Cách làm bài true false not given ielts

Dạng bài True/False/Not Given trong IELTS Reading là một dạng bài khó trong đề thi. Nhiều thí sinh thường để mất điểm ở dạng bài này vị bị “đánh lừa” bởi các thông tin được cho trong đề bài. Các thông tin này thường na ná giống nhau, nếu không phân tích kỹ càng và chú ý đến từng chi tiết nhỏ, bạn sẽ rất dễ trả lời sai.

Cách làm bài true false not given ielts

Dạng bài true/false/not given trong IELTS Reading

Để làm được dạng bài này, bạn cần nắm chắc phương pháp làm bài. Bài viết dưới đây của IELTS LangGo sẽ bật mí cho bạn “chìa khoá” để làm dạng bài True False Not given IELTS. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Tổng quan dạng bài True/False/Not Given trong IELTS Reading

Trước khi bắt tay vào làm dạng bài True/False/Not Given trong IELTS Reading, bạn cần hiểu rõ thế nào là câu hỏi True False Not Given.

Cách làm bài true false not given ielts

True False Not Given IELTS Reading là gì?

Với nhiều người ôn thi IELTS, dạng bài True/False/Not given được xem là một dạng bài khó. Tuy nhiên, dạng bài này lại có tần suất xuất hiện trong đề thi rất đều đặn. Do đó, nếu bạn muốn đạt band điểm Reading cao thì bạn bắt buộc phải nắm chắc kiến thức về nó.

True/False/Not given (hay còn có dạng khác là Yes/No/Not given) là dạng bài sẽ cung cấp một số statement cho thí sinh và thí sinh sẽ phải xác định xem các statement đó là True, False, hay Not given.

Cách làm bài true false not given ielts

Ví dụ một đề bài dạng true/false/not given

Nếu thông tin được đưa ra trong statement hoàn toàn đúng với thông tin trong bài thì chọn True. Nếu statement đưa ra thông tin sai, mâu thuẫn hoặc trái ngược với thông tin trong bài đọc thì chọn False. Nếu statement nhắc đến một thông tin không có trong bài, hoặc chỉ đúng một phần thì chọn Not Given.

Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng khi bắt tay vào làm, bạn sẽ thấy rằng các thông tin trong một đề bài True/False/Not given có rất nhiều yếu tố gây nhiễu và những điểm mấu chốt, quyết định đến sự đúng/sai của statement thường nằm ở những chi tiết nhỏ.

Nếu bạn chỉ đọc lướt qua hoặc chỉ nhìn vào keywords, bạn sẽ rất dễ trả lời sai. Đặc biệt là với các câu Not given, nếu không phân tích kỹ, bạn sẽ bị nhầm lẫn giữa Not given và False.

2. Cách làm bài True/False/Not Given

Mặc dù là một dạng bài khó trong IELTS Reading nhưng nếu bạn nắm được cách làm dạng true false not given IELTS thì bạn có thể “ăn điểm” với những câu hỏi dạng này khá dễ dàng. Bạn chỉ cần nắm vững 3 bước sau để chinh phục một bài True/False/Not given:

  • Bước 1: Xác định keywords

  • Bước 2: Tìm thông tin trong bài

  • Bước 3: So sánh

Cách làm bài true false not given ielts

Ba bước chinh phục dạng bài true/false/not given

Cùng tìm hiểu kỹ hơn về ba bước làm bài true/false/not given cùng IELTS LangGo nhé!

2.1. Xác định keywords

Với tất cả các dạng bài Reading nói chung và dạng bài True/False/Not given nói riêng, việc xác định keywords là một bước bạn không thể bỏ qua. Tuy nhiên, xác định keywords thế nào cho đúng, cho đủ mà không bị lan man, thừa thãi thì không phải một chuyện đơn giản.

Nhiều người thường gạch chân keywords một cách rất bừa bãi. Điều này dẫn đến tình trạng “loạn” thông tin khi làm bài, khiến người đọc khó xác định được thông tin trong bài. Vậy phải xác định keywords như thế nào?

Hãy gạch chân những từ/cụm từ khó/không thể paraphrase. Như vậy, ở những bước sau, bạn sẽ không cần mất thời gian để suy đoán các từ đồng nghĩa hay đi tìm các từ đã được paraphrase của keywords.

Dưới đây là một số từ mà bạn có thể chọn làm keywords trong bài T/F/NG:

  • Số liệu/tên riêng: dễ scan, không thể paraphrase.

  • Các từ học thuật/chuyên ngành: Trong các bài reading về các chủ đề như khoa học, kỹ thuật thì các từ chuyên ngành sẽ là các keywords lý tưởng vì chúng rất dễ phát hiện.

  • Các danh từ đặc biệt (thường không có suffix)

  • Các từ gắn liền với một khía cạnh của topic: ví dụ, nếu bạn đang làm bài reading về chủ đề education và trong câu hỏi xuất hiện cụm “quality of education” thì keyword ở đây sẽ là từ quality.

