Cách khác phục nón sơn bị trầy

Bề mặt kính

Để làm mờ đi các vết xước nhỏ trên bề mặt kính, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:

Cho một ít kem đánh răng vào miếng vải mềm, rồi chùi nhẹ lên bề mặt kính bị xước trong khoảng 10 giây. Sau đó lau lại với nước sạch. Dùng khăn sợi siêu mảnh [loại khăn chuyên dụng để lau chùi mặt kính] nhúng vào dầu thực vật, rồi lau nhẹ lên vết xước trong vài giây. Phương pháp này sẽ cực kỳ hiệu quả với các vết xước nhỏ.

Ngoài ra, bạn có thể thay thế dầu ăn bằng kem vaseline. Trộn bột baking soda với một ít nước để tạo thành hỗn hợp dạng sệt. Hỗn hợp này sẽ có tính năng tương tự như kem đánh bóng mà chúng ta mua ở tiệm. Mỗi khi cần sử dụng, bạn chỉ việc thoa một ít kem lên bề mặt kính, rồi dùng một mảnh vải sạch chùi nhẹ để làm mờ vết xước.

Bề mặt da

Các vết trầy xước trên bề mặt da như giày, áo, túi xách… thường xuất hiện sau một thời gian sử dụng. Để giải quyết, ta có thể áp dụng những cách làm sau:

Thoa một ít dầu thực vật lên vết xước trên da bằng một miếng vải cotton. Sau khi dầu đã khô, hãy dùng vải mềm lau lại cho thật sạch. Lặp lại các thao tác trên nếu vết xước vẫn chưa biến mất.

Sơn móng tay cũng tỏ ra hết sức hữu dụng trong việc làm mờ các vết xước trên da. Hãy chọn loại sơn có màu tương đồng với bề mặt da mà bạn muốn “chữa trị”. Sau đó, dùng một chiếc tăm hoặc bông ngoáy tay để thoa sơn móng tay phủ lên vùng da bị xước.

Bề mặt gỗ

Vết xước trên bàn, ghế hoặc các vật dụng làm bằng gỗ khác, có thể “chữa” bằng những phương pháp dưới đây:

Với các món đồ gỗ được phun sơn mà bị xước lớp sơn bên ngoài [chưa ảnh hưởng đến gỗ bên trong], ta có thể dùng bút màu hoặc bột màu tương đồng với màu sơn để bôi len vết xước, sau đó phủ lên một lớp sơn móng tay trong suốt.

Với vết xước nhẹ, hãy dùng một ít bã cà phê còn ướt, chà nhẹ lên bề mặt gỗ, thời gian chà của gỗ có màu đậm sẽ lâu hơn so với gỗ nhạt màu. Sau khi vết bã cà phê khô đi, ta dùng một chiếc khăn ẩm để lau lại.

Bề mặt nhựa

Các biện pháp làm mờ vết xước trên chất liệu nhựa bao gồm:

Các tật lỗi trên bề mặt nhựa có thể được làm mờ đi một cách dễ dàng bằng máy sấy tóc. Để thực hiện, hãy bật máy ở chế độ nhiệt thấp và thổi dọc theo vết xước, sau một thời gian, bạn có thể quan sát thấy vết xước mờ dần đi. Sau khi sấy xong, chờ trong vòng 10-15 phút rồi quét lên đó một lớp sơn móng tay trong suốt và vết xước sẽ gần như biến mất.

Bạn cũng có thể sử dụng kem đánh bóng xe hơi để khiến đồ nhựa bị xước trở lại như mới. Trước tiên, ta cần dùng khăn chùi hết bụi bẩn bám trên bề mặt bị xước. Tiếp theo, thoa đều kem đánh bóng lên. Cuối cùng lau sạch lại bằng khăn mềm.

Bề mặt kim loại

Độ sáng bóng của các vật dụng kim loại sẽ bị giảm sút đáng kể do trầy xước. Trong trường hợp này, ta có những cách giải quyết sau:

Đối với các vết xước trên bề mặt inox, mà điển hình là các trang thiết bị trong phòng tắm hay nhà bếp, ta có thể dùng kem đánh răng để làm mờ. Bạn chỉ đơn giản là thoa một ít kem lên vết xước, chùi kỹ bằng một chiếc bàn chải đánh răng hoặc vải, cuối cùng lau sạch những vết kem thừa bằng khăn ướt.

