Cách giữ bình tĩnh khi tiêm

Tiến sĩ Frank Lipman là người sáng lập và là giám đốc của Trung tâm sức khỏe Wellness Eleven Eleven ở thành phố New York đã có bài viết stress và 8 cách hiệu quả để giảm chứng bệnh tâm lý này và lấy lại bình tĩnh một cách nhanh chóng. Tiến sĩ Lipman khuyến cáo những người bị stress không nên dùng rượu, các chất gây nghiện để tìm kiếm sự bình tĩnh.

Thực hiện bài thở bụng

Bạn có thể tập thở bụng ở bất cứ đâu, trong xe hơi, trên xe lửa hoặc trên đường đi làm hoặc tại bàn làm việc trong khi chờ đợi cuộc hội nghị tiếp sau. Dưới đây là cách thực hiện:

Tìm một chỗ thoải mái, ngồi thẳng lưng trên một chiếc ghế, hoặc nếu không gian cho phép thì nằm xuống.

Đặt tay lên bụng

Mím miệng nhẹ nhàng và lưỡi đặt chạm hàm trên và thở bằng mũi. Nếu mũi của bị nghẹt vì lý do cụ thể nào đó, bạn có thể thở bằng miệng.

Hít sâu và chậm, cảm nhận được cơ hoành của bạn di chuyển xuống phía dưới và bụng phình lên. Bàn tay đặt trên bụng sẽ cảm thấy việc phình bụng giống như một quả bóng đang được bơm căng lên.

Cuối nhịp hít, đừng giữ hơi thở – để bụng tự động xẹp dần xuống khi thở ra.

Cố gắng tống hết không khí ra khỏi phổi. Nhịp thở ra thông thường nên dài gấp đôi khi hít vào, nhớ thư giãn.

Lặp lại quá trình này, tập trung vào bàn tay ở trên bụng lên xuống theo nhịp thở.

Tự xoa bóp tai

Nghe có vẻ kỳ cục, nhưng đây thực sự là một cách giảm stress hiệu quả. Nếu bạn cần làm tiêu tan căng thẳng một cách nhanh chóng và kín đáo tại bàn làm việc, hãy thử xoa bóp đôi tai của bạn, từ dái tai đến đỉnh tai, dùng áp lực nhẹ nhàng khi di chuyển lên xuống nhiều lần, cho đến khi bản thân bạn bắt đầu cảm thấy thư giãn.

Xoa bóp kiểu này – hãy nghĩ nó như là một lần châm cứu miễn phí – sẽ giúp kích hoạt các điểm huyệt của tai và gửi các thông điệp êm dịu tới hệ thần kinh, từ đó sẽ vỗ về phản ứng làm căng thẳng cơ thể.

Gõ huyệt xua đuổi căng thẳng

Một loại biện pháp khác dựa trên cơ sở bấm huyệt mà bạn có thể làm hầu như ở bất cứ nơi nào là Kỹ thuật Tự do với Cảm xúc [EFT], còn được gọi là bài gõ nhẹ. Nhiều người thấy nó là một công cụ tuyệt vời giúp họ tiêu tan căng thẳng một cách nhanh chóng khi họ không có thời gian.

EFT là một kỹ thuật tự chăm sóc đơn giản, bằng cách gõ lên những điểm hoặc những vị trí cụ thể trên hệ thống kinh lạc của cơ thể giúp kích thích và kích hoạt năng lượng dự trữ và sức mạnh tự hồi phục của cơ thể.

Thiền định

Bạn cần bình tĩnh trước một cuộc họp quan trọng hoặc một buổi thuyết trình lớn? Khi thiền định bạn không cần phải ngồi được thế hoa sen. Chỉ cần nắm lấy một chiếc ghế, nhắm mắt lại và chỉ trong thời gian ba phút nghỉ giữa giờ để kiểm soát sự căng thẳng, thông qua hướng dẫn thiền định siêu đơn giản này cho cả người mới bắt đầu và chuyên nghiệp.

