Cách khóa cửa bên trong

Khóa cửa : Bấm nút phía bên trong, tay nắm ngoài sẽ bị khóa cứng, kéo cửa lại chậm và nhẹ, chốt khóa sẽ tự chạy vào lỗ yếm trên khung bao và gài chặt cửa lại .

               Mở khóa : Dùng chìa vặn 45 độ về bên trái hoặc bên phải, khóa đã được mở, dùng tay xoay nắm cửa để kéo chốt khóa ra khỏi khung bao, cửa đã được mở.

              - Khi đóng, mở cửa hoặc làm vệ sinh khóa chỉ được thao tác lần lượt 2 chi tiết tại phía trong nhà : nắm xoay và nút bấm, tuyệt đối không sử dụng 1 lúc 2 chức năng vừa bấm và vừa xoay, như vậy sẽ dẫn đến tình trạng khóa cứng nắm xoay phía ngoài [ Khi đóng cửa khóa sẽ tự khóa lại cho dù không bấm nút phía trong ] muốn mở cửa luôn luôn phải dùng chìa khóa . [ Khóa WC không chìa phải dùng tô vit xoay nút cấp cứu ]

             - Với cấu tạo thao tác đóng mở như trên, chốt khóa luôn tiếp xúc với khung bao cửa, do đó tuyệt đối không được đóng mạnh cửa vì sự va đập mạnh sẽ làm cong chốt khóa hoặc chốt khóa và lưỡi gà đều bị ép nằm trong lòng yếm của khung bao, [ Khóa lắp ráp và vận hành đúng tiêu chuẩn chỉ có chốt khóa nằm trong yếm, lưỡi gà nằm ngòai ] dẫn đến tình trạng kẹt khóa.

             - Khóa phòng vệ sinh có nguy cơ bị hiện tượng nói trên nhiều hơn, do độ ẩm cao dễ làm biến dạng cửa, khi đóng phải dùng lực lớn, do đó dễ dẫn đến tình trạng như trên .

             - Không được cắm chìa trong ổ khóa trong khi đang xoay tay nắm, có nguy cơ làm bung nhíp định vị và làm sút tay nắm cửa .

             - Khoảng hở giữa cánh cửa và khung bao tối thiểu 3 mm, nếu nhỏ hơn dễ làm hư chốt khóa do khoảng chạy của mặt chốt không có, Đối với các lọai khóa bị phủ keo, PU, sơn v.v… trên ruột chìa và thân khóa thường có hiện tượng từ nặng rít đến bị kẹt cứng . Khắc phục sự cố:

             - Kéo tay nắm tròn phía ngoài ra thât mạnh với mục đích để cửa nhích ra phía ngoài làm lỏng chốt khóa, đồng thời dùng chìa vặn mở cửa .

             - Tháo núm xoay mặt trong ra, đẩy nút bấm vào và xoay ngược chiều kim đồng hồ 1/4 vòng, ráp núm xoay lại như cũ.

Hiện nay, khóa cửa là một vật dụng được sử dụng phổ biến khắp nơi và không thể thiếu đối với từng hộ gia đình. Với nhu cầu sử dụng rộng rãi và ngày càng nhiều như vậy thì các nhà sản xuất đã không ngừng nghiên cứu và cho ra đời nhiều mẫu khóa khác nhau với nhiều mẫu mã và chủng loại để mọi người có thể dễ dàng trong việc lựa chọn khóa.

Khóa cửa tay gạt inox chính hãng cũng là một trong những loại khóa đó. Nhưng làm thế nào để sử dụng khóa đúng cách để mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất của khóa và sử dụng khóa trong thời gian dài thì không phải ai cũng biết. Hôm nay, hãy cùng tôi tìm hiểu làm thế nào để sử dụng khóa cửa tay gạt đúng cách để mang lại hiệu quả cao nhất nhé.

