoạn sông Hồng chảy qua tỉnh Lào Cai, nước ở một số vùng cạn đến mức có thể nhìn thấy lòng sông ở độ sâu một mét. Đây được cho là bất thường vì sông Hồng thường có màu đỏ hoặc hồng.

VN Express trích dẫn ông Đào Trọng Tứ, Trưởng ban điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam, rằng nguyên nhân của những thay đổi ở sông Hồng có thể do các nhà máy thủy điện và hồ chứa của Trung Quốc ở thượng nguồn có thể đã giữ lại phù sa. Việc này sẽ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng. Ông Tứ cho biết thêm, 39% lượng nước của sông Hồng đến từ Trung Quốc, lượng phù sa tương đương với 160 đến 200 triệu tấn mỗi năm. 

Việc thiếu phù sa có thể đã làm cho lòng sông bị sụt xuống thấp hơn, không còn nước vào ruộng của nông dân. Do đó, các nhà chức trách buộc phải xả khoảng 3-5 tỷ m3 nước mỗi năm từ các đập ở tỉnh Hòa Bình và Tuyên Quang để phục vụ tưới tiêu.

Bà Nguyễn Lan Châu, Phó Viện trưởng Viện Cơ học và Môi trường, thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cũng nhận định rằng, các nhà máy thủy điện của Trung Quốc có thể được coi là nguyên nhân chính làm giảm mạnh lượng phù sa ở sông Hồng. 

Bà Châu cho biết khảo sát cho thấy nước sông ở Lào Cai ngày càng trong hơn sau khi Trung Quốc bắt đầu vận hành hai nhà máy điện lớn trên thượng nguồn sông Thao. 

Bà khẳng định Việt Nam đã nhiều lần hứng chịu lũ quét do Trung Quốc gây ra, trong mùa khô thì đồng bằng sông Hồng lại bị hạn hán vì các đập ở thượng nguồn trữ nước 

Các chuyên gia kêu gọi một cơ chế hợp tác song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc tương tự như cơ chế của Ủy hội Sông Mekong để trao đổi thông tin.

Kiểu hiển thị mặc định: hiện tại mặc định là autocollapse

Để thiết lập kiểu hiển thị ban đầu của bản mẫu này, hãy sử dụng thêm một trong các tham số |state= như sau:

  • |state=collapsed: {{Thủy điện trong lưu vực sông Hồng|state=collapsed}} để hiển thị bản mẫu ở trạng thái đóng, nghĩa là ẩn ngoài thanh tiêu đề của nó
  • |state=expanded: {{Thủy điện trong lưu vực sông Hồng|state=expanded}} để hiển thị bản mẫu ở trạng thái mở rộng, nghĩa là hiển thị đầy đủ
  • |state=autocollapse: {{Thủy điện trong lưu vực sông Hồng|state=autocollapse}}
    • hiển thị bản mẫu được thu gọn về thanh tiêu đề nếu có một {{thanh điều hướng}}, một {{thanh bên}}, hoặc một số bảng khác trên trang có thuộc tính thu gọn
    • hiển thị bản mẫu trong trạng thái mở rộng của nó nếu không có mục nào có thể thu gọn khác trên trang

Nếu tham số |state= trong bản mẫu trên trang này không được thiết lập, khả năng hiển thị ban đầu của bản mẫu được lấy từ tham số |default= trong bản mẫu Tùy chọn đóng mở. Đối với bản mẫu trên trang này, hiện tại đang có giá trị autocollapse.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Bản_mẫu:Thủy_điện_trong_lưu_vực_sông_Hồng&oldid=68536061”

Theo PGS.TS Đào Trọng Tứ, Trưởng ban điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam [VRN], nhiều nước trên thế giới đang phá bỏ đập, bảo vệ các dòng sông. Việc Lào Cai “gật đầu” cho một doanh nghiệp khảo sát, lập hồ sơ xây thủy điện trên sông Hồng là điều kinh khủng.

PGS.TS Đào Trọng Tứ

Ông nhìn nhận như thế nào về vấn đề xây dựng thủy điện hiện nay?

Tôi thấy như thế này, trước nay, thủy điện là nguồn tài nguyên chúng ta tìm cách khai thác hiệu quả. Tuy nhiên, quay trở lại những năm 2012 – 2013, VRN đã có ý kiến trước Quốc hội về những tác động của thủy điện tới môi trường là rất lớn. Sau đó, Quốc hội đã đề nghị Chính phủ, trong đó có Bộ Công thương, với rất nhiều báo cáo liên quan tới tác động của thủy điện. Thậm chí, Quốc hội đã ra Nghị quyết 62 về quản lý thủy điện, đề nghị dừng quy hoạch hơn 480 thủy điện vừa và nhỏ.

