Cách hết mệt mỏi, uể oải

Cơ thể mệt mỏi uể oải là biểu hiện thường gặp không chỉ ở người lớn tuổi mà cả người trẻ tuổi. Mệt mỏi khiến cơ thể có cảm giác uể oải, kiệt sức, không có tinh thần học tập, làm việc. Nếu kéo dài sẽ suy giảm sức khỏe nghiêm trọng.

VÌ SAO CƠ THỂ MỆT MỎI UỂ OẢI

Hầu hết chúng ta đều từng trải qua thời điểm mà người cảm thấy mệt mỏi uể oải. Nó có thể xuất hiện khi bạn mất ngủ, ngủ không đủ giấc, ăn uống kém, làm việc quá sức, hoặc do mắc cảm cúm. Nhưng khi cơ thể uể oải mệt mỏi kéo dài liên tục khiến cơ thể mất năng lượng, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn và đó cũng là lúc bạn nên đi gặp bác sỹ.

Khi xuất hiện vấn đề về sức khỏe – tinh thần hoặc đảo lộn nhịp sinh học, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ chống lại các điều đó và tiêu tốn nhiều năng lượng. Các triệu chứng nhẹ đến nguy hiểm như cảm cúm, ung thư đều khiến cho người bệnh mỏi mệt. 

Mỏi mệt kéo dài có thể là do thói quen sinh hoạt, do tâm lý – tinh thần. Nghiêm trọng hơn là triệu chứng của bệnh lý mà bạn không ngờ tới. Nhiều người thường xem nhẹ cảm giác mỏi mệt của cơ thể, cho rằng nó sẽ khỏi khi cơ thể được nghỉ ngơi, hoặc áp chế cảm giác này bằng cách sử dụng trà, coffee. Nhưng đừng mắc các sai lầm như vậy khi chưa biết chính xác nguyên nhân. Để cải thiện tình trạng này thì nắm rõ nguyên nhân rất quan trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân gây mỏi mệt.

Người uể oải nhức mỏi do sinh hoạt – làm việc không điều độ

Làm việc quá sức hoặc ít lao động, lười vận động cũng sinh ra tình trạng uể oải mệt mỏi. Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến thể trạng, có thể gây ra mệt mỏi ở trong người. Sinh hoạt không điều độ, thức khuya, ăn uống không khoa học, bỏ bữa cũng gây ra mệt mỏi. Tình trạng này cũng có thể là vận động, làm việc quá sức gây ra đau mỏi cơ làm cơ thể mệt mỏi. 

Rượu bia, thuốc lá, chất gây nghiện gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, khiến cơ thể mệt mỏi. Hãy hạn chế hoặc dừng ngay viêc sử dụng các chất có tính kích thích đó.

Mệt mỏi trong người do tâm lý – thần kinh

Những áp lực, căng thẳng do học tập, công việc rất dễ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, lo âu. Hoặc bạn gặp vấn đề bất trắc, khó khăn trong cuộc sống cũng gây nên lo lắng, mất ngủ. Tất cả những điều đó đều khiến trí óc phải hoạt động với công suất lớn, gây áp lực và khiến bạn cảm thấy chán chường, ủ rũ, mệt mỏi trong người. Hãy làm sao để bạn có thể được giấc ngủ sâu và ngon, không lo lắng căng thẳng.

Trường hợp nặng hơn là người bị trầm cảm cũng phải đối mặt với tình trạng mệt mỏi thường xuyên. Tình trạng này kéo dài có thể gây nguy hiểm cho cơ thể.

Mệt mỏi trong người do các bệnh lý

Có rất nhiều bệnh lý mà con người có thể mắc phải khiến cho cơ thể thấy mệt mỏi. Từ những bệnh lý đơn giản, thường gặp, cho đến những bệnh hiểm nghèo và hiếm gặp đều gây ra cảm giác này. Nếu bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi kèm sụt cân nhanh, có thể bạn đã mắc bệnh nội tiết. Đó là tiểu đường, suy thận, bệnh lý về tuyến giáp, hoặc bệnh truyền nhiễm như lao phổi cũng như ung thư.

Tình trạng mệt mỏi kèm theo khó thở khi gắng sức, bạn hãy nghĩ đến các trường hợp bệnh lý về tim mạch và đường hô hấp. Đó có thể là triệu chứng của các bệnh suy tim, viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn. Bên cạnh đó, các bệnh về gan, thiếu máu, thiếu vitamin B12, béo phì hay suy dinh dưỡng cũng là những nguyên nhân gây ra mệt mỏi trong người.

