Cách giặt quần áo bằng tay

Cuộc sống hiện đại, ai cũng đều có thể sắm cho ngôi nhà mình chiếc máy giặt với công nghệ mới. Thế nhưng, thói quen giặt đồ bằng tay - không bao giờ cho là lỗi thời. Vậy bạn đã biết cách giặt đồ bằng tay sao cho đúng cách hay chưa?

Từ khi có sự xuất hiện của máy giặt, máy sấy, công việc giặt giũ ngày càng trở nên thuận tiện hơn. Chính vì thế, việc giặt đồ bằng tay sẽ không còn là nỗi ám ảnh đối với những ai đi làm bận rộn, không có thời gian để giặt giũ!

Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách giặt đồ bằng tay sao cho đúng đâu nhé! Hãy tham khảo cách giặt quần áo ngay dưới đây:

1 Chú ý đến các kí hiệu trên nhãn mác quần áo

Trên quần áo, nhãn mác thường cung cấp một số thông tin cơ bản về sản phẩm mà nhà sản xuất muốn nhắn nhủ tới người tiêu dùng. Trong đó, bạn cần chú ý đến các kí hiệu giặt khuyên dùng, gồm có: nhiệt độ, phương pháp sấy và một số điểm lưu ý giặt [nếu có].

Phần lớn, chúng ta đều bỏ qua việc làm này! Đây là công đoạn rất quan trọng để giúp bạn kéo dài tuổi thọ của quần áo, tránh bị hư hỏng đáng tiếc xảy ra!

2 Phân loại quần áo

Giặt quần áo bằng tay, có nên phân loại hay không? Có nhé! Bạn có thể phân loại đồ theo tiêu chí như sau:

  1. Màu sắc

Phân loại đồ trắng và đồ màu, nhằm hạn chế tình trạng lem màu sang những quần áo khác.

  1. Mức độ bẩn

Việc phân loại mức độ bẩn cũng rất quan trọng, bởi vì vết bẩn có thể sẽ bị dấy sang quần áo khác, hoặc sẽ còn bám dai dẳng, khó tẩy sạch sau này.

Một số vết bẩn khá phổ biến:
  • Vết dầu mỡ, dầu nhớt: Cho chất tẩy lên mặt sau của vết ố, để khoảng 3 phút rồi giặt bằng tay.
  • Vết máu: Ngâm vào nước lạnh khoảng 15 phút, ngâm xà phòng hoặc thuốc tẩy khoảng 5 phút rồi giặt.
  • Vết thức ăn, nước sốt cà: Ngâm – vò quần áo trong nước khoảng 20 phút, rồi giặt với xà phòng.

Cần phân loại vết dơ trước khi giặt quần áo

Như vậy, lợi ích của việc phân loại quần áo theo vết bẩn, sẽ giúp bạn dễ dàng làm sạch hơn. Hãy nhớ xử lý sơ các vết bẩn trước khi tiến hành các công việc giặt sạch kế tiếp.

3 Chọn nhiệt độ giặt giũ

Công đoạn này hay bị bỏ qua, vì nhiều người cảm thấy nó không quan trọng. Thế nhưng, việc chú ý đến nhiệt độ giặt cũng đem lại hiệu quả giặt sạch. Đó cũng là một trong những lí do vì sao máy giặt hiện đại lại có thêm chức năng giặt nước nóng vô cùng thuận tiện!

Với mỗi chất liệu vải thường có nhiệt độ giặt khác nhau, ví dụ:

  • Quần áo ra màu, quần áo dễ bị co rút vải: chọn nhiệt độ nước giặt 30 độ C
  • Quần áo vải lanh, cotton, vải len tổng hợp [nói chung làm từ vải sợi]: chọn nhiệt độ nước giặt 40 độ C
  • Quần áo vải nilon, cotton tổng hợp: chọn nhiệt độ nước 50 độ C
  • Drap trải giường, quần áo trẻ em, khăn tắm: chọn nhiệt độ nước 60 độ C
  • Quần áo vải lanh, cotton màu trắng, dễ bị bám bẩn: chọn nhiệt độ nước 90 độ C.

Như vậy, việc giặt quần áo bằng tay bạn cần chú ý đến việc chọn nhiệt độ giặt sao cho thích hợp. Bởi vì, nếu giặt nước quá nóng, quần áo sẽ dễ bị co lại. Trong khi, với nước quá lạnh thì các vết bẩn trên quần áo sẽ còn bám dai dẳng.