Vấn đề lớn nhất của thủy điện là làm thay đổi dòng chảy rất ghê gớm. Ở quốc tế nói chung, Việt Nam nói riêng, đây là câu chuyện ai cũng biết. Đây là một bài toán đánh đổi lợi ích kinh tế. Trước đây, khi chưa có nguồn nào thì thủy điện được coi là nguồn năng lượng rẻ và dễ phát triển.

Nhưng đến hiện nay, Việt Nam đã khai thác được hơn 80% tiềm năng của thủy điện. Tuy nhiên, nhiều nơi vẫn tìm mọi cách để phát triển thủy điện.

Bên cạnh lợi ích kinh tế, thưa ông, thủy điện đã và đang ảnh hưởng tới môi trường, sinh kế của người dân như thế nào?

Hiện nay, hệ thống thủy điện lớn trên các sông đang tác động tiêu cực tới môi trường rất lớn. Ngoài những câu chuyện như chiếm đất sản xuất nông nghiệp, mất rừng, di dân lòng hồ… thì cơ sở hạ tầng của thủy điện đang ảnh hướng lớn tới các dòng sông.

Điển hình liên quan tới hệ thống sông Hồng, từ thượng nguồn có những công trình rất lớn như thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Huổi Quảng, Tuyên Quang, Chiêm Hóa, Thác Bà… đang đem lại hiệu quả rất lớn về mặt kinh tế. Nhưng tác động của chúng tới sông Hồng còn lớn hơn nhiều lần, mà rất ít khi được nhìn nhận xác đáng.

Do các hồ thủy điện giữ lại lượng phù sa rất lớn, cùng với nhiều hoạt động khác, sông Hồng hiện nay có 2 vấn đề nghiêm trọng: Một là sông Hồng không có lũ. Người dân ven sông thì rất hồ hởi, phấn khởi nhưng thực trạng này khiến cả vùng đồng bằng sông Hồng ngày càng nghèo kiệt. Nghèo kiệt nữa vì hầu hết các thủy điện thiết kế không có cống xả đáy, lượng phù sa đa phần bị giữ lại ở đáy hồ.

Vấn đề thứ 2, cái này do nhiều nhà khoa học thủy lợi đã nghiên cứu, chỉ ra rằng, đáy sông Hồng ngày càng hạ thấp rất nhiều qua từng năm. Điều này dẫn tới các hệ thống cống ven sông bị treo lên, điển hình như tại Bắc Hưng Hải.

Hằng năm, chúng ta phải yêu cầu các hồ thủy điện xả nước xuống nhiều hơn để nâng mực nước đáy. Có như vậy ngành thủy lợi mới lấy nước phục vụ sản xuất cho người dân.

Hình ảnh thiết kế mặt bằng hồ chứa và thủy điện “chẹn cổ” sông Hồng đoạn qua huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Cộng với việc khai thác cát sỏi ồ ạt, thủy điện đang khiến nhiều vùng ven sông bị xói lở nghiêm trọng. Chúng tôi cho rằng không nên tiếp tục phát triển thủy điện trên các nhánh sông chính.

Như Báo Nông nghiệp Việt Nam phản ánh trong 2 bài viết, tỉnh Lào Cai đã đồng ý cho một doanh nghiệp khảo sát, lập hồ sơ 2 dự án thủy điện “chẹn cổ” sông Hồng. Ông đánh giá việc này như thế nào?

Xin nói lại, cách đây 3 năm, một doanh nghiệp đã đề xuất dự án xây dựng 6 đập trên sông Thao làm thủy điện đồng thời cải tạo giao thông đường thủy. Về mặt môi trường, chúng tôi thấy rằng, sông Thao là một mạch chính của sông Hồng và rất bằng phẳng. Nếu như làm hồ chứa trên sông Thao thì sẽ xảy ra ngập lụt rất ghê gớm, mất nhiều đất đai. Cái lợi mang lại thì ít mà hại mang lại cực kỳ nhiều. Cái hại này kéo dài, ảnh hưởng tới nhiều thế hệ mai sau. Rõ ràng là không nên làm những dự án như vậy.