Đối với những loại xoong, nồi hoặc bồn rửa có nhiều vết trầy xước, ta chỉ việc nhúng một miếng chanh vào muối, rồi chà xát lên bề mặt, đảm bảo nó sẽ lại sáng bóng như mới.

Hải Phong

Theo BS

Thời gian, tuổi thọ sử dụng nón bảo hiểm tương đối lâu. Nếu một nón bảo hiểm được bảo vệ tốt, có thể sử dụng liên tục từ 3 - 5 năm mà không hề bị hư hao. Tuy nhiên, tuổi thọ của nón bảo hiểm cũng còn tùy thuộc khá nhiều vào loại nón và cấu tạo của chúng.

Với dòng nón bảo hiểm nửa đầu, nón có thiết kế nhỏ gọn, có giá thành tương đối rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, sản phẩm có tuổi thọ tương đối thấp. Nếu được bảo vệ tốt, tuổi thọ dao động khoảng độ 3 năm.

Còn với dòng nón 3/4 đầu hoặc fullface, với thiết kế và cấu tạo khá chắc chắn là dòng nón chuyên dụng dùng để đi phươt, đi đường xa, nên khả năng bảo vệ đầu của sản phẩm này sẽ cao hơn hẳn các dòng nón nửa đầu. Do đo, tuổi thọ của dòng nón này có thể lên đến 4 - 5 năm.

Nếu bạn để nón bảo hiểm tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài, sẽ dễ khiến cho các lớp nhựa ở vỏ nón dễ bị thay đổi kết cấu, nón sẽ bị giòn, dễ vỡ.

Đặc biệt, keo nón khi tiếp xúc với nhiệt độ cao cũng không còn khả năng kết dính, từ đó làm giảm chất lượng nón.

Để đảm bảo được chất lượng và nâng cao độ bền cho nón bảo hiểm, bạn cần bảo quản nón cẩn thận, hạn chế các va đập không cần thiết như: rơi nón, va phải tường, cạnh bàn,...

Nếu nón chịu tác động va đập, phần bên trong nón bảo hiểm có thể sẽ bị hư hại dù nhìn bên ngoài mọi thứ vẫn rất chắc chắn. Điều đó có thể làm giảm khả năng chịu lực, và độ bền của nón cũng bị giảm.

Bạn nên để nón bảo hiểm tránh tiếp xúc trực tiếp với sơn phun hoặc các loại hóa chất khác. Vì sơn phun và các chất dung môi có thể làm giảm độ bền, khả năng chống va chạm và khả năng bảo vệ của nón bảo hiểm cũng bị giảm nhanh chóng.

Việc ngâm nón bỏa hiểm trong nước quá lâu, có thể sẽ làm mất liên kết giữa các phân tử EPS, keo dán. Đồng thời, nón bảo hiểm khi thấm nước sẽ rất khó khô, dễ gây ra ẩm mốc, và các bệnh về da đầu như nấm da đầu, ngứa, gàu,…

  • Cẩn thận khi cầm nón bảo hiểm, không để bị rơi hoặc va chạm không cần thiết, như thế sẽ làm rạn nứt lớp xốp bên trong.
  • Khi đi mưa về, hãy dùng khăn mềm lau khô mũ bảo hiểm và kính che mắt, sấy khô quai nón và lớp lót để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi.
  • Không nên treo mũ trên tay lái dễ gay trầy xước hay làm hỏng quai mũ.
  • Không dùng nước nóng, nước muối hay các chất tẩy rửa có hoạt tính mạnh để lau chùi dễ làm hỏng mũ.
  • Nên vệ sinh nón thường xuyên [ít nhất 1 lần/tháng] bằng các chất tẩy nhẹ như nước rửa chén, dầu gội đầu,.. để mũ không bị bong tróc sơn mà vẫn đảm bảo sạch sẽ như mới.
  • Nên cất giữ nón bảo hiểm ở nơi mát mẻ và khô ráo để tránh nấm mốc sinh sôi.
  • Khi kính che mắt của nón bị bám bụi, hãy đặt một chiếc khăn [giấy hoặc vải mịn] ẩm lên kính trong năm hay mười phút. Nó sẽ lấy đi bụi bẩn mà không làm trầy xước "tấm chắn" mỏng manh, sau đó có thể dùng khăn mịn lau lại để loại bỏ hoàn toàn vết bẩn. 
  • Tuyệt đối không đội mũi bảo hiểm khi tóc ướt vì khi đó, da đầu sẽ nhiều gàu, nhanh bị nấm.