4 Chọn dùng bột giặt phù hợp

Khi giặt đồ bằng tay, bạn cần tránh chọn bột giặt dành cho máy nhé! Bột giặt tay thường có độ tẩy thấp hơn bột giặt máy, nhưng lại cho ra nhiều bọt hơn.

Ngoài ra, bạn có thể chọn nước giặt để mang lại hiệu quả giặt sạch tốt hơn, mức độ hòa tan nhanh chóng hơn bột giặt nên không để lại cặn xà phòng trên quần áo. Tuy nhiên, nước giặt thường có giá tốn kém hơn!

Chọn đúng bột giặt, nước giặt khi bạn giặt quần áo bằng tay

5 Ngâm quần áo

Bạn có bao giờ để ý: nên cho nước vào trước, hay cho nước vào sau khi đặt quần áo trong chậu, hay không? Có lẽ ít ai chú ý đến việc này!

Thật sự, với áp lực nước mạnh xả ra từ vòi, có thể làm biến dạng các kết cấu của sợi vải và làm cho chất tẩy rửa khó có thể phát huy hết công dụng. Do đó, bạn cần cho nước và bột giặt [thuốc tẩy] vào trước khi cho quần áo vào chậu nhé!

6 Xả quần áo

Sau khi quần áo được giặt sạch với xà phòng, bạn cần đẩy quần áo lên – xuống trong chậu nước cho đến khi nào hết xà bông. Tiếp đó, bạn chỉ cần lấy lượng nước xà vừa đủ với số lượng quần áo, cho vào chậu nước sạch và ngâm quần áo khoảng 15 phút.

7 Phơi quần áo

Đồ giặt bằng tay, bạn cần chú ý đến việc phơi quần áo sao cho đồ không xuất hiện mùi hôi mốc.

Bởi vì, khi dùng tay để vắt quần áo sẽ không khô bằng so với việc bạn sử dụng máy sấy. Cộng với việc nếu không có đủ nắng, thoáng gió thì dù đồ có kẹp trên móc quần áo cũng sẽ dễ bị vi khuẩn xâm hại và gây ra mùi hôi khó chịu.

Nếu quá bận rộn, hãy nghĩ ngay đến 1 trong các mẫu máy giặt đang rất HOT dưới đây nhé:

Hy vọng một số chia sẻ phía trên sẽ giúp bạn cải thiện hơn về cách giặt quần áo bằng tay sao cho đúng cách rồi nhé!

Các bước

Phần 1

Phần 1 của 3:

Chọn chất tẩy rửa phù hợp

  1. 1

    Chọn chất tẩy rửa dịu nhẹ dành cho quần áo mỏng manh. Nước giặt dịu nhẹ có thể sử dụng cho hầu hết các loại quần áo, miễn là chất liệu không quá mỏng manh [lụa, ren, len hoặc vải dệt kim mỏng]. Những thương hiệu như Omo hoặc Lix là lựa chọn mà bạn có thể cân nhắc.[1]

    • Nếu gấp thì bạn cũng có thể sử dụng bột giặt thông thường như Tide hoặc Aba cho quần áo mỏng manh, ngoại trừ đồ làm bằng ren, lụa hoặc len.
    • Bạn cũng có thể sử dụng dầu gội em bé hoặc xà phòng lỏng dịu nhẹ.

  2. 2

    Sử dụng nước giặt khô không cần xả lại đối với lụa và ren. Đối với vật liệu mỏng manh như lụa và ren, bạn nên sử dụng loại nước giặt nào đó không cần xả lại sau khi đã ngâm cùng với quần áo trong nước hoặc xịt trực tiếp lên đồ. Như vậy, quần áo lụa và ren sẽ được làm sạch dễ hơn và hạn chế việc bị hư hỏng do giặt giũ quá nhiều.[2]

    • Bạn có thể tìm mua dung dịch giặt khô trên mạng hoặc khu vực chất tẩy rửa trong siêu thị. Một số loại nước giặt khô đa năng phổ biến là Quick và Blue Coral.