Rồi cách đây 2 năm, tỉnh Phú Thọ lại đề xuất xây dựng thủy điện 100MW trên sông Lô. Tuy nhiên, tất cả các nhà khoa học đều đồng thanh phản đối vì công trình này gây hại đến sông suối, đê điều, ngập lụt…

Quay lại câu chuyện tỉnh Lào Cai, tôi thấy có rất nhiều vấn đề kinh khủng. Theo Luật quy hoạch 2017, sẽ điều chỉnh rất nhiều quy hoạch của nhiều ngành khác nhau. Trong đó có ngành thủy lợi, công thương, môi trường, phòng chống thiên tai… Có một tình huống như vầy, Lào Cai sẽ làm một công văn cho Bộ Công thương xin điều chỉnh quy hoạch, đưa 2 dự án thủy điện này vào. Nếu như Bộ Công thương đồng ý, từ đây sẽ xảy ra câu chuyện “Băm nát các dòng sông”.

Chúng ta phải nhìn nhận, ai là người hưởng lợi từ những dự án thủy điện tư nhân này. Tất nhiên, Nhà nước và người dân cũng được hưởng nhưng hưởng nhiều nhất là chủ đầu tư. Nhưng đằng sau lợi ích đó là thiên nhiên, môi trường bị tàn phá quá nhiều. Tại một cuộc hội thảo mới đây, nhiều nhà khoa học cho rằng, “sức khỏe” các dòng sông ở Việt Nam đang hết sức nguy kịch.

Tựu chung lại, phải xem xét việc đánh đổi để lấy ngân sách 1 tỷ đồng/MW/năm như tỉnh Lào Cai đang làm có nên không? Tôi cho là không nên. Ai cũng nhìn thấy ảnh hưởng kinh khủng về mặt môi trường, nhưng nếu cố tình họ vẫn nhắm mắt làm.

Cụ thể, nếu 2 dự án này được triển khai xây dựng sẽ tác động như nào tới môi trường sinh thái, sinh kế của người dân thưa ông?

Tôi đã từng ngược sông Hồng đi sang Trung Quốc để khảo sát vì nước này cũng làm rất nhiều hồ đập chặn dòng. Hình ảnh dưới chân các đập ở Trung Quốc rất kinh hoàng, khắp nơi khô cạn. Nếu 2 thủy điện trên sông Hồng ở Lào Cai được xây dựng, hình ảnh này sẽ lặp lại tại Việt Nam. Còn phía trên đập thủy điện sẽ trở thành vùng lòng hồ, ngập lụt rất ghê gớm.

Nếu tỉnh Lào Cai làm 2 thủy điện như dự kiến, sẽ hủy hoại cả dòng sông Hồng. Theo thiết kế, mực nước hồ tại thành phố Lào Cai là 79m, mực nước dâng tại tuyến đập là 74m. Tôi nghĩ bản thiết kế này quá nhiều điểm sai và vô lý. Với mực nước dâng như vậy, cả thành phố Lào Cai sẽ bị ngập.

Một khúc sông Hồng, đoạn dự kiến xây dựng thủy điện Thái Niên.

Vấn đề nói rằng sẽ xả nước vào mùa khô hay trữ nước tránh lũ cho hạ du xa xưa lắm rồi. Thứ nữa, đằng sau 2 đập thủy điện này sẽ tích trữ một lượng nước thải vô cùng lớn, tích lũy theo thời gian. Môi trường bây giờ cần một dòng sông có “sức khỏe” tốt. Điều này thì ai cũng thấy được nhưng vì quyền lợi kinh tế, có vẻ như không ai muốn dừng lại.

Trên thế giới, nhiều quốc gia đang phấn đấu giữ gìn những dòng sông trinh nguyên, dòng sông đẹp cho thế hệ con cháu. Nhiều nước đang phải phá bỏ đập để cứu các dòng sông. Theo tôi, các Bộ, ban, ngành cần nhìn nhận, xem xét lại việc vì sao tỉnh Lào Cai lại đồng ý một ý tưởng xây dựng như vậy. Có phải cứ vì lợi ích kinh tế mà cho chặn sông, chặn suối hay không?

Những hành động như vậy Trung ương phải xem xét. Nếu không, hậu quả đang tiếc về một dòng sông, tác động vùng du sẽ xảy ra. Cả một vùng đồng bằng sông Hồng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề.

Lúc đó, mọi chuyện đã rồi, biết kêu ai!?

Xin cảm ơn ông!

Nguồn:

Video liên quan

Chủ Đề