Mời bạn tham khảo một số nón bảo hiểm đang kinh doanh tại Điện máy XANH 

Mũ 1/2 size L Delites ATN04 Đỏ mờ

Còn hàng99.000₫180.000₫[-45%]Xem chi tiết

Mũ 1/2 size L Delites ATN05 cam

Còn hàng99.000₫180.000₫[-45%]Xem chi tiết

Bài biết trên hướng dẫn các cách để bảo quản nón bảo hiểm được bền lâu và đẹp, hy vọng sẽ là thông tin hữu ích cho bạn! Nếu có bất thắc mắc nào, vui lòng để lại thông tin dưới bài viết.

Có thể nói, lớp sơn xe được xem là 'bộ cánh' giúp cho ô tô giữ được diện mạo luôn bền, đẹp. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng không thể tránh khỏi có nhiều lúc xe bị trầy xước nhẹ hoặc thậm chí là vết xước sâu, nặng gây lõm bề mặt. Đặc biệt, việc phải di chuyển trong điều kiện giao thông đông đúc tại Việt Nam hiện nay cũng khiến cho xe ô tô dễ bị trầy xước do va quệt. 

Để giữ xe ô tô khỏi bị những vết trầy xước là điều rất khó, bởi khi bạn chạy xe trên đường sẽ bị cát bụi hay đá giăng vào xe hoặc va chạm xe cũng có thể làm ô tô của bạn bị trầy xước và làm mất đi vẻ đẹp của xe. Khi xe ô tô bị những tình trạng này, làm cho bạn cảm thấy khó chịu cũng như làm mất đi vẻ ngoài của chiếc xe gây hại cho xe. 

Vậy làm sao để giữ cho xe luôn sạch đẹp? Xe bị trầy xước phải làm sao? Thực tế, tùy vào độ trầy xước nặng hay nhẹ của xe ô tô mà có cách xử lý vết xước sao cho hiệu quả nhất cũng như tiết kiệm chi phí. 

Xe bị trầy xước nhẹ và nặng thì nên xử lý bằng cách nào?

Nguyên nhân do đâu xe ô tô bị trầy xước?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho xe ô tô bị trầy xước, cho nên bạn cần xác định vết xước nặng hay nhẹ để xử lý cho đúng. khi xe bị các vết xước nặng sẽ làm ảnh hưởng đến xe và gây ra những tác hại không mong muốn, nhất là việc tróc sơn của xe làm lộ rõ phần kim loại bên trong làm cho chiếc xe mất thẩm mỹ. Hơn nữa, các vết trầy xước sẽ không giống nhau bạn cần xem nguyên nhân do đâu mà xe bị trầy thì sau đây sẽ là những nguyên nhân dẫn đến trầy xe ô tô của bạn mà bạn cần biết.

Nguyên nhân xe ô tô bị trầy xước
  • Nguyên nhân khách quan: Nếu trong quá trình sơn xe, bị nhiều yếu tố tác động như áp lực không đều hay dung môi khô nhanh hoặc có thể tỷ lệ sơn không phù hợp gây cho lớp sơn không đều màu. Khi lớp sơn không đều màu mặt sơn dễ bị va quẹt dù nặng hay nhẹ cũng làm ảnh hưởng nặng tới bề mặt sơn của xe.
  • Nguyên nhân chủ quan: Trong quá trình sử dụng và di chuyển, còn có các trường hợp khác làm cho xe bị xước như va chạm, hoặc rửa xe không đúng cách làm cho xe bị xước. Ngoài ra, việc sử dụng không đúng chất tẩy rửa làm cho xe bị bay mất màu sơn và không còn sáng bóng nữa.

Gương, tay phanh xe hai bánh quệt vào sườn

Gương, tay phanh xe hai bánh quệt vào sườn

Đây là trường hợp rất phổ biến khi di chuyển trong phố. Bằng khả năng luồn lách của mình, xe máy không ngại ngùng gì khi vượt mặt ô tô. Các kẽ hở rộng chính là cơ hội để các loại xe hai bánh lách lên và gây ra va quệt.

Để tránh trường hợp này, kinh nghiệm xử lý của tài xế là hãy bám sát dải phân cách cứng hoặc lề đường ở làn mà ô tô được phép đi. Còn nếu không thể bám sát thì hãy để khoảng trống rộng hẳn để xe hai bánh thoải mái di chuyển.

