Các trường Đại học Sư phạm tiểu học ở TPHCM

Skip to content

Nhu cầu giáo viên tiểu học hiện đang thiếu, nhất là trong bối cảnh ngành Giáo dục đang thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Chọn học Sư phạm tiểu học thí sinh rộng cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Ngoài làm giáo viên tại các trường tiểu học trong cả nước, tốt nghiệp sư phạm tiểu học người học còn có thể làm chuyên viên, cán bộ quản lý giáo dục bậc tiểu học tại các phòng/sở giáo dục-đào tạo.

Ngành Sư phạm tiểu học học gì?

Sinh viên Ngành Sư phạm tiểu học được đào tạo:

  • Có kiến thức giáo dục đại cương đủ rộng, nắm vững các kiến thức chuyên ngành, bảo đảm dạy tốt các môn học và các hoạt động giáo dục trong chương trình tất cả các lớp của bậc tiểu học, được nâng cao về 3 môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên-xã hội, hoặc 1 môn chuyên sâu [Toán/Tiếng Việt/SP Âm nhạc/SP Mỹ thuật/ SP Thể dục/Giáo dục chuyên biệt/Công tác Đội.
  • Có kiến thức phổ thông về môi trường, dân số, an ninh quốc phòng, an toàn giao thông, về quyền trẻ em, y tế học đường để có thể thực hiện giáo dục tích hợp.
  • Có hiểu biết về tình hình kinh tế văn hoá xã hội, đời sống, phong tục tập quán của địa phương để có thể hoà nhập và góp phần phát triển cộng đồng.
  • Khi có nhu cầu, có thể dạy lớp ghép, dạy tiếng Việt cho người học dân tộc, dạy trẻ khuyết tật theo hướng hoà nhập.
  • Biết làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động Sao nhi đồng, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
  • Có kỹ năng quản lý lớp học, xây dựng lớp thành tập thể đoàn kết, tự quản; có khả năng giáo dục người học cá biệt.

Ngành Sư phạm tiểu học thi khối nào?

Ngành Giáo dục Tiểu học xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán- Lý- Hóa học
  • A01: Toán- Vật lý- Tiếng Anh
  • D01: Toán- Văn- Tiếng Anh
  • C01: Ngữ văn- Toán- Vật lý
  • C02: Ngữ văn- Toán- Hóa học
  • D03: Ngữ văn- Toán- Tiếng Pháp
  • D84: Toán- Giáo dục công dân- Tiếng anh
  • D90: Toán- Khoa học tự nhiên- Tiếng Anh
  • C20: Ngữ văn- Địa lý- Giáo dục công dân
  • C00: Văn Sử Địa

Ngoài ra, nhiều trường đào tạo còn tuyển sinh ngành Giáo dục Tiểu học dựa vào điểm học bạ THPT. Trong phương thức xét tuyển theo học bạ, một số trường sẽ chọn xét điểm 3 năm học THPT, có trường lựa chọn xét điểm của năm học lớp 12 và có trường sẽ lựa chọn xét điểm của một học kỳ nào đó.

Ngành Sư phạm tiểu học cần tố chất gì

Để học ngành Giáo dục tiểu học bạn cần có một số tố chất như:

  • Tâm huyết với nghề giáo, có tình yêu nghề và quyết tâm theo đuổi
  • Yêu thương trẻ nhỏ, kiên nhẫn
  • Chịu được áp lực công việc cao
  • Sáng tạo, ham hiểu biết và có tinh thần cầu tiến

Ngành Sư phạm tiểu học học trường nào? Điểm chuẩn bao nhiêu?