  3. 3

    Sử dụng hợp chất tẩy rửa có thành phần lanolin để làm sạch len và vải dệt kim tốt. Lanolin [còn được gọi là sáp len hoặc mỡ len] là một loại dầu tự nhiên mà loài cừu tiết ra để chống thấm cho lớp lông của chúng. Lanolin cũng giúp quần áo bằng len hoặc vải dệt kim trở nên mềm hơn. Lanolin sẽ bám lại trên bề mặt vải và giúp quần áo mềm mịn cũng như không bị hư hỏng trong quá trình giặt.[3]

    • Bạn có thể tìm mua dung dịch tẩy rửa chứa lanolin trên mạng hoặc khu vực chất tẩy rửa trong siêu thị.

Phần 2

Phần 2 của 3:

Giặt quần áo bằng tay

  1. 1

    Giặt riêng quần áo màu sáng và tối. Trước tiên, bạn có thể bắt đầu với những món đồ có màu sáng nhất. Quần áo có màu tối hơn thì để giặt sau cùng. Hãy giặt mỗi lần một món để quần áo không bị lem màu với nhau.[4]

    • Nếu món đồ mới nào đó được nhuộm hoặc có màu, bạn nên giặt riêng trong chậu hoặc bồn rửa để màu không lem sang quần áo khác.

  2. 2

    Cho nước vào hai chậu. Bạn nên dùng loại chậu lòng sâu có thể chứa ít nhất một món quần/áo. Bạn cũng có thể sử dụng bồn rửa để làm chậu giặt. Cho nước ấm tầm 29 độ C [hoặc vừa đủ để nhúng tay vào được] vào đầy ¾ cả hai chậu. Nước quá nóng có thể khiến quần áo bị lem màu, còn nước quá lạnh sẽ không làm sạch vết bẩn hiệu quả.[5]

    • Nếu bạn lo quần áo bị co rút, hãy cho nước lạnh vào cả hai chậu nhằm hạn chế tình trạng vải bị co rút do nhiệt.
    • Bạn có thể sử dụng cùng một chậu nước để giặt quần áo có màu tương tự nhau, chẳng hạn như chậu dành cho đồ màu sáng riêng và màu tối riêng.

  3. 3

    Thêm dung dịch tẩy rửa vào một chậu. 1 thìa cà phê [khoảng 5 gam] chất tẩy rửa có thể giặt sạch 1 món quần/áo. Bạn hãy pha dung dịch/bột giặt vào nước theo tỷ lệ thích hợp với lượng quần áo.[6]

  4. 4

    Giặt quần áo trong dung dịch vừa pha. Cho quần áo vào chậu dung dịch gồm nước và chất tẩy rửa rồi nhúng cho đồ vừa ngập. Sau đó, bạn dùng tay nhẹ nhàng di chuyển quần áo trong nước để vết bẩn được đánh bay. Bạn cần xoay quần áo tới lui trong nước khoảng 3 phút hoặc đến khi món đồ có vẻ sạch.

    • Không nên vò, vắt hoặc chà xát quần áo trong nước vì như vậy có thể khiến quần áo bị hỏng.
    • Không ngâm quần áo trong nước giặt lâu hơn 3-4 phút vì vải có thể bị co rút.

  5. 5

    Xả lại quần áo trong chậu thứ hai. Sau khi đã giặt sạch, bạn hảy lấy quần áo ra rồi cẩn thận cho vào chậu nước sạch còn lại. Xả lại bằng cách nhúng lên nhúng xuống trong nước khoảng 3 phút. Thao tác này sẽ giúp loại bỏ xà phòng còn vương trên quần áo.[7]

    • Kiểm tra xem quần áo đã sạch chưa, còn xà phòng hay không. Nếu vẫn còn dính xà phòng, bạn hãy đổ nước trong chậu đi và xả quần áo lại với nước sạch lần nữa.
    • Nếu bạn đang sử dụng dung dịch giặt khô thì có thể bỏ qua bước này.

Phần 3

Phần 3 của 3:

Phơi quần áo

  1. 1

    Không nên vắt quần áo. Hạn chế việc xoắn và vắt quần áo để làm khô. Thao tác này có thể ảnh hưởng đến kết cấu vải và làm hỏng quần áo. Thay vào đó, bạn hãy nhấc quần áo lên và để nước thừa nhỏ xuống bồn hoặc chậu rửa.[8]

  2. 2

    Phơi khô quần áo trên mặt phẳng. Hãy trải quần áo ướt lên mặt phẳng sạch như kệ bếp hoặc mặt bàn. Chỉnh sửa sao cho quần áo nằm thẳng và đúng như hình dạng vốn có.[9]

    • Bạn cũng có thể trải quần áo nằm thẳng lên giàn phơi, lưu ý là không treo đồ trên giá theo chiều dọc. Việc phơi đồ theo theo chiều dọc có thể làm giãn quần áo.

