Các tiêu chỉ có bản để phân tích cạnh tranh khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường

Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp phục vụ cùng phân khúc khách hàng mục tiêu, cùng chủng loại sản phẩm, cùng thỏa mãn một nhu cầu của khách hàng. Qua việc hiểu biết về đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp hình dung ra bức tranh tổng quát về thị trường và ngành mà doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh.

Phân tích đối thủ cạnh tranh là việc chúng ta đi trả lời 2 câu hỏi:

Phân tích đối thủ cạnh tranh để làm gì (mục đích)?

Chúng ta nghiên cứu cái gì của đối thủ?

1. Phân tích đối thủ cạnh tranh để làm gì?

Sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa rất quan trọng với doanh nghiệp trong việc tạo ra sản phẩm dịch vụ, chọn cách thức kinh doanh để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tốt hơn đối thủ.

Phân tích đối thủ cạnh tranh còn giúp cho doanh nghiệp xác định điểm mạnh, điểm yếu của mình so với đối thủ, kết hợp vớp các yếu tố vĩ mô (kinh tế, văn hóa, pháp luật, môi trường) để xác định cơ hội và thách thức, từ đó hình thành, triển khai và điều chỉnh chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và ổn định trong tương lai.

2. Nghiên cứu cái gì của đối thủ?

Vì đối thủ và doanh nghiệp cùng thỏa mãn một nhu cầu của phân khúc khách hàng mục tiêu nên sản phẩm dịch vụ (giải pháp) thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh. Chúng ta cần phải nghiên cứu 5 tiêu  chí tạo nên sản phẩm dịch vụ của đối thủ:

  • Tổng quan về doanh nghiệp đối thủ: Đây là những thông tin chung nhất để nắm được toàn diện kết cấu, quy mô cũng như cách hoạt động của đối thủ đó
  • Sản phẩm/ Dịch vụ của đối thủ: Đặc tính, giá cả của sản phẩm, dịch vụ của đối thủ sẽ giúp bạn hoạch định chiến lược marketing phù hợp và cải tiến sản phẩm của mình.
  • Kênh phân phối: Các đặc điểm như cấu trúc kênh, hoạt động của kênh sẽ giúp bạn tổ chức kênh phân phối của mình hợp lý nhất. 
  • Truyền thông của đối thủ: Cách thức marketing online và offline của đối thủ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiếp cận với nhóm khách hàng tiềm năng của công ty bạn.
  • Khách hàng của đối thủ và sự nhận thức của họ về đối thủ: Thu thập những phản hồi của khách hàng về đối thủ là một phương thức hiệu quả giúp bạn rút kinh nghiệm từ những phản hồi xấu và đưa ra những chiến lược phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

Việc định lượng các tiêu chí giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng phân tích đối thủ và so sánh với doanh nghiệp cảu mình, tránh được tình trạng phân tích định tính, chủ quan.

Các tiêu chỉ có bản để phân tích cạnh tranh khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường

3. Các loại đối thủ cạnh tranh

Phần lớn chúng ta đều nghĩ việc phát hiện các đối thủ cạnh tranh của mình là một việc đơn giản. Cocacola biết rằng Pepsi là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình, và Apple cũng biết rằng Samsung là đối thủ cạnh tranh chính của mình. Tuy nhiên, ngoài đối thủ cạnh tranh trực tiếp, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh gián tiếp khác.Đối thủ cạnh tranh được chia thành 3 loại:

  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Là những đối thủ có cùng phân khúc khách hàng, cùng dòng sản phẩm, cùng giá bán và có năng lực cạnh tranh trên cùng phân khúc. Đây là những thương hiệu mà khách hàng của bạn có thể so sánh với bạn. Ví dụ: Nike và Adidas là đối thủ cạnh tranh chính.
  • Đối thủ gián tiếp (hay còn được gọi là sản phẩm thay thế): là đối thủ cung cấp khác sản phẩm, dịch vụ nhưng cùng giả quyết một nhu cầu của khách hàng. Khách hàng hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm này khi không có sản phẩm của doanh nghiệp. Nhiều sản phẩm thay thế mới ra đời làm thay đổi hoàn toàn nhu cầu của khách hàng về sản phẩm dịch vụ (chủ yếu là sản phẩm công nghệ.