Hướng dẫn sử dụng khóa cửa tay gạt đúng cách

Khóa cửa tay gạt đóng vai trò rất quan trọng trong ngôi nhà của bạn, nó đảm bảo an toàn cho ngôi nhà cũng như sự riêng tư của những căn phòng trong nhà. Nhưng làm sao để sử dụng khóa đúng cách và không làm khóa nhanh hư hỏng thì hãy cùng tôi tìm hiểu nhé:

Sử dụng khóa tay gạt đúng cách

Để cho khóa cửa đảm bảo không bị hư hỏng thì các bạn không nên để chốt khóa ở ngoài thân khóa khi đóng mở cửa bởi khi các bạn để chốt khóa nằm ngoài thân khóa sẽ làm cho chốt khóa va chạm vào thân khóa, dẫn đến chốt khóa sẽ dễ bị cong. Thêm vào đó là các bạn cũng không nên đóng cửa quá mạnh vì như thế cũng sẽ ảnh hưởng đến đến chốt khóa, dễ là cho khóa bị cong và cửa sẽ bị kẹt.

Sử dụng khóa cửa tay gạt đúng cách sẽ giúp khóa tránh hư hỏng

Nếu các bạn muốn mở khóa thì hãy dùng chìa khóa vặn về phía tay nắm cần gạt [thường thì sẽ hướng vào bản lề cửa] cho đến khi không còn vặn được nữa thì các bạn kéo nhẹ tay gạt xuống và mở cửa, lưu ý nhớ rút chìa khóa ra sau khi mở cửa nhé.

Khi các bạn muốn khóa cửa thì chỉ cần kéo nhẹ tay gạt xuống một chút để cho chốt cửa nằm hết bên trong thân khóa, sau đó kéo nhẹ cửa cho đóng lại rồi vặn chìa khóa xuống dưới đến đến khi không thể vặn được nữa thì vặn ngược lại rồi rút chìa khóa ra. Như vậy cửa sẽ được đóng lại.

Nếu trong quá trình sử dụng khóa cửa, nhà các bạn đang được tu sửa thì các bạn cần bao bọc và che chắn khóa cửa để nước sơn và bụi bẩn không dính vào thân khóa. Nếu như không may bị dính phải thì các bạn dùng khăn lau và nước sạch rồi lau thân khóa là được.

Các bạn cũng nên lưu ý một điều là sau khi khóa cửa xong thì nên rút chìa khóa ra không nên cắm chìa khóa vào ổ khóa vì nếu như có người muốn mở khóa sẽ làm hư ruột chìa khóa và mở khóa rất khó khăn.

Khi nào thì cần thay khóa tay gạt mới

Khi khóa cửa tay gạt của bạn có dấu hiệu không đút chìa khóa vào ổ khóa được hay khó vặn chìa khóa để đóng mở cửa, lúc này các bạn cần tiến hành thay thân khóa mới cho cửa. Ngoài ra khi các bạn chuyển nhà mới hay có người nào đó có được chìa khóa của nhà bạn thì bạn nên thay thân khóa ngay để đảm bảo sự riêng tư và an toàn cho bản thân cũng như tài sản trong nhà.

Không nên để chìa khóa trong ô khóa sau khi đã đóng cửa

Những thương hiệu khóa cửa thông minh nổi tiếng hiện nay

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại khóa khác nhau với những thương hiệu khác nhau. Sau đây là những thương hiệu khóa cửa thông minh nổi tiếng hiện nay:

  • Khóa thông minh Dessmann.
  • Khóa cửa vân tay Unicor.
  • Khóa cửa vân tay Yale.
  • Khóa cửa Samsung.

Qua bài viết, hy vọng rằng các bạn biết được cách sử dụng khóa cửa tay gạt đúng cách để mang lại hiệu quả cũng như tránh những hư hỏng trong quá trình sử dụng.

Cho dù là bạn đang tìm cách khám phá tủ quần áo bí ẩn hay không may bị kẹt trong một phòng tắm công cộng thì đây cũng là lối thoát dành cho bạn. Giữ bình tĩnh và đọc tiếp bài viết sau.

  1. 1

    Dùng thẻ tín dụng/ATM để mở ổ khóa có lò xo. Tuy rằng cách này không hiệu quả đối với loại khóa tay gạt, nhưng bạn có thể áp dụng cho loại ổ khóa có lò xo [loại khóa có lẫy xéo bên trong tay cầm]. Bạn nên chọn một chiếc thẻ nào đó ít quan trọng – để nếu nó bị gãy thì cũng không gây ảnh hưởng hay tổn thất gì. Một chiếc thẻ mỏng, mềm và dễ uốn là tốt nhất.