*Các trường đào tạo ngành Sư phạm tiểu học năm 2020 khu vực phía Bắc

  1. Đại học Sư phạm Hà Nội: 25,05-25,55
  2. Đại học sư phạm Hà Nội 2: 31
  3. Đại học Thủ Đô Hà Nội: 28,78
  4. Đại học Giáo dục- ĐHQG HN: 25,3
  5. Đại học Hải Phòng: 18,5
  6. Đại học Tân Trào: 18,5
  7. ĐH Tây Bắc: 23,5
  8. ĐH Hùng Vương: 18,5
  9. ĐH SP Thái Nguyên: 21

*Các trường đào tạo ngành Sư phạm tiểu học năm 2020 khu vực miền Trung- Tây Nguyên

  1. ĐH Vinh: 23
  2. ĐH Sư phạm Huế: 18,5
  3. ĐH Sư phạm Đà Nẵng: 21,5
  4. ĐH Đà Lạt: 19,5
  5. ĐH Hồng Đức: 19,5
  6. Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum: 19,5
  7. ĐH Quy Nhơn: 18,5
  8. ĐH Phú Yên: 18,5
  9. ĐH Đông Á: 18,5
  10. ĐH Hà Tĩnh: 18,5
  11. ĐH Quảng Nam: 18,5
  12. ĐH Tây Nguyên: 18,5-21.5

*Các trường đào tạo ngành Sư phạm tiểu học năm 2020 khu vực phía Nam

  • ĐH Sư phạm TPHCM: 23,75
  • ĐH Sài Gòn: 22,8
  • ĐH Thủ Dầu Một: 24
  • ĐH Đồng Nai:19
  • ĐH Đồng Tháp: 18,5
  • ĐH Cần Thơ:22,25
  • ĐH Trà Vinh: 18,5
  • ĐH Tiền Giang: 22,5
  • ĐH An Giang:18,5

Mai Mai

Mình là Mai, có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn hướng nghiệp. Truongvietnam là một blog hướng nghiệp về ngành, nghề và việc làm cho các bạn học sinh sinh viên và những người chuẩn bị đi làm.

Nhận bài viết mỗi ngày    Nhận Lần khác

Giáo dục ngành Sư phạm chưa bao giờ đơn giản, bởi kết quả sau đào tạo của giáo dục là tri thức và nhân cách của một con người, không phải là sản phẩm được cân đo đong đếm bằng giá trị thương mại như phần lớn những ngành khác. Bởi lẽ, thầy cô là một trong những người đặt nền móng đầu tiên cho sự nhận thức thế giới bên ngoài và định hình nên tính cách cho các em sau này. Sau đây là danh sách Các trường đào tạo ngành Sư phạm ở TP Hồ Chí Minh:

1. Các trường đào tạo ngành Sư phạm ở TP Hồ Chí Minh

- Trường cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TP.HCM

- Trường đại học Văn Hiến - CS 1

- Trường Trung cấp Đông Dương - Indochina College

- Trường cao đẳng sư phạm trung ương TP. Hồ Chí Minh

- Trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM

- Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn - CS Nguyễn Văn Lượng

- Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn

- Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng

- Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM

- Trường Đại học Thể dục Thể thao TP. HCM

2. Ngành Sư phạm là gì?

Sư phạm là ngành nghề cao quý và luôn được coi trọng trong xã hội. Theo phiên âm Hán Việt: sư có nghĩa là thầy còn phạm là khuôn thước, mẫu mực. Như vậy, theo cách hiểu đơn giản nhất, sư phạm có nghĩa chỉ người thầy mẫu mực, khuôn phép. Là người thầy, bạn sẽ là tấm gương sáng cho học trò noi theo. Chọn làm việc trong ngành sư phạm đồng nghĩa với việc bạn sẽ tham gia vào sự nghiệp trồng người, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.

2. Học ngành Sư phạm ra làm gì?

- Bên cạnh Ngành Sư phạm thi khối nào thì Học ngành Sư phạm ra làm gì cũng là vấn đề nhiều thí sinh quan tâm. Như đã trình bày ở trên, khối ngành Sư phạm bao gồm nhiều chuyên ngành nhỏ khác nhau. Mỗi chuyên ngành này sẽ có cơ hội nghề nghiệp tương ứng. Nhìn chung, sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm, sinh viên có thể đảm nhận một số vị trí như:

+ Hệ thống các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường bổ túc văn hóa, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, cao đẳng, đại học trong cả nước.