Ví dụ: Xe khách và xe lửa là sản phẩm thay thế của nhau, cùng phục vụ nhu cầu đi lại của khách hàng. Ứng dụng gọi xe thông minh Grab, Uber ra đời làm giảm nghiêm trọng nhu cầu về taxi truyền thống.

  • Đối thủ tiềm năng (hay còn gọi đối thủ tiềm ẩn): là những đối thủ có khả năng gia nhập và cạnh tranh trong một ngành, phân khúc khách hàng nhưng chưa gia nhập.

Họ có thể là đối tác tiềm năng hoặc đối thủ cạnh tranh trong tương lai nếu họ chọn mở rộng kinh doanh. Ví dụ: Gatorade (nhà sản xuất đồ uống và thực phẩm thể thao của Mỹ) và Under Armour (công ty của Mỹ chuyên sản xuất giày dép, quần áo, đồ dùng may mặc).

Mong rằng với nội dung bài viết phân tích đối thủ cạnh tranh này, bạn sẽ ứng dụng tốt trong quá trình triển khai để hỗ cho những chiến lược trong các chiến dịch Branding của mình.

CÔNG TY TNHH MARKETING TOÀN CẦU

Địa chỉ: ➤ Head Office Gia Lai: Lô Q4-Khu Đô Thị Cầu Sắt, Pleiku, Gia Lai

             ➤  Văn phòng đại diện Quy Nhơn: 169 Hoa Lư – Đống Đa – Tp. Quy Nhơn – Bình Định

             ➤  Văn phòng đại diện HCM:  302/2 Nơ Trang Long, P.12, Q. Bình Thạnh

             ➤  Văn phòng đại diện Phú Quốc: QT02 - 01, Grandword Phú Quốc, xã Gành Dầu, Thành Phố Phú Quôc, tỉnh Kiên Giang

Quản trị, quảng cáo Facebook

Quảng cáo Google Adwords

Tư vấn phát triển thương hiệu

Xây dựng nội dung Website chuẩn SEO

Thiết kế Website

- Thiết kế Banner Quảng cáo

Hotline: 0918.42.22.48

Fanpage: Global Marketing Co., LTD

TUYỆT CHIÊU ĐỂ PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH ĐƠN GIẢN NHẤT

Đối thủ cạnh tranh là gì?

Đối thủ cạnh tranh là những đối tượng có chung sản phẩm và cùng phân khúc khách hàng, giá tương đối nhau và có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường online. Như vậy, cách mà Doanh nghiệp trước khi đưa ra các phương án giải quyết là họ phải phân tích các đối thủ trong ngành. Hãy phân tích website đối thủ của bạn về thông tin sản phẩm, các nội dung trên Website hay trên các trang mạng xã hội hỗ trợ cho sản phẩm, tối ưu hình ảnh… nhằm xem đối tượng mà họ nhắm đến là gì, cách thức để đạt được mục tiêu của đối thủ là gì.

Các tiêu chỉ có bản để phân tích cạnh tranh khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường

Tại sao Doanh nghiệp cần phải phân tích đối thủ cạnh tranh?

1. Phân tích đối thủ sẽ tạo ra cho bạn những ý tưởng mới và thực sự khác biệt

Bạn muốn duy trì sự liên quan, ảnh hưởng trong ngành của bạn thì hãy tìm hiểu xem đối thủ của bạn đang hoạt động như thế nào để từ đó bạn có thể suy nghĩ ra chiến lược hoặc sản phẩm mới mà bạn có thể bắt đầu cung cấp. Bạn luôn phải nghĩ làm thế nào để tạo sự khác biệt của riêng mình mà những đối thủ của bạn chỉ có thể ở thứ hai thì đây sẽ là cách hay dành cho bạn.