Quệt vào giá để chân xe máy

Quệt vào giá để chân xe máy

Nhiều xe máy khi di chuyển trên đường thường xòe giá để chân xe máy ra trong khi không hề có người ngồi sau. Người lái ô tô đi ngay phía sau có thể bị đánh lừa do không nhìn thấy chướng ngại vật ở tầm thấp đó. Hoặc là trong trường hợp tắc đường giờ cao điểm, việc các xe máy vượt ô tô cũng có thể dẫn đến va quẹt làm tróc sơn xe ô tô.

Kinh nghiệm xử lý để tránh tình huống này là không đi quá sát xe hai bánh, vừa không bị va quệt, vừa đề phòng trường hợp xe hai bánh loạng choạng ngã vào xe. Đồng thời, tài xế nên cân nhắc lựa chọn các cung đường ít bị kẹt xe để phòng ngừa vạn nhất rủi ro va chạm gây tổn hại lớp sơn xe.

Xe hai bánh lọt vào điểm mù

Xe hai bánh lọt vào điểm mù - một trong các nguyên nhân khiến xe bị trầy xước

Những trường hợp này không chỉ làm trầy xước xe ô tô, mà còn có nguy cơ mất an toàn cho người lái xe hai bánh. Các tình huống nguy hiểm điển hình là ôm cua làm kẹt xe máy ở bên sườn trái hoặc chuyển hướng rồi va chạm với xe máy bên sườn phải.

Kinh nghiệm xử lý để tránh trường hợp này là trước khi chuyển hướng hoặc cua, tài xế cần phải quan sát đằng sau thông qua gương chiếu hậu. Ngoài ra, cần phải đánh mắt sang ngang xem có chướng ngại vật đang di chuyển bên cạnh hay không. Đánh giá tình hình trước khi chuyển hướng để tránh va chạm.

Quệt vào ống xả xe máy

Quệt vào ống xả xe máy

Qua các ngã tư hay các khúc cua, xe máy thường xuyên vượt mặt ô tô. Điều này dễ dẫn đến cản trước bên lái ô tô có thể quệt vào ống xả xe máy trong nhiều trường hợp như xe máy lách lên rồi tạt đầu. Hoặc không căn được khoảng cách với xe máy đang dừng đèn đỏ phía trước dẫn đến va chạm

Kinh nghiệm xử lý để tránh tình huống này là hãy chú ý những xe máy đang đi ngang đầu xe, tránh trường hợp có thể tạt ngang. Luôn giữ khoảng cách với xe máy khi dừng đèn đỏ. Dù trong trường hợp nào cũng không được gấp, phóng nhanh hay lách qua các xe khác.

Xe hai bánh đâm vào cản sau

Xe hai bánh đâm vào cản sau

Một trong những hình ảnh thường thấy trên đường phố là các tài xế xe máy luôn bám sát đuôi ô tô. Nhiều người nghĩ rằng, việc bám sát ô tô có thể khiến tốc độ di chuyển nhanh hơn và đỡ bị kẹt đường. Tuy nhiên, điều này là vô cùng nguy hiểm cho cả 2 phương tiện.

Nhiều trường hợp ô tô phanh gấp khiến xe máy đâm vào đuôi xe, không chỉ làm móp méo cản sau mà còn có thể làm vỡ đèn, thậm chí vỡ cả kính hậu. Hoặc xe máy bị cản trở tầm nhìn mà va chạm với các phương tiện khác.

Kinh nghiệm để giảm thiểu nguy cơ này là luôn quan sát tình hình giao thông để hạn chế các pha phanh đột ngột. Tập trung lái xe, không nên nghe nhạc hoặc điện thoại khi chờ đèn đỏ. Đặc biệt, các tài xế ô tô cần giữ khoảng cách nhất định với xe đi trước và luôn phán đoán những tình huống có thể xảy ra để đưa ra giải pháp xử lí kịp thời.

Đỗ xe sai quy định

Đỗ xe sai quy định

Khi đỗ xe bạn nên chú ý có đỗ trước cửa nhà người khác hay không? Có chắn lối ra vào hay không? Vì nhiều người khó chịu sẽ bực và dùng gạch đá vẽ vời lên xe bạn. Khi ấy bạn sẽ tốn cả mớ tiền đi phục hồi vết xước xe ô tô lại.

Khi bắt buộc phải đậu xe trước cửa nhà. Nên để 1 tờ giấy kèm theo số điện thoại để chủ nhà liên hệ bạn để lùi xe đi.