2.2. Tìm thông tin trong bài

Để tìm được thông tin trong bài đọc, bạn sẽ cần đến kỹ năng scaning. Khi bạn đã xác định được keywords, việc tìm kiếm thông tin trong bài đọc cũng sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Bạn chỉ cần scan bài viết và khoanh vùng đoạn chứa keywords và thông tin mà bạn cần. Nhưng làm thế nào để khoanh vùng một cách chính xác?

Với nhiều bài đọc, một keyword có thể xuất hiện nhiều lần trong bài. Do đó, bạn nên dựa vào ít nhất 2 keywords để khoanh vùng thông tin. Nếu đoạn văn đó chứa 2 hoặc nhiều hơn 2 keywords thì đó chính là đoạn thông tin mà bạn cần.

2.3. So sánh nội dung tìm được với câu trong đề bài

Sau khi đã tìm được keywords và thông tin, việc bạn cần làm bây giờ là trả lời những câu hỏi của đề bài. Đây cũng là bước cuối cùng để hoàn thành dạng bài true/ false not given.

Mấu chốt của việc so sánh nội dung đã khoanh vùng với statement đó là bạn phải tìm được trọng tâm của statement đó. Một statement có thể bao gồm nhiều thông tin nhưng trọng tâm sẽ chỉ nằm ở một hoặc hai keywords.

Chúng ta sẽ xét một ví dụ:

Cách làm bài true false not given ielts

Ví dụ câu hỏi T/F/NG

Như vậy, trọng tâm của câu hỏi sẽ nằm ở chỗ “interested in science” và “was a child”. Do đó:

  • Nếu thông tin khoanh vùng xác nhận rằng Marie yêu thích khoa học từ nhỏ => đáp án là True.

  • Nếu thông tin đưa ra nhận định trái ngược (Marie không yêu thích, thờ ơ, không có hứng thú với khoa học từ nhỏ) => đáp án là False

  • Nếu thông tin không đề cập đến việc Marie có yêu thích khoa học từ nhỏ hay không => đáp án là Not given.

Sau khi đã xác định được trọng tâm của statement, ta tiến hành phân tích đoạn văn, câu văn đã tìm được trong bài. Trong câu văn này, có hai thông tin quan trọng cần quan tâm:

  • Marie có trí nhớ phi thường từ nhỏ

  • Marie thắng một huy chương vàng khi tốt nghiệp trung học.

=> Từ đó, có thể thấy rằng không có bất cứ thông tin nào liên quan đến việc Marie yêu thích khoa học từ nhỏ. Như vậy, đáp án của câu này sẽ là Not given.

3. Mẹo làm bài True/False/Not Given hiệu quả

Dạng bài true/false/not given trong IELTS Reading sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu bạn nắm chắc phương pháp làm bài. Bên cạnh đó, một số mẹo làm true false not given cũng sẽ có ích cho bạn trong việc trả lời dạng bài này. Dưới đây là một số mẹo mà bạn nên bỏ túi để dạng bài reading true false not given không còn là một thử thách khó khăn:

Cách làm bài true false not given ielts

Mẹo làm bài True/false/not given hữu ích

  • Tập trung 100% vào nội dung của statement: Nếu statement xuất hiện trong bài => phân tích xem đó là true hay false; nếu statement không xuất hiện trong bài/ không khớp với nội dung => not given.

  • Không ỷ lại vào keywords: Keywords rất quan trọng nhưng nó không phải là tất cả. Bạn không thể chỉ dựa vào keywords để chọn ra đáp án trong bài T/F/NG.

  • Các câu hỏi sẽ ra lần lượt theo thứ tự xuất hiện trong bài: điều này cũng đồng nghĩa với việc khi đã lọc được 1 thông tin để trả lời cho 1 câu hỏi, bạn hoàn toàn có thể loại bỏ thông tin đó và đọc các thông tin tiếp theo.

  • Đừng bao giờ suy đoán: Mọi câu trả lời đều phải dựa vào dữ liệu xác định trong bài đọc. Ngay cả khi bạn cảm thấy đó là một nhận định đúng 100%, hoặc sai rõ ràng, bạn vẫn cần tìm câu trả lời trong văn bản.

Để biết thêm nhiều mẹo hữu ích khi làm dạng bài True/False/Not given trong IELTS Reading, mời bạn xem video dưới đây của IELTS LangGo:

10 mẹo làm bài T/F/NG

Trên đây là bí kíp làm dạng bài True/False/Not given trong IELTS Reading từ các chuyên gia của IELTS LangGo. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đạt điểm số cao trong bài thi IELTS.

Để có thể tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm và mẹo làm bài Reading IELTS hữu ích khác, các bạn có thể xem thêm các Reading Tips mà IELTS LangGo chia sẻ nhé.