    • Lách thẻ vào khe hở giữa ổ khóa và khung cửa sao cho nó nằm dọc theo khung cửa. Bẻ chiếc thẻ lại để bẩy lẫy khóa vào bên trong cửa và mở ra.
    • Nếu giữa khung cửa và ổ khóa không có khe hở, bạn có thể nhét thẻ vào phần giữa cửa và khung phía trên ổ khóa, sau đó, quẹt thật nhanh xuống, vừa quẹt, bạn vừa nghiêng thẻ về phía khung cửa. Trong trường hợp này, một chiếc thẻ dày và cứng sẽ hữu dụng hơn.

  2. 2

    Dùng tuốc nơ vít loại nhỏ hay một dụng cụ mỏng dẹp nào đó để chọc vào cấu trúc bên trong ổ khóa. Phương pháp này phù hợp với những cánh cửa có "chốt an toàn điều khiển bằng tay" được khóa bằng cách nhấn vào chiếc nút nằm trên tay nắm. Trường hợp cửa bị khóa từ bên trong, quan sát để tìm một lỗ tròn nằm trên tay nắm. Tiếp đến, sử dụng tuốc nơ vít mini, kẹp giấy bẻ thẳng hay dao cắt bơ loại nhỏ để chọc vào lỗ này. Chọc càng sâu càng tốt, sau đó, xoay hoặc vặn dụng cụ cho đến khi nó chạm vào một đường rãnh và ổ khóa sẽ bật ra.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Cạy ổ khóa. Cách này khá phức tạp, do đó bạn nên đọc kỹ hướng dẫn. Trước tiên, chèn đầu ngắn của chìa lục lăng vào cạnh dưới cùng của lỗ khóa. Sau đó, thật nhẹ nhàng, bạn dùng chìa lục lăng xoay ổ khóa theo chiều mở khóa. Duy trì lực ổn định, đồng thời dùng kẹp giấy bẻ thẳng có một đầu khoằm nhỏ để cạy ổ khóa:[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Phương pháp Scrubbing [dùng lực ma sát]: từ từ chọc kẹp giấy vào mép dưới cùng của lỗ khóa, sau đó, lắc kẹp giấy lên xuống. Lặp đi lặp lại chuyển động tuần hoàn này, đồng thời tăng lực tác dụng lên chìa lục lăng mỗi lần một chút cho đến khi bạn cảm thấy ổ khóa có sự thay đổi. Lúc này, duy trì một lực ổn định và lặp lại thao tác cho đến khi cửa mở ra.
    • Phương pháp Pin by pin [dùng chốt đẩy chốt]: nếu bạn không thành công với phương pháp trên, tiếp tục duy trì một lực nhẹ và ổn định lên chìa lục lăng, đồng thời chậm rãi đẩy kẹp giấy vào sâu. Khi kẹp giấy tiếp xúc với đầu chốt nào đó, cố gắng bẩy đầu cong của kẹp giấy lên cho đến khi nó đẩy chốt lò xo bật vào vị trí. Thực hiện tương tự với những chốt lò xo khác cho đến khi ổ khóa mở ra.

  4. 4

    Tháo bản lề. Chèn một chiếc tuốc nơ vít đầu dẹt với kích thước tiêu chuẩn vào giữa trục bản lề và đinh chốt. Dùng búa gõ vào tay cầm của tuốc nơ vít về phía dưới. Khi đinh chốt đủ lỏng, tháo nó ra khỏi trục.

    • Thực hiện tương tự với toàn bộ bản lề. Nếu đinh chốt có vẻ cứng, bạn có thể dùng tuốc nơ vít đầu chữ thập để vặn nó ra.

  5. 5

    Phá khóa bằng búa. Bước này nằm ở thứ tự cuối vì một lý do chính đáng – đây sẽ là nỗ lực cuối cùng của bạn. Trong hầu hết trường hợp, có thể việc gọi cho thợ khóa hay đường dây không khẩn cấp của trụ sở cứu hỏa sẽ tốt hơn. Còn nếu như bạn ráo riết, cần phải phá cửa ngay, dùng búa đập mạnh cho đến khi nắm đấm hay ổ khóa cửa rơi ra.

  1. 1

    Đẩy hoặc kéo cánh cửa trong khi xoay chìa khóa. Đối với đa số cửa đã cũ, chúng ta cần dùng lục tác động trong lúc tra chìa khóa vì cánh cửa biến dạng đang làm cong ổ khóa theo một góc nào đó khiến cho chúng trở nên khó mở. Thử tác dụng lực theo nhiều hướng khác nhau: lên, xuống, về phía bạn hay ra xa bạn. Dùng hết sức có thể, miễn là bạn sẽ không bị mất thăng bằng khi cánh cửa mở ra.