Nghe nhạc

Âm nhạc thực sự có khả năng làm dịu. Khi căng thẳng bắt đầu ập đến, hãy với lấy tai nghe, bật nhạc lên, cố thử loại gì đó có tác dụng làm thanh thản, và ngồi lặng lẽ trong một vài phút. Bạn cũng có thể thử nghe những âm thanh tự nhiên [ví dụ như tiếng nước suối sủi bọt, tiếng những con sóng vỗ, âm thanh của các con vật, vv], thánh ca, nhạc cổ điển hay khí nhạc đều giúp làm chậm lại quá trình sản sinh các kích thích tố gây căng thẳng.

Hãy ngửi thứ gì đó tuyệt vời

Khi đến một spa một trong những điều đầu tiên mà mọi người cảm nhận thấy, bên cạnh sự thanh bình và yên tĩnh là mùi hương spa thư thái gần như lập tức làm chúng ta dịu lại, ngay cả với những người căng thẳng nhất. Khi bạn nhận thấy mức độ căng thẳng bắt đầu tăng, hãy vận dụng sức mạnh của hệ thống khứu giác và hạ hỏa nhanh chóng bằng cách hít một hơi tinh dầu êm ả.

Hãy điểm vài cái tên của các loại tinh dầu làm dịu phổ biến nhất: hoa oải hương, cỏ vetiver, gỗ đàn hương và dầu cây ngọc lan tây. Nhỏ vài giọt lên da của bạn hay vào một miếng bông và hãy hít vào, sự căng thẳng của bạn sẽ biến mất. Hãy giữ một số ở trong túi và để tại văn phòng và điều đó sẽ giúp tình trạng khó chịu của bạn biến mất khi bạn cảm thấy sự căng thẳng đang bắt đầu kéo đến.

Cười thật nhiều

Chúng ta đều biết rằng tập thể dục là điều cần thiết để có sức khỏe tốt và để kiểm soát được mức độ căng thẳng, nhưng đôi khi bạn cần bỏ đi thói quen tập thể dục cũ. Lần sau, khi bạn có một ngày thực sự khó khăn, thay vì đau khổ với máy chạy bộ, hãy thử một lớp yoga.

Một buổi học yoga đầy ắp tiếng cười sẽ kích hoạt việc phóng thích thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể, làm cơ thể bạn thư giãn với tất cả các cảm giác dễ chịu và làm tiêu tan sự căng thẳng trong ngày. Và bạn sẽ tự nhiên cười nhiều.

Hà Anh [Theo Drfranklipman]


Phản ứng liên quan đến lo lắng khi tiêm chủng là hiện tượng cá nhân và/hoặc nhóm đối tượng tiêm chủng phản ứng với bất cứ việc tiêm chủng nào. Phản ứng này có thể xảy ra trước hoặc sau khi tiêm chủng bất kỳ loại vắc xin nào, không liên quan đến các thành phần có trong vắc xin. Có thể có các biểu hiện:

Trẻ bị xỉu là phản ứng khá phổ biến, thường xảy ra ở những trẻ trên 5 tuổi, nếu bị xỉu do sợ tiêm chủng thì không cần phải xử trí gì ngoài việc đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng và cho trẻ nghỉ ngơi. Bệnh nhân cần được cách ly để tránh ảnh hưởng tới các đối tượng khác. Phòng tránh hiện tượng trên bằng cách giảm thiểu căng thẳng cho đối tượng đang chờ tiêm như giảm thời gian chờ đợi, phòng chờ thoáng mát, khâu chuẩn bị vắc xin và quá trình tiêm chủng cho các đối tượng khác không nên để  người sẽ được tiêm quan sát được. Việc tiêm vắc xin được thực hiện cho từng đối tượng riêng biệt tránh làm ảnh hưởng tới các đối tượng khác.

Cán bộ y tế tư vấn trước khi tiêm chủng

Các triệu chứng do lo lắng khi tiêm chủng có thể dẫn đến các biểu hiện thường gặp khác như: thở nhanh, choáng váng, chóng mặt, vã mồ hôi.