2. Phân tích đối thủ giúp bạn biết bạn đang ở vị trí nào trên Thị trường

Bằng cách này bạn có thể đánh giá vị trí thương hiệu của bạn và điều gì khiến bạn trở nên độc đáo hơn. Nó sẽ giúp bạn thực hiện công việc tiếp thị tốt hơn cho khách hàng bởi vì khi biết được những điểm khác biệt thì sẽ cho phép bạn tạo ra được chiến lược định vị trên thị trường và minh họa cho thế mạnh của bạn.

3. Phân tích đối thủ cạnh tranh giúp bạn đặt vào vị trí của người tiêu dùng

Cũng giống như bất kỳ người tiêu dùng khác, khách hàng của bạn có nhiều khả năng so sánh các lựa chọn ở giai đoạn quyết định mua hàng của họ. Phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ cho bạn cơ hội để so sánh và đối chiếu các lựa chọn khác nhau trong mắt của người tiêu dùng. Một khi bạn biết thị trường như thế nào từ quan điểm của người tiêu dùng, bạn có thể hình thành nội dung của bạn tốt hơn để thuyết phục người mua của bạn rằng sản phẩm của bạn khiến họ thực sự tin tưởng và là sự lựa chọn tốt trên mạng.

Cách thức phân tích đối thủ cạnh tranh

1. Phân loại đối thủ cạnh tranh

Đầu tiên, để phân tích được đối thủ cạnh tranh thì bạn cần tiến hành phân loại đối thủ cạnh tranh:

Tìm kiếm đối thủ cạnh tranh

Có rất nhiều cách thức mà bạn có thể sử dụng để tìm kiếm đối thủ cạnh tranh của mình. Đầu tiên, bạn có thể lên google để tìm kiếm. Bạn có thể bắt đầu tìm kiếm tên của các cửa hàng, tên doanh nghiệp và các ý tưởng về sản phẩm hay các ý tưởng kinh doanh bằng việc sử dụng các từ khóa để tìm kiếm. Tiếp theo, tìm kiếm trên các trang mạng xã hội như quảng cáo trên Facebook, instagram,... trên Website và các kênh bán hàng trực tuyến đang được đối thủ sử dụng. Bằng việc tìm kiếm về đối thủ cạnh tranh, bạn có thể đưa ra những đánh giá tổng quan về ngành và thị trường kinh doanh của mình.

Phân loại đối thủ cạnh tranh

Sau khi đã có được danh sách đối thủ cạnh tranh của bạn, hãy phân loại đối thủ cạnh tranh theo từng loại: đối thủ trực tiếp và đối thủ gián tiếp của bạn.

Bạn có thể phân loại đối thủ cạnh tranh dựa trên các tiêu chí như sau:

♦ Đối thủ cạnh tranh chính: Có cùng khách hàng mục tiêu hoặc có chung sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.

♦ Đối thủ cạnh tranh thứ cấp: Các shop, cửa hàng cung cấp các sản phẩm với phiên bản thấp/cao hơn so với bạn và đối tượng khách hàng hướng tới là khác nhau.

♦ Đối thủ cạnh tranh cấp 3: Là những shop, cửa hàng kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ liên quan tới sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang kinh doanh. Vậy nên, có thể họ sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn khi họ mở rộng mặt hàng mà mình đang kinh doanh.

Vậy nên, hãy nghiên cứu các thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: địa chỉ, link fanpage, website, điểm mạnh, điểm yếu...

Các tiêu chỉ có bản để phân tích cạnh tranh khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường

2. Phân tích các bài quảng cáo của page đối thủ

Việc tiếp theo sau khi bạn đã xác định được đối thủ cạnh tranh của mình là phân tích các bài quảng cáo của đối thủ cạnh tranh.

♦ Việc giới thiệu sản phẩm trên fanpage và website của đối thủ có tính nhất quán hay không? Nó được hiển thị như thế nào?