    • Nếu bạn đang mở cửa nhà của bạn bè thì nên gọi điện để hỏi ý kiến cậu ấy về việc này. Họ nên được biết về tình trạng của cánh cửa.

  2. 2

    Xoay chìa khóa theo các hướng. Không có hướng xoay chìa khóa tiêu chuẩn nào để mở ổ khóa. Kể cả khi bạn biết xoay chìa về hướng nào để "mở" thì việc xoay chìa về hướng "khóa" đôi khi lại có thể giúp giải phóng chỗ kẹt. Nếu có thể xoay chìa về hướng khóa một đoạn ngắn thì sau đó, bằng một động tác nhanh và uyển chuyển, bạn hãy xoay ngay về hướng ngược lại, nhiều khả năng chỗ kẹt sẽ được giải phóng.

  3. 3

    Bôi trơn ổ khóa. Trừ khi bạn dự định thay luôn ổ khóa, nếu không, bạn nên sử dụng chất bôi trơn không dầu mỡ [chẳng hạn như bột than chì], tránh sử dụng dầu mỡ vì sau khi dầu khô lại, ổ khóa có thể bị kẹt còn nghiêm trọng hơn. Chỉ cần xịt nhẹ một lần, hoặc bôi trực tiếp vào lỗ khóa là đủ; quá nhiều chất bôi trơn sẽ gây phản tác dụng.

    • Trường hợp nếu bạn bị kẹt trong phòng, hãy tận dụng bất cứ loại dầu mà bạn có hoặc mài đầu bút chì than lên cạnh chìa khóa.

  4. 4

    Kiểm tra chìa khóa. Vấn đề có thể do chìa khóa bị cong hay một số răng trên chìa bị hỏng. Việc đặt chìa khóa lên mặt phẳng để bẻ lại đôi khi cũng đem lại hiệu quả như một giải pháp tạm thời, đặc biệt là nếu bạn có sẵn ê tô [dụng cụ kẹp] cầm tay. Tuy nhiên, sau khi giải quyết vấn đề, bạn nên mang chìa khóa đến tiệm để thay mới.

  5. 5

    Biết khi nào thì cần dùng lực. Nếu bạn nghe thấy âm thanh “tách” khi xoay chìa khóa thì có thể ổ khóa đã được mở nhưng vẫn còn bị kẹt, lúc này, bạn chỉ cần đấm mạnh vào cửa vài cái là cửa sẽ mở ra. Nếu ổ khóa bị kẹt, sau khi tra dầu, bạn nên gõ vào ổ khóa vài lần nhằm thay đổi vị trí lẫy khóa đang kẹt.

  6. 6

    Thử nhiều phương pháp. Khi chìa khóa trở nên vô dụng, bạn có thể thử áp dụng phương pháp cạy khóa được mô tả bên trên. Nếu vẫn không hiệu quả, hãy gọi cho thợ khóa.

  • Nếu bạn có thể cạy khóa cửa nhà mình thì kẻ trộm cũng có khả năng làm điều đó. Vì vậy, bạn nên cân nhắc việc lắp đặt ổ khóa tay gạt hoặc thay loại khóa khác an toàn hơn.
  • Nếu bạn nghe thấy hay cảm thấy ổ khóa đã mở nhưng lại không mở được cửa thì có thể còn một ổ khóa nữa nằm phía bên kia cánh cửa [khóa tay gạt hoặc khóa tay cầm].

  • Hành vi của bạn trông sẽ rất khả nghi. Vì thế bạn nên chuẩn bị nếu như ai đó hỏi và có sự cho phép từ gia chủ trước khi tiến hành cạy khóa.

  • Chìa khóa
  • Chất bôi trơn không dầu mỡ hay bút chì than
  • Tuốc nơ vít đầu dẹt [loại có rãnh] hoặc dao cắt bơ
  • Thẻ ATM [hay thẻ nhựa]
  • Chìa vặn lục lăng
  • Kẹp giấy
  • Búa
  • Tuốc nơ vít đầu chữ thập

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 13 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 34.569 lần.

Chuyên mục: Nội thất

Trang này đã được đọc 34.569 lần.

Video liên quan

Chủ Đề