Vỉa hè cao

Vỉa hè cao cũng rất dễ khiến xe bị cạ quệt trầy xước

Vỉa hè cao là nỗi lo của cánh tài xế. Có những tài xế mới chạy hoặc tài xế nữ, khi gặp vỉa hè cao, mà xe thuộc dòng sedan. Rất dễ gặp tình huống leo lề bị trầy xước phần dưới, nghiêm trọng thì kẹt cả xe. Nhiều trường hợp bể hay hỏng gầm do leo lề không đúng cách.

Lắp camera de, camera trước để quan sát kỹ đường. Nếu có phải xuống hoặc lên chỗ gồ ghề cao thì tránh được tình trạng trên.

Xe đi vào đường có đá dăm

Xe đi vào đường có đá dăm làm trầy xước

Khi chạy xe, tác động của bánh xe lên mặt đường dễ làm cho đất đá văng lên thành xe. Một số đá có kích thước lớn dễ làm xước sâu lớp sơn xe ô tô. Nếu những khu vực đang làm đường bạn nên hạn chế đi, hoặc đi đường khác. Bắt buộc phải đi ngang những con đường nhiều đá sỏi thì bạn nên giảm tốc độ.

Cách xử lý khi xe bị trầy xước nhẹ

Với những trường hợp xe bị xây xước nhẹ ở vỏ bên ngoài, các bác tài hoàn toàn có thể tự xử lý đơn giản bằng các dụng cụ dễ tìm, chi phí rẻ. Nhiều người đã lưu truyền nhau các mẹo xử lý vết xước ngay tại nhà bằng sơn móng tay, sáp, kem đánh răng hay giấy nhám,…

Các phương pháp xử lý khi xe bị trầy xước nhẹ

Xác định rõ vết trầy xước

Khi xe xảy ra va chạm nhẹ hoặc bị vật gì đó cọ xát vào, bề mặt của xe ô tô rất dễ bị trầy xước. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp, đó chỉ là 1 vết bẩn xuất hiện trên bề mặt lớp sơn xe. Lúc này, chủ xe nên sử dụng 1 chiếc khăn mềm đã được làm ẩm để lau sạch xung quanh vị trí đó để có thể xác định là vết xước thật sự hay chỉ là vệt bẩn do bám khói bụi.

Và trong trường hợp đó là vết trầy xước, chủ xe cần xác định độ nông, sâu của vết xước, từ đó có cách xử lý phù hợp. Cấu tạo của lớp sơn xe ô tô bao gồm: thép, lớp sơn lót, lớp sơn màu và cuối cùng là lớp sơn bóng. Nên nếu vết xước nhẹ xuất hiện như 1 đường chỉ mảnh hằn trên lớp sơn bóng thì sẽ dễ xử trí hơn. 

Tuy nhiên, theo những người có nhiều kinh nghiệm về ô tô, bạn không nên chủ quan, dễ dàng bỏ qua các vết trầy xước nhẹ. Ban đầu nó có thể chỉ là 1 vết xước nhỏ, nhưng nếu không được xử trí kịp thời thì sau 1 quá trình sử dụng mức độ của nó sẽ nghiêm trọng hơn. Bởi bề mặt lớp sơn xe rất dễ bị oxy hóa vì rất nhiều tác nhân môi trường.

Rửa sạch các vết trầy xước

Rửa sạch các vết trầy xước để xác định vị trí và phạm vi vết trầy

Dùng khăn mềm [không sử dụng khăn cũ bẩn] thấm dung dịch vệ sinh chuyên dụng để lau sạch sẽ xung quanh khu vực bị trầy xước. Động tác này giúp cho việc xử lý vết xước đạt kết quả tốt hơn. Sau đó, dùng 1 chiếc khăn mềm khác để lau khô vị trí trầy xước.

Ngoài ra, chủ xe cũng nên chú ý đến việc rửa ô tô thường xuyên. Vì theo nhiều nghiên cứu, lớp bụi bẩn lâu dần tích tụ trên bề mặt sơn xe cũng là 1 trong những nguyên nhân tạo ra các vết trầy xước.

Xử lý vết trầy xước bằng các dụng cụ đơn giản

Bạn có thể sử dụng những vật dụng như: Kem đánh răng, Sơn móng tay, Giấy chà nhám, Lọ sơn cùng tông màu với sơn xe [cần đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng sơn]. Bởi trong những vật dụng quen thuộc trên có chất liệu làm mờ vết xước hữu hiệu đồng thời tạo độ bóng rất tốt.

