Vai trò của học sinh đối với việc sử dụng mạng xã hội

Mạng xã hội hiện nay như đời sống xã hội thứ hai của phần lớn học sinh phổ thông. Thế giới mạng là ảo nhưng ảnh hưởng của nó tới học sinh là thật. Trong khi đó, sự quan tâm, định hướng của nhà trường và gia đình còn khá mờ nhạt.

  • Sử dụng mạng xã hội để chống phá Đảng, Nhà nước

  • Cử tri đề nghị tăng cường quản lý thông tin trên mạng xã hội

  • Người dùng mạng xã hội cần có kỹ năng kiểm chứng, chọn lọc thông tin

Khi mạng xã hội là tri kỷ

Đối với học sinh phổ thông, mạng xã hội là một phần không thể thiếu trong đời sống của các em. Các em có thể chia sẻ mọi thông tin của bản thân lên mạng xã hội, nhưng lại không thể tâm sự với cha mẹ. Các em tìm kiếm giải pháp cho mọi vấn đề bằng cách lên mạng tìm hiểu, nhắn tin qua mạng xã hội để hỏi bạn bè và mù quáng tin tưởng những lời khuyên mà thiếu đi sự phân tích.

Hàng loạt vụ học sinh đánh nhau từ mâu thuẫn trên Facebook cho thấy các em đang sử dụng mạng xã hội theo chiều hướng tiêu cực, đáng báo động. Điển hình như các vụ đánh nhau của học sinh do mâu thuẫn trên mạng xã hội. Các hình ảnh bạo lực này còn được người tham gia ghi lại và đưa lên Facebook. Hay mới đây, một nam sinh lớp 8 có hành vi xúc phạmnhân phẩm một ban nhạc Hàn Quốc và cộng đồng hâm mộ họ trên Facebook khiến bản thân, gia đình và cả gia đình bị hăm dọa.

“Lời khuyên của bạn bè qua mạng xã hội nhiều và đa dạng, nhưng chủ yếu là hùa vào và tâm lý đám đông. Nếu không tỉnh táo thì rất dễ bị cuốn vào và đẩy sự việc đi xa, khó kiểm soát. Lúc ấy, dù có muốn tìm lời khuyên nào đó của người lớn cũng không dễ vì áp lực đám đông rất khó chịu, gần như không thể chống lại”, em Trần Nguyễn Thu Trang, học sinh lớp 10 Trường Trung học phổ thông Đại Mỗ [quận Nam Từ Liêm, Hà Nội] chia sẻ.

Có khá nhiều học sinh cho biết không muốn tìm tư vấn của người lớn mà thường chia sẻ sự việc trong nhóm kín chỉ có bạn bè cùng lứa tuổi. Đối với các em thì “cách giải quyết của người lớn không nhanh, không hiệu quả và chúng em hoàn toàn tự giải quyết được”… và phần lớn các em tin vào những lời khuyên xuất phát từ mạng xã hội không một chút đắn đo.

“Chúng tôi thường nói với học sinh hãy chia sẻ với bố mẹ, với thầy cô giáo khi sự việc còn đơn giản. Đừng để đến lúc phức tạp thì hậu quả sẽ khôn lường. Thế nhưng, khi chúng tôi tiếp cận được thì sự việc đã trở nên quá khó để giải quyết, hậu quả nhìn thấy đã quá lớn. Chúng tôi có cảm giác, đối với các em, mạng xã hội như một người bạn thân thiết và đáng tin hơn rất nhiều”, thầy Chu Đăng Thiện, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Yên Bài A [huyện Ba Vì, Hà Nội] tâm sự.

Sự loay hoay của người lớn

Nhiều phụ huynh "than trời" khi thấy con mình nghiện mạng xã hội. Họ tìm mọi cách ngăn cản, kiểm soát thời gian trực tuyến của con mình bằng cách tịch thu điện thoại, không lắp thiết bị Internet ở nhà. Thế nhưng, tất cả những việc làm đó cũng không kéo con họ trở lại gần gũi và chia sẻ với bố mẹ.

“Con tôi tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để truy cập mạng xã hội. Mở mắt ra là nó vớ ngay cái điện thoại. Đi học về, việc đầu tiên là chui vào một góc nhà rồi cắm mặt vào điện thoại, tay bấm liên hồi. Những câu chuyện giữa hai mẹ con thưa thớt dần dù tôi đã rất cố gắng chủ động hỏi’, chị Nguyễn Như Hoa [Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội] tâm sự.

Đó cũng là chia sẻ của rất nhiều phụ huynh có con trong độ tuổi mới lớn. Họ coi chiếc điện thoại của con là nguyên nhân và tìm đủ mọi cách để cách ly con mình với nó. Thế nhưng, có một thực tế là họ không thể cấm con sử dụng điện thoại do những liên quan trong cuộc sống.

Theo một nghiên cứu của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, có mối tương quan chặt chẽ giữa thời gian sử dụng mạng với hành vi phạm tội và đạo đức của thanh, thiếu niên. Hơn 70% thanh, thiếu niên dùng mạng để chơi game trung bình 4 - 5 tiếng/ngày có hành vi phạm tội cao hơn hẳn so với người sử dụng thấp hơn.