♦ Những cách thức mà đối thủ mô tả về sản phẩm như thế nào? Có thể hiện đầy đủ không? Thiếu những thông tin như thế nào?

♦ Họ có thường xuyên chạy quảng cáo không?

♦ Nội dung được đăng tải thể hiện như thế nào?

Mỗi kênh quảng cáo sẽ có những cách xây dựng website và fanpage khác nhau, tùy thuộc vào thị trường, khách hàng và sản phẩm mà họ muốn hướng tới. Như vậy, bạn có thể thực hiện bằng cách phân tích ma trận SWOT để có thể xây dựng và xác định vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường.

3. Xác định phân khúc thị trường của đối thủ cạnh tranh

Sau khi bạn đã phân tích được đối thủ cạnh tranh của bạn trên thị trường, bạn có thể điều tra được nhu cầu và thị hiếu hiện tại của khách hàng đối với sản phẩm đó.

♦ Khách hàng mua sản phẩm gì của đối thủ? Giá cả cạnh tranh như thế nào?

♦ Những khác biệt trong sản phẩm của bạn với đối thủ cạnh tranh khác như thế nào? Những giá trị nào tạo nên sự khác biệt này?

4. Phân tích giá cả của đối thủ cạnh tranh

Giá cả là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới hành vi mua của khách hàng. Vậy nên, trước khi đưa ra quyết định bạn nên đưa ra những chiến lược giá cả để phù hợp với khách hàng.

Nếu bạn muốn đặt giá cho sản phẩm, hãy nghiên cứu xem giá của đối thủ cạnh tranh như thế nào và khách hàng mục tiêu hướng tới là ai.

Từ đó, bạn sẽ đưa ra được các giá khác nhau dựa trên từng kênh phân phối: tại cửa hàng, trên fanpage, website…

5. Tìm kiếm các bài đánh giá

Hãy dành thời gian để tìm kiếm các bài đánh giá của khách hàng từ phía đối thủ cạnh tranh: các bài review, comment, đánh giá của khách hàng. Như vậy, bạn sẽ thấy được mong muốn của khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp; điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh và tận dụng những điều này thật tốt để cải thiện cho Doanh nghiệp bạn.

Các tiêu chỉ có bản để phân tích cạnh tranh khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường

Trên đây là tất tần tật tuyệt chiêu nhằm phân tích đối thủ cạnh tranh giúp bạn được phần nào cải thiện cũng như hoàn thiện hơn để phát triển sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp bạn một cách tốt nhất. Hãy nhanh tay liên hệ với Marketing Toàn Cầu, chúng tôi rất sẵn lòng tư vấn và hỗ trợ bạn mọi lúc mọi nơi.

Hãy để lại thông tin để được nhận sự hỗ trợ chi tiết nhất từ chúng tôi!

** CÔNG TY TNHH MARKETING TOÀN CẦU uy tín, chuyên nghiệp. Với các dịch vụ: 

- Chạy quảng cáo Facebook

- Quảng cáo Google Adwords

- Tư vấn phát triển thương hiệu

- Xây dựng nội dung Website chuẩn SEO

- Thiết kế Website

- Thiết kế quảng cáo

Hotline0918.42.22.48

Website   : www.marketingtoancau.com
E-mail     : 

Địa chỉ: ➤ Head Office Gia Lai: 93 Tạ Quang Bửu, Pleiku, Gia Lai

             ➤  Văn phòng đại diện Quy Nhơn: 169 Hoa Lư – Đống Đa – Tp. Quy Nhơn – Bình Định

             ➤  Văn phòng đại diện HCM:  302/2 Nơ Trang Long, P.12, Q. Bình Thạnh

             ➤  Văn phòng đại diện Phú Quốc: Căn SV2A, Khu TM2, Khu tổ hợp Sonasea Villas & Resort Phú Quốc

Xem thêm: CÁCH THỨC VIẾT BÀI VÀ NHỮNG SAI LẦM KHI QUẢNG CÁO FACEBOOK