Dùng Kem đánh răng/Sơn móng tay/Giấy chà nhám thấm 1 chút nước/Lọ sơn cùng tông màu với sơn xe chà nhẹ lên vết trầy xước. Lưu ý, cần chà cùng chiều với vết trầy xước để tránh làm lan rộng hoặc khiến cho vết xước thêm sâu hơn. Sau đó, đợi khoảng 1 tiếng để kem đánh răng/sơn móng tay được khô.

Lau sạch, làm mịn vị trí bị xước bằng dung dịch đánh bóng

Lau sạch, làm mịn vị trí bị xước bằng dung dịch đánh bóng

Rửa sạch lại vết trầy xước 1 lần nữa, tiếp đó bạn dùng khăn mềm lau thật khô. Ở 1 số gara, các kỹ thuật viên sử dụng máy nén hơi để việc làm sạch và khô vết xước đạt hiệu quả tốt nhất.

Thoa dung dịch đánh bóng lên vị trí trầy xước. Lưu ý, cần thực hiện bước này với thao tác nhanh gọn và thoa theo hướng ngược với chiều kim đồng hồ. Tiếp tục thoa đến khi thấy vết trầy xước đã mờ thì dừng lại. Sau đó ngay lập tức lấy khăn mềm nhúng nước để lau sạch dung dịch này, đợi khoảng 5 phút để khô và tiếp tục thực hiện công đoạn đánh bóng lần 2, cuối cùng lặp lại động tác vệ sinh sạch sẽ khu vực vừa xử lý.

Sở dĩ cần cầu kỳ 1 chút ở bước này để có thể tạo ra được lớp sơn bóng mềm mịn, chất lượng nhất, đồng thời cũng đánh bay triệt để vết trầy xước nhẹ xuất hiện trên xe ô tô.

Mẹo nhỏ mách bạn để lớp sơn bóng được đẹp hơn, đó là bạn có thể thực hiện công đoạn này tại vị trí có nhiều ánh nắng. Ánh mặt trời sẽ giúp dung dịch đánh bóng nhanh bay hơi hơn và tạo ra tông màu đẹp nhất. 

Đánh bóng sẽ giúp màu sơn xe đẹp hơn

Cách xử lý xe bị trầy xước nặng

Cách xử lý xe bị trầy xước nặng

Trong trường hợp xảy ra va chạm nặng hoặc có vật cứng, sắc nhọn quẹt vào tạo nên những vết trầy xước sâu hay làm nứt bề mặt xe ô tô, các chuyên gia khuyên bạn nên đưa xế cưng đến các gara có uy tín để kỹ thuật viên có tay nghề sửa chữa. Bởi không chỉ làm xấu đi hình ảnh bên ngoài, sự va chạm với mức độ nặng còn ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của các bộ phận như hệ thống đèn, kính xe... làm giảm tính năng an toàn cho người sử dụng.

Thợ đang xử lý lại vết trầy xước của xe

Ngoài ra trong quá trình sử dụng, chủ xe cũng cần chú trọng đến việc chăm sóc và bảo dưỡng xe để đảm bảo xế cưng hoạt động bền bỉ hơn. Hạn chế đỗ xe gần công trường xây dựng hay dưới các gốc cây to để tránh xe bị trầy xước do thép, cành cây, đá rơi trúng. 

Bên cạnh đó, cần tập trung và nghiêm túc khi lái xe ô tô để tránh xảy ra va chạm, bảo vệ được sự an toàn cho bản thân cũng như những người tham gia giao thông xung quanh. 

Sơn lại vết xước ô tô bao nhiêu tiền? 

Việc sơn lại vết xước ô tô tốn bao nhiêu tiền còn tùy thuộc vào tình trạng của vết xước, cụ thể là kích thước của vết xước có lớn không, nếu một vết xước nhỏ bạn có thể tốn từ 200.000 - 300.000đ nếu muốn sơn lại. 

Tuy nhiên, đối với các vết xước ô tô nhỏ bạn có thể sử dụng các loại kem đánh bóng để cải thiện, trừ khi vết xước quá to và ăn sâu vào lớp sơn ở bên trong thì lúc đó mới cần mang ra gara sơn lại.

Xem thêm : 

Video liên quan

Chủ Đề