Nghiên cứu này chỉ rõ, hành vi của con người chính là hành vi tập nhiễm. Nếu các em sử dụng game online nhiều, trang web đen thì mô hình, hành vi đó nhiễm vào trong nhận thức của mỗi em. Nhiều hành vi ở ngoài cuộc sống là vô đạo đức, không lành mạnh thì ở trên mạng lại được cổ vũ. Trẻ em dễ nhầm lẫn hành vi trong game với hành vi trong thực tế. Ví dụ như việc chém giết hay tước đoạt lợi ích của người khác khi chơi game lại được coi là hành vi anh hùng. Điều này lý giải vì sao nhiều tội phạm vị thành niên khi bị bắt đều khai rằng hành vi đó học qua mạng, phim ảnh, chơi game.

“Tôi thực sự lo lắng sau khi nghe câu chuyện về một bệnh nhân 14 tuổi bị nghiện Facebook ở Hà Nội khi bệnh nhân này vào mạng internet 12 - 14 tiếng mỗi ngày, đi học về là đóng cửa phòng chỉ dùng Facebook. Nhiều người nói không nên cấm mà hãy hướng dẫn con dùng mạng xã hội cho đúng bởi những lợi ích của mạng xã hội và sự thật là cũng không thể cấm được”, chị Trần Thị Bình [phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội] cho biết.

Cấm hay không cấm con sử dụng mạng xã hội? Đó là câu hỏi luôn làm đau đầu các bậc cha mẹ, bởi cấm cũng không nổi mà cho phép thì lại không yên tâm.Thế nên, ngay lúc này, sự quan tâm, định hướng của gia đình và nhà trường là rất cần thiết.

Bài cuối: Cần định hướng của gia đình và nhà trường

Nguyễn Cúc [TTXVN]

Học sinh với mạng xã hội - Bài 1: Muôn mặt của mạng xã hội

Nhiều năm trở lại đây, Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng đã cung cấp một lượng lớn thông tin, trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ cuộc sống, công việc, giải trí cho con người. Tuy nhiên, tác hại và hệ lụy kéo theo cũng không ít nhất là với những ai sử dụng mạng xã hội quá đà hoặc thiếu hiểu biết.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Học sinh với mạng xã hội,
  • mạng xã hội,
  • Facebook,
  • thế giới ảo,

21/12/2016 09:35

Một thực tế hiện nay, ở hầu hết các trường vẫn chưa nhìn thấy được tác dụng của mạng xã hội. Minh chứng cho vấn đề này là ở hầu hết các buổi sinh hoạt nội quy đầu năm, sinh hoạt chủ nhiệm, từ lãnh đạo đến giáo viên ở các trường phổ thông thường nhắc nhở, răn đe và cảnh giác học sinh trong việc sử dụng các trang mạng xã hội, nhất là Facebook. Ðó là điều cần thiết và nên đưa vào nội quy học sinh, kể cả việc sử dụng điện thoại trong nhà trường.

Các em học sinh đang thực hiện phần thi trên mạng.

Tuy nhiên, bên cạnh những điều mọi người cảm nhận không tốt về nó thì mạng xã hội vẫn có mặt tích cực của nó mà chúng ta cần phải phát huy. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã tạo những điều kiện và cơ hội cho mọi người giao lưu, liên kết, chia sẻ sở thích, sự quan tâm, ý tưởng, những việc làm bằng các phương tiện truyền thông hiện đại - nhất là sự phát triển ngày càng đa dạng của internet, trong đó có mạng xã hội.

Hiện nay, tỷ lệ học sinh sử dụng mạng xã hội rất lớn, nhưng đa phần đều muốn dừng lại ở việc trao đổi thông tin liên lạc, học hành giữa phụ huynh với nhà trường, giữa phụ huynh với học sinh và giữa học sinh với nhau. Đa số các trường đều có trang mạng thông tin riêng, kể cả Bộ GD&ÐT cũng có chương trình “Trường học kết nối” để giáo viên và học sinh có thể trao đổi thông tin, song sức hấp dẫn và sự tiện lợi về thông tin không bằng các trang mạng xã hội.

Ðối với học sinh, những tiện ích mà mạng xã hội mang lại như sử dụng nó trong học tập, giao tiếp và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp là không thể phủ nhận. Ngoài ra, rất nhiều học sinh, sinh viên từ các trường đại học khác nhau trên mọi miền Tổ quốc đã lập ra những trang giúp đỡ nhau học tập tiếng Anh hoặc các môn học chuyên ngành. Ðây là một trong những kênh giúp các bạn nâng cao hiệu quả học tập, chia sẻ kiến thức và tài liệu.

Cũng như nhiều thành tựu khoa học - kỹ thuật khác, mạng xã hội được sáng tạo và phát triển là nhằm phục vụ lợi ích của xã hội. Tuy nhiên, sử dụng nó như thế nào, sẽ chịu tác động tích cực hay tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào mỗi con người. Không thể phủ phận những mặt tích cực mà mạng xã hội đã mang lại, nó giúp học sinh hiểu biết, tiếp thu, nâng cao được tầm hiểu biết, tri thức, kiến thức cũng như tìm hiểu được nhiều hơn ngoài kiến thức trên ghế nhà trường. Trong xã hội thông tin, nếu giới trẻ hôm nay nắm vững được công cụ hữu ích này sẽ trở thành chủ nhân của một đất nước vững bước hội nhập vào thế giới toàn cầu ngày mai./.

Bài và ảnh: Hoàng Nên

Video liên quan

Chủ Đề