+ Những cơ quan quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở, Phòng, Ban Giáo dục tại các địa phương trong cả nước.

+ Bên cạnh đó, sinh viên cũng có thể đảm nhận công việc tại những tổ chức, trung tâm trong và ngoài nước về giáo dục…

- Đây là nghề thường đòi hỏi bạn phải được đào tạo chính quy trong trường sư phạm hoặc có chứng chỉ sư phạm.

3.Một số nghề nghiệp trong ngành Sư phạm

- Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Sư phạm, sinh viên sẽ có đủ kiến thức cũng như năng lực chuyên môn để đảm nhận công việc tại nhiều vị trí khác nhau như:

- Hệ thống cơ quan quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở, Phòng, Ban Giáo dục tại các địa phương trong cả nước.

- Các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường bổ túc văn hóa, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, cao đẳng, Đại học trong cả nước.

- Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm việc tại các tổ chức, trung tâm trong và ngoài nước về giáo dục…

- Cụ thể, tùy thuộc vào chuyên ngành học mà sinh viên có thể đảm nhận những vị trí công việc khác nhau:

+ Giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học

Giáo viên mầm non và tiểu học làm việc tại các trường mẫu giáo, tiểu học [còn gọi là trường cấp I] thường được phân giảng dạy nhiều môn học. Ngoài giảng dạy, những giáo viên này thường còn chịu trách nhiệm trông nom, chăm sóc các em học sinh trong thời gian ở trường.

+ Giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông

Giáo viên trường trung học cơ sở [thường gọi là trường cấp II] và trung học phổ thông [thường gọi là trường cấp III] được đào tạo chuyên biệt về từng môn học như Văn, Toán, Lịch sử, Địa lý, tiếng Anh… Họ có nhiệm vụ giúp học sinh “đào sâu” hơn những môn học đã được giới thiệu ở trường tiểu học cũng như đến với những môn học mới.

+ Giáo viên trung học chuyên nghiệp

Yêu cầu: tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc đại học khác, tuỳ thuộc vào các chuyên ngành đào tạo của trường.

+ Giảng viên đại học, cao đẳng…

Dựa trên lĩnh vực chuyên môn, giảng viên được tổ chức thành các khoa, bộ môn. Chức năng chính của giảng viên là giảng dạy và chỉ dẫn cho sinh viên, hướng dẫn sinh viên làm nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp…

Đồng thời, những giảng viên đại học, cao đẳng do đặc thù nghề nghiệp luôn gắng theo kịp những tiến bộ trong lĩnh vực của mình bằng việc đọc những tài liệu mới, thảo luận với đồng nghiệp và các nhà chuyên môn khác, tham gia vào những hội nghị chuyên ngành…

4.Phẩm chất và kỹ năng cần có của ngành Sư phạm

- Thực tế, mỗi ngành nghề đều có những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để có thể làm việc tốt nhất trong lĩnh vực đó. Với ngành sư phạm, bạn cần có nhiều kĩ năng và phẩm chất. Cụ thể:

+ Có khả năng truyền đạt tốt cả hai phương diện nói và viết tốt để người nghe có thể hiểu được nội dung diễn tả.

+ Có sự nhẫn lại, kiên trì.

+ Có hiểu biết và khả năng nắm bắt được tâm lý người khác.

+ Là người giàu lòng yêu thương, bao dung, vị tha.

+ Có tinh thần ham học hỏi cùng khả năng truyền đạt cho người khác.

- Có thể thấy, nghề giáo đòi hỏi ở người học nhiều phẩm chất và thiên về sự mẫu mực chứ không đơn thuần yêu cầu về năng lực. Điều mà bạn cần quan tâm nhất trước khi chọn ngành sư phạm là con người và tính cách của mình. Bởi nếu bạn đi theo cái “nghiệp” nhà giáo thì bạn phải luôn tự rèn mình để trở thành tấm gương mẫu mực để học trò noi theo và xã hội quý trọng, một người thầy thương yêu học trò hết mực.

Video liên quan

Chủ Đề