  3. 3

    Lật quần áo để cho khô hoàn toàn. Bạn cần chờ từ 2-4 tiếng để quần áo khô một mặt, sau đó lật quần áo lại để phơi tiếp mặt kia. Bạn có thể để như vậy qua đêm và kiểm tra vào sáng hôm sau xem cả hai mặt đã khô chưa.

Chú ý đến các kí hiệu trên nhãn mác quần áo

Nhãn mác trên quần áo là nơi chứa các ký hiệu thông tin cơ bản về sản phẩm mà nhà sản xuất muốn nhắn nhủ tới người tiêu dùng. Bạn cần chú ý đến các ký hiệu trên quần áo khuyên dùng như nhiệt độ nóng lạnh phù hợp, phương pháp sấy và một số điểm lưu ý giặt [nếu có].

Đa phần mọi người đều bỏ qua bước này và giặt giũ như bình thường, tuy nhiên, mỗi loại quần áo, chất liệu da, len, lụa, cotton hay lông vũ sẽ có mỗi cách giặt khác nhau. Đây là công đoạn rất quan trọng để giúp bạn kéo dài tuổi thọ của quần áo, tránh bị hư hỏng đáng tiếc xảy ra.

Chú ý đến nhãn trên quần áo

Giặt tay là gì ?

Ngay cả khi nói “giặt tay”, có nghĩa là có 2 cách giặt:

  1. Trước hết, là giặt quần áo bằng chính đôi tay của bạn.
  2. Và cách còn lại là sử dụng chế độ giặt như giặt tay của máy giặt.

Một số loại máy giặt được trang bị chế độ giặt tay, nhưng nếu bạn muốn giặt theo cách nhẹ nhàng hơn với quần áo của mình, tốt nhất là bạn nên giặt bằng chính đôi tay của mình.

Chế độ giặt tay của các máy giặt hiện đại được thiết kế để lượng nước khi giặt và khi vắt nhẹ hơn so với chế độ tiêu chuẩn, do đó sẽ giảm thiểu hư hại cho trang phục của các bạn, nếu như bạn muốn công việc giặt giũ trở nên dễ dàng và tiện lợi và không tốn quá nhiều thời gian, công sức.

Tuy nhiên, máy móc cũng có phần hạn chế và chắc chắn sẽ gây thiệt hại không ít cho trang phục do sự ma sát. Vì vậy, tốt nhất là nên giặt tay để giảm bớt hư hại cho các loại trang phục.

Hướng Dẫn Giặt Đồ Bằng Tay Đúng Cách, Sạch Hơn Ra Tiệm

1. Đọc kỹ thông tin trên nhãn mác quần áo

Các ký hiệu trên nhãn mác quần áo chính là chú thích về cách giặt đồ mà nhà sản xuất muốn gửi đến người dùng. Thế nhưng, phần lớn chúng ta đều bỏ qua công đoạn quan trọng này.

Thông tin trên nhãn mác giúp bạn biết được cách giặt quần áo nhanh và sạch hiệu quả, cùng những lưu ý khi giặt; tránh mắc phải những sai lầm... Qua đó, giúp bảo quản những "bộ cánh" yêu thích bền hơn, không bị phai màu, hư hỏng...

2. Phân loại đồ theo chất liệu, màu sắc

Hiện nay, trang phục được sản xuất với nhiều loại chất liệu và màu sắc cũng được nhuộm đa dạng hơn rất nhiều. Vậy nên, trong quá trình giặt giũ, chúng ta cần phân loại chất liệu của mẻ đồ. Điều này nhằm tránh làm hư hỏng vải trong quá trình giặt đồ bằng tay.

Phân loại đồ khi giặt là bước vô cùng quan trọng

Ngoài ra, bạn cũng cần phải phân loại màu sắc, nhất là đồ màu với trắng. Như vậy, chúng có thể giúp bạn tránh tình trạng lem màu sau khi giặt xong. Đây là một trong những lưu ý quan trọng trong cách giặt quần áo đúng cách bạn phải ghi nhớ.

Video liên quan

Chủ Đề