Ngoài ra, khi cơ thể lão hóa và suy giảm tuần hoàn máu hoặc đau mỏi xương khớp làm bạn khó khăn trong vận động sinh hoạt. Nên làm bạn càng ít vận động, làm việc hơn nên sẽ càng làm cơ thể mệt mỏi uể oải.

BẠN NÊN LÀM GÌ KHI CƠ THỂ MỆT MỎI UỂ OẢI

Xây dựng lối sống lành mạnh

Bạn nên bắt đầu từ các thói quen sinh hoạt theo một hướng tích cực. Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Phân bổ thời gian làm việc một cách khoa học, bạn sẽ làm việc hiệu quả, không mệt mỏi. Ngoài ra, không nên lạm dụng các chất kích thích, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Rèn luyện thể chất

Vận động thường xuyên cũng là một biện pháp giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. Ngồi thiền hay các bài tập yoga cũng giúp bạn giảm bớt các căng thẳng, mệt mỏi thường ngày. Tùy theo sức khỏe, lứa tuổi mà nên vận động tập luyện với cường độ, thời gian phù hợp. Người lớn tuổi nghỉ hưu có thể làm việc nhà nhẹ nhàng để thư giãn tinh thần và tạo sự vận động cho cơ thể khỏe mạnh dẻo dai.

Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết

Các chất dinh dưỡng giúp cơ thể luôn có đủ năng lượng để hoạt động, vui chơi, cũng như học tập và làm việc không mệt mỏi. Bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu dưỡng chất, thực phẩm chứa vitamin B12, sắt là không thể thiếu. Người lớn tuổi chú ý nhiều hơn đến các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, tim mạch, xương khớp.

Kiểm tra sức khỏe

Khi trong người mệt mỏi uể oải cũng có thể là triệu chứng của các bệnh tiềm ẩn. Do đó bạn cần tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng này và khắc phục. Khi thấy mệt mỏi trong người thường xuyên hoặc kéo dài, bạn nên gặp bác sỹ kiểm tra sức khỏe, chẩn đoán bệnh lý. Từ đó xác định được nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp cho từng loại bệnh. 

Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ, nhằm phát hiện các căn bệnh tiềm ẩn khi chưa có dấu hiệu ban đầu. Các bác sĩ cũng sẽ cho bạn lời khuyên tốt nhất để duy trì tình trạng sức khỏe ổn định, ngăn ngừa mỏi mệt do các nguyên nhân bệnh lý.

THAM KHẢO SỬ DỤNG SẢN PHẨM SLEEPDAYS – A.A.TH JAPAN

Sản phẩm Sleepdays A.A.TH là trang phục giúp cải thiện lưu thông máu và hồi phục sức khỏe thể lực hiệu quả, an toàn. Sản phẩm này cải thiện các tình trạng đau mỏi – uể oải, tăng cường trao đổi chất cho cơ thể, cho giấc ngủ sâu và ngon. Một giấc ngủ sâu, ngon sẽ làm cho bạn sảng khoái, tỉnh táo và tràn đầy năng lượng mỗi sáng.

Tất nano Sleepdays giúp loại bỏ đau mỏi, cải thiện suy giãn tĩnh mạch rất được ưa chuộng

Tất vớ nano Sleepdays rất phù hợp cho người suy giãn tĩnh mạch, đau mỏi chân cải thiện bệnh và ngủ ngon hơn. Áo, quần và các sản phẩm khác giúp tuần hoàn máu tốt hơn, tăng cường trao đổi chất và ngăn ngừa huyết khối xơ vữa tắc nghẽn mạch máu.

Sleepdays A.A.TH xuất xứ Nhật Bản được nhập khẩu và phân phối bởi Công ty TNHH Đông Dương Sky. Điện thoại tư vấn 0869 929 228 – 0915 136 238.

Tham khảo thêm các bài viết sau:

  • Thực phẩm bổ máu và tốt cho hệ tim mạch.
  • Làm gì để ngủ ngon hơn?

Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Neuroscience tháng 8/2017 của các nhà khoa học tại ĐH Công nghệ Swinburne, Australia, cũng có phát hiện tương tự.

Khi cơ thể uể oải, bạn có thể vượt qua bằng một số mẹo nhỏ.