Trẻ nhỏ có thể có phản ứng theo một cách khác, nôn là triệu chứng chung do lo lắng. Ngừng thở cũng có thể xảy ra, triệu chứng này có thể hết sau khi trẻ bị bất tỉnh thoáng qua trong chốc lát. Trẻ cũng có thể hét lên do sợ tiêm hoặc bỏ chạy. Lo sợ khi tiêm cũng có thể dẫn đến co giật trong một số trường hợp. Những phản ứng này không liên quan đến các thành phần có trong vắc xin, nhưng liên quan đến việc tiêm chủng.

Có thể xẩy ra phản ứng lan truyền trong một nhóm đông, điều này gặp phổ biến ở các chiến dịch tiêm chủng cho nhiều trẻ lớn, người lớn, đặc biệt là nếu đối tượng nhìn thấy một người sau khi được tiêm chủng bị lả đi hay nhìn thấy một số phản ứng khác của người được tiêm chủng. Nếu người cán bộ y tế thực hiện tiêm chủng biết giải thích rõ về tiêm chủng và bình tĩnh, tự tin khi thực hiện tiêm chủng sẽ làm giảm mức độ lo lắng về tiêm của đối tượng được tiêm chủng và do đó làm giảm khả năng gây ra phản ứng lo sợ sau tiêm chủng.

Lưu ý khi khi chẩn đoán

Cũng cần lưu ý là ngất có thể được chẩn đoán nhầm là sốc phản vệ. Nhân viên y tế cần phải phân biệt rõ hai trạng thái để tránh cấp cứu, xử trí không cần thiết đối với các trường hợp như vậy sẽ làm tăng phản ứng lo sợ do tiêm chủng.

Trong thời gian vừa qua khi tổ chức chiến dịch tiêm văc xin sởi-rubella trong giai đoạn 1 thực hiện chủ yếu cho nhóm trẻ từ 1 đến 5 tuổi trong đó một số địa phương tổ chức tiêm chủng cho nhóm đối tượng từ 1 đến 14 tuổi. Hiện tượng phản ứng sau tiêm chủng do lo sợ khi tiêm chủng có xẩy ra ở một số nơi bao gồm các hiện tượng: đau đầu, mệt xỉu đồng loạt đối với một số học sinh khi tham gia tiêm chủng tại điểm tiêm trong nhà trường. Hiện tượng trên thường gặp ở nhóm trẻ lớn tuổi [11 - 14 tuổi]. Đây là hiện tượng tâm lý tập thể có thể xảy ra đối với các cháu quá lo sợ khi có một yếu tố tác động đến tâm lý ở đây là yếu tố tiêm tại các điểm tiêm trường học, do các cháu tập trung đông, dễ bị tác động lan truyền khi nghe thấy hay nhìn thấy một bạn trong lớp, trong trường bị hiện tượng trên. Việc cách ly những đối tượng có biểu hiện trên tại phòng riêng hoặc xử trí tại cơ sở y tế với việc sử dụng liệu pháp tâm lý sẽ giúp trẻ ổn định tinh thần.

Dự án TCMR

Theo Ths.Bs.Nguyễn Thị Hà [Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội], tiêm chủng là cách duy nhất bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phổ biến nhưng tiêm chủng lại thường mang đến cảm giác lo lắng cho cả mẹ và bé.

Để hạn chế tối đa những diễn biến xấu có thể xảy ra trong quá trình tiêm chủng cho trẻ, bác sĩ Hà cho rằng, các phụ huynh nên tìm hiểu trước về các văc-xin con bạn sẽ phải tiêm, những phản ứng trẻ có thể gặp phải sau khi tiêm, cách giảm bớt những khó chịu cho bé, cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng. “Tuyệt đối thực hiện theo các hướng dẫn chăm sóc trẻ của bác sỹ trước, trong và sau khi tiêm chủng” – bác sĩ Hà nhấn mạnh. Sau đây là 5 cách đơn giản để giúp trẻ giảm đau sau tiêm chủng.

nguồn của Trang Thu-Báo Lao động thủ đô

Video liên quan

Chủ Đề