Cách làm dạng đề so sánh 2 đoạn thơ

Dạng bài này chưa “lộ diện” trong sách giáo khoa nên không ít giáo viên tỏ ra lúng khi hướng dẫn học sinh viết bài, điều đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng làm bài thi của học sinh.

Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy cũng như vai trò của một giáo viên tâm huyết với nghề văn, đồng thời góp phần tháo gỡ những khó khăn trên, cô Lê Thị Quỳnh Sen - Trường THPT Dương Quảng Hàm [Hưng Yên] đã chia sẻ những kinh nghệm rất hữu ích, giúp học sinh vượt qua khó khăn khi làm dạng bài so sánh văn học.


Các loại đề so sánh văn học thường gặp

Bằng sự trải nghiệm của bản thân và dựa vào tổng kết các đề thi của những năm gần đây, cô Lê Thị Quỳnh Sen đã thống kê và khái quát lại thành những cấp bậc đề so sánh văn học cơ bản.

Đó là: So sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm văn học; so sánh hai đoạn thơ; so sánh hai đoạn văn; so sánh hai nhân vật;

So sánh cách kết thúc hai tác phẩm; so sánh phong cách tác giả; so sánh, đánh giá hai lời nhận định về một tác phẩm.

Cách làm bài dạng đề so sánh văn học

Đứng trước một đề văn thường có rất nhiều cách triển khai, giải quyết vấn đề, song đối với kiểu đề so sánh văn học dù là ở dạng so sánh hai chi tiết, hai đoạn thơ, hai đoạnh văn, hay hai nhân vật .... phương pháp làm bài văn dạng này thông thường có hai cách:

Nối tiếp: Lần lượt phân tích hai văn bản rồi chỉ ra điểm giống và khác nhau

Song song: Tìm ra các luận điểm giống và khác nhau rồi lần lượt phân tích từng luận điểm kết hợp với việc lấy song song dẫn chứng của cả hai văn bản minh họa.

Cách 1: Phân tích theo kiểu nối tiếp

Đây là cách làm bài phổ biến của học sinh khi tiếp cận với dạng đề này, cũng là cách mà Bộ giáo dục và đào tạo định hướng trong đáp án đề thi đại học - cao đẳng.

Bước một lần lượt phân tích từng đối tượng so sánh cả về phương diện nội dung và nghệ thuật, sau đó chỉ ra điểm giống và khác nhau.

Cách này học sinh dễ dàng triển khai các luận điểm trong bài viết. Bài viết rõ ràng, không rối kiến thức nhưng cũng có cái khó là đến phần nhận xét điểm giống và khác nhau học sinh không thành thạo kĩ năng, nắm chắc kiến thức sẽ viết lặp lại những gì đã phân tích ở trên hoặc suy diễn một cách tùy tiện.

Mô hình khái quát của kiểu bài này như sau:

-Mở bài: Dẫn dắt [mở bài trực tiếp không cần bước này]; giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh

-Thân bài: Làm rõ đối tượng so sánh thứ 1 [bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích];

Làm rõ đối tượng so sánh thứ 2 [bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích]

So sánh: Nhận xét nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả các bình diện như chủ đề, nội dung hình thức nghệ thuật...[bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh]

Lý giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…[bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích]

-Kết bài: Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu; có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.

Cách 2: Phân tích song song

Cách này hay nhưng khó, đòi hỏi khả năng tư duy chặt chẽ, lôgic, sự tinh nhạy trong phát hiện vấn đề học sinh mới tìm được luận diểm của bài viết và lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu phù hợp của cả hai văn bản để chứng minh cho luận điểm đó.

Ví dụ, khi so sánh hai bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và trích đoạn Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Ứng dụng cách viết này học sinh không phân tích lần lượt từng tác phẩm như cách một mà phân tích so sánh song song trên các bình diện: Xuất xứ - cảm hứng - hình tượng - chất liệu và giọng điệu trữ tình.

Mô hình khái quát của kiểu bài này như sau:

-Mở bài: Dẫn dắt [mở bài trực tiếp không cần bước này]; giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh

-Thân bài: Điểm giống nhau [đưa ra luận điểm, dẫn chứng]; điểm khác nhau [đưa ra luận điểm, dẫn chứng].

-Kết bài: Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu; có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.

Cô Lê Thị Quỳnh Sen lưu ý: Trong thực tế không phải đề nào chúng ta cũng có thể áp dụng theo đúng khuôn mẫu cách làm như đã trình bày ở trên. Phải tùy thuộc vào cách hỏi trong mỗi đề cụ thể mà áp dụng theo cách nào và áp dụng sao cho linh hoạt, phù hợp.

Cũng có khi vận dụng đầy đủ các ý của phần thân bài, cũng có khi phải cắt bỏ một phần cho hợp với yêu cầu trọng tâm của đề, hay dụng ý của người viết.