Uống một chút nước

Nếu nghi ngờ lý do mình thiếu tỉnh táo hãy thử uống thêm nước. Mất nước gây mệt mỏi, trong khi những người ngồi hoặc nhìn chằm chằm vào màn hình cả ngày thường quên uống nước.

Nghiên cứu trên thư viện y khoa quốc gia Mỹ, tháng 11/2014, cho biết ngay cả khi mất nước mức độ nhẹ [giảm 1%-2% lượng nước trong cơ thể] vẫn có thể giảm hiệu suất nhận thức và gây ra các vấn đề về trí nhớ ngắn hạn, tập trung kém, tâm trạng lo lắng.

Bật đèn hoặc ra ngoài

Khi cảm thấy uể oải sau giờ ăn trưa, hãy tiếp xúc với ánh sáng nhiều hơn. Nếu không ra ngoài được, bạn có thể bật đèn nơi làm việc. Nghiên cứu công bố trên Thư viện y khoa quốc gia Mỹ, tháng 5/2012, cho hay, ánh sáng cường độ cao có thể tăng sự tỉnh táo và giúp cơ thể tràn đầy sức sống.

Paul Glovinsky, chuyên gia lâm sàng ở Albany, New York và là tác giả cuốn "You Are Getting Sleepy: Lifestyle-Based Solutions for Insomnia" cho biết, ánh sáng mặt trời mang lại năng lượng mạnh hơn nhiều so với đèn. "Nhịp sinh học của con người có lợi nhất khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh ngoài trời, nhưng nhiều người hầu như không ra ngoài ban ngày", ông nói.

Ngủ ngắn

Thay vì cố gắng vượt qua mệt mỏi, hãy dành một chút thời gian ngủ trưa. Chỉ cần đảm bảo thời gian phù hợp và tốt nhất đừng kéo dài hơn một giờ, trừ khi có thể thức khuya.

Paul Glovinsky nói: "Một số người làm việc hiệu quả hơn sau khi ngủ 20 phút, người khác là 30-45 phút. Tránh ngủ trưa một tiếng hoặc lâu hơn".

Nói chuyện với ai đó

Huấn luyện viên sự nghiệp Angela Karachristos, từng làm việc trong lĩnh vực nhân sự, cho biết, cô thường uể oải vào khoảng 2h chiều. Khi đó, cô nói chuyện với một người bạn, với đồng nghiệp hoặc cố sắp xếp các cuộc họp trong thời gian đó để được tương tác nhiều hơn.

Một trong chiến lược quản lý thời gian của chuyên gia này là hoàn thành công việc độc lập vào buổi sáng. Vào buổi chiều, cô tham gia các cuộc họp, làm những việc không đòi hỏi sự tập trung cao.

Ăn một bữa ăn nhẹ vui vẻ, tạo động lực

Nếu cần đồ ăn kích thích mình tỉnh táo, hãy ăn nhẹ. Những gì chúng ta ăn và uống có thể tạo sự khác biệt trong giải quyết vấn đề, khả năng chú ý và trí nhớ. Ví dụ, các loại thực phẩm bổ não như cải xanh, ngũ cốc, đậu lăng và trứng, giúp tăng sự tập trung khi cần nhất.

Huấn luyện viên sự nghiệp Karachristos cho biết, cách cô tự đánh lừa mình là ăn những món ăn vặt cô để dành cho thời điểm cơ thể mệt mỏi. "Thay vì uống cà phê yêu thích vào buổi sáng, tôi để dành buồn ngủ mới uống. Hoặc nếu có món tráng miệng thừa lúc sáng, tôi để dành ăn trong giờ nghỉ buổi chiều", cô nói.

Suy nghĩ về những hoạt động tích cực

Vào buổi chiều, bạn có thể kiệt sức khi nghĩ: Không hoàn thành công việc thì phải làm tiếp. Nhưng nếu động viên mình bằng hoạt động vui vẻ nào đó, bạn sẽ có động lực để vượt qua.

Đó là lý do, Adjoa Osei, một nhà tâm lý học lâm sàng, khuyên bạn nên hướng đến những động lực tích cực. "Với một số người có thể là vận động như đi dạo, nhảy theo nhạc, vươn vai hoặc nhìn những bức ảnh thú vị. Những người khác dành chút tĩnh lặng như tập trung vào hơi thở hoặc thiền", Osei nói.

Nhật Minh [Theo Huffpost]

    Đang tải...

  • {{title}}

Video liên quan

Chủ Đề