Theo Báo Giáo dục thời đại, tin gốc: //giaoducthoidai.vn/trao-doi/de-xuat-cach-lam-dang-de-so-sanh-van-hoc-469881-v.html

TAGS: mon van so sánh văn học

Đề Thi Việt - Diễn đàn tài liệu học tập lớp nhất Việt Nam

Trang chủ Diễn đàn > Tài Liệu Học Tập > Phổ thông Trung học > Tài liệu học tập lớp 12 > Môn ngữ văn lớp 12 >

Thảo luận trong 'Môn ngữ văn lớp 12' bắt đầu bởi Bông Bưởi, 15/1/18.

Lượt xem: 36,451

[Bạn phải Đăng nhập hoặc Đăng ký để trả lời bài viết.]

Tags: dạng đề so sánh văn học, so sánh văn học, thi THPT Quốc gia môn Văn

Đề Thi Việt - Diễn đàn tài liệu học tập lớp nhất Việt Nam

Trang chủ Diễn đàn > Tài Liệu Học Tập > Phổ thông Trung học > Tài liệu học tập lớp 12 > Môn ngữ văn lớp 12 >

Kiểu bài so sánh văn học yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên nhiều bình diện:– So sánh các tác phẩm– So sánh các đoạn tác phẩm [hai đoạn thơ hoặc hai đoạn văn xuôi]– So sánh các nhân vật văn học.– So sánh các tình huống truyện.– So sánh các cốt truyện.– So sánh cái tôi trữ tình giữa các bài thơ.– So sánh các chi tiết nghệ thuật.– So sánh nghệ thuật trần thuật…

Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền văn học.

Bạn đang xem: Cách làm bài văn so sánh 2 đoạn thơ


Cách làm bài dạng đề so sánh

Vì là một bài nghị luận nên bố cục một bài văn so sánh văn học cũng có 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. Tuy nhiên chức năng cụ thể của từng phần lại có những điểm khác biệt so với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích thơ hay nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi.


Dàn ý khái quát

MỞ BÀI

– Dẫn dắt [mở bài trực tiếp không cần bước này]– Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh

THÂN BÀI

Học sinh có thể chọn một trong hai cách sau

Cách 1:

Làm rõ đối tượng thứ nhất [bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luậnnhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích].Làm rõ đối tượng thứ 2 [bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếulà thao tác lập luận phân tích].So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dungvà hình thức nghệ thuật [bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủyếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh].Lý giải sự khác biệt: thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội,văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kìvăn học[ bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phântích].

Cách

2: Giới thiệu vị trí, sơ lược về hai đối tượng cần so sánh.

2.So sánh nét tương đồng và nét khác biệt giữa hai hai nhiều đối tượng theo từng tiêu chítrên cả hai bình diện nội dung, nghệ thuật. Ở mỗi tiêu chí tiến hành phân tích ở cả hai tácphẩm để có thể thấy được điểm giống, điểm khác.Học sinh có thể dựa vào một số tiêu chí sau để tìm ý [tất nhiên tùy từng đề cụ thể có thểthêm, hoặc bớt các tiêu chí]– Tiêu chí về nội dung: đề tài, chủ đề, hình tượng trung tâm [tầm vóc, vai trò, ý nghĩa củahình tượng], cảm hứng, thông điệp của tác giả….– Tiêu chí về hình thức nghệ thuật: Thể loại, hệ thống hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu, giọngđiệu, biện pháp nghệ thuật…3. Sau khi chỉ ra điểm giống, điểm khác cần lí giải vì sao có điểm giống, điểm khácnày.Với cách làm này các tiêu chí so sánh được thể hiện một cách rõ ràng và phân tích kĩ hơntuy nhiên đòi hỏi học sinh phải có khả năng tổng hợp và tư duy rất cao để tìm ra các tiêuchí so sánh [ nếu không sẽ bị mất ý] nên cách làm này theo chúng tôi chỉ nên áp dụng vớiđối tượng học sinh giỏi. Trong khuôn khổ của chuyên đề, tất cả các đề thực nghiệm đềuđược chúng tôi triển khai theo cách làm thứ nhất để phù hợp với đông đảo đối tượng họcsinh phổ thông cũng như đáp án của Bộ giáo dục và đào tạo.

Xem thêm: Số Điện Thoại Trường Đại Học Rmit Thành Phố Hồ Chí Minh, Địa Chỉ Ở Đâu Quận 7 Tphcm


KẾT BÀI

– Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu– Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.


Chuyên mục: Ngữ Văn luyện thi THPT Quốc gia Chủ đề: Dạng đề so sánh, Gợi ý | Đáp án, nghị luận văn học


Tổng ôn kiến thức về bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương


Tổng ôn kiến thức về bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh


7 bí quyết đơn giản để học tốt môn Văn


Tổng ôn kiến thức bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh


Tổng ôn kiến thức về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải

Video liên quan

Chủ Đề