Cách làm pascal lớp 8

Bài 1: Hãy xuất câu ‘chao cac ban’ ra màn hình.

Bài 2: Lập trình theo thứ tự: chú ý đến khoảng cách các chữ chèn vào.

-    Xuất: ‘Ban ten gi’.

-    Nhập:

-    Xuất: ‘xin chao ban đen voi Pascal’.

Bài 3: Hãy nhập vào bán kính r, viết chương trình tính chu vi và diện tích hình tròn có bán kính r.

- Chu vi đường tròn: 2*pi*r.

- Diện tích hình tròn:  pi*r*r.

Bài 4: Hãy nhập vào chiều dài d và chiều rộng r, viết chương trình tính chu vi và diện tích hình chữ nhật.

- Chu vi hình chữ nhật: (dài + rộng)*2.

- Diện tích hình chữ nhật: dài * rộng.

Bài 5: Hãy nhập vào chiều cao h và cạnh đáy a, viết chương trình tính diện tích hình tam giác. ( s=cạnh đáy* chiều cao/2)

Bài 6: Hãy nhập vào một cạnh a, tính chu vi và diện tích hình vuông.

- chu vi: cạnh *4. Diện tích: cạnh * cạnh.

Bài 7: Nhập vào 4 số, viết chương trình tính trung bình cộng 4 số đó.

Bài 8: In đão số. Nhập vào hai số ab, in ra màn hình ngược lại là ba. Ví dụ nhập 15 thì in ra 51.    

Thuật toán đảo số:

Nhập a, b. tam:= a; a:=b; b:=tam;

- Như vậy a bây giờ mang giá trị của b, b mang giá trị của a. in kq. (write(a,b));

Bài 9: Một của hàng bán nước ngọt với giá sỉ là 7000đ/chai nếu mua chẳn chục, giá 7500đ/chai nếu mua lẻ. Nhập vào số chai cần mua và viết chương trình tính tiền cho khách theo giá trên.

- Nhập n (số chai cần mua).

- Số chai lẻ = n mod 10; Số chai chẳn = n div 10

Bài 10:Tách số. Nhập vào một chữ số có ba số, viết chương trình tách ra số hàng trăm hàng chục và hàng đơn vị.

Ví dụ: nhập vào số n = : 352.

Kết quả: Số 352 có:

II. CẤU TRÚC RẼ NHÁNH.

Bài 11: Nhập vào chiều cao của bạn a và bạn b, in ra màn hình thông báo bạn nào cao hơn.

If a>b then writeln(‘Ban a cao hon’)

        Else writeln(‘Ban b cao hon);

Bài 12: Viết chương trình tính kết quả a chia b (a/b), với a,b được nhập từ bàn phím. Nếu trường hợp b<0 thì in thông báo phép chia không thực hiện được.

Bài 13: Nhập vào 3 cạnh a, b, c của một tam giác. Viết chương trình cho biết đây có phải là một tam giác đều không?

- Nếu a=b và b=c và thì là tam giác đều, ngược lại không là tam giác đều.

Bài 14: Nhập vào 3 cạnh a, b, c của một tam giác. Viết chương trình cho biết đây có phải là một tam giác cân không?

- Nếu a=b hoặc b=c hoặc a=c và thì là tam giác cân, ngược lại không là tam giác cân.

Bài 15: Nhập vào 3 cạnh a, b, c của một tam giác. Viết chương trình cho biết đây có phải là một tam giác vuông không?

- Nếu a2=b2+c2 hoặc b2= c2 +a2 hoặc c2= a2+b2 là tam giác vuông.

III. CẤU TRÚC LẶP VỚI SỐ LẦN XÁC ĐỊNH.

Bài 16: Nhập vào số nguyên dương n, viết chương trình in ra các số lẻ nhỏ hơn hoặc bằng n. 

- Nhập n; - For i:= 1 to n do If i mod 2 = 1 then write(i, ‘ ‘);

Bài 17: Nhập vào số nguyên dương n, viết chương trình tính tổng các số lẻ nhỏ hơn hoặc bằng n.

- Nhập n; - TL:= 0; for i:= 1 to n do If i mod 2 = 1 do TL:= TL +i; (Nếu tính tổng chẳn thì điều kiện: i mod 2 = 0) - In kết quả (TL).

Ghi chú: Bài 16, 17 có thể đổi lại là số chẳn…

Bài 18: Nhập vào số nguyên dương n, viết chương trình in ra tất cả các số ước của n.

- Nhập n; - for i:= 1 to n do If n mod i = 0 then write(i, ‘ ‘);

Bài 22: In bảng cữu chương từ 2 đến 9.

- for i:=2 to 9 do For j:=1 to 10 do Writeln(i, ‘ x ‘, j, ‘ = ’, i*j);

Ghi chú: có thể sửa đề lại: VCT in ra bảng cửu chương n, với  n được nhập từ bàn phím.

Bài 19: Nhập vào số nguyên n, viết chương trình xem số n có phải là số nguyên tố không?

Cách 1: dùng câu lệnh while … do

- nhập n; - i:=2; while n mod i <>0 do i:= i+1; if i=n then writeln(n, ' la so nguyen to') else writeln(n, ' khong la so nguyen to');

Cách 2: dùng câu lệnh for … to … do

- nhập n; - dem:=0; for i:=2 to n-1 do if n mod i = 0 then dem:= dem+1; if dem=0 then writeln(n, ' la so nguyen to') else writeln(n, ' khong la so nguyen to');

Cách 3: 

KT:= true; for i:=2 to n-1 do if (n mod i)= 0 then KT := false;

Bài 19: Nhập vào số nguyên n, viết chương trình tính n!. 

n! được biết như sau:

n!= 1 với n=0. n!= 1.2.3…n (tích của n số từ 1 đến n). - Nhập n; - gt:=1; for i:=1 to n do gt:=gt*i;

Bài 20: Tính tổng của n số tự nhiên đầu tiên, với n là số nguyên dương và được nhập từ bàn phím.

- Nhập n; - tong:=0; For i:=1 to n do tong:=tong+i; - In kết quả là, tong.

Bài tập phụ không gợi ý:

Bài 21:  Các bài toán cổ:

a. Trâu đứng ăn năm

Trâu nằm ăn ba

Lụ khụ trâu già

Ba con một bó

Trăm con ăn cỏ

Trăm bó no nê.

Hỏi có bao nhiêu trâu đứng , trâu nằm , trâu già ?

b. Vừa gà vừa chó, 

bó lại cho tròn,

ba mươi sáu con, 

một trăm chân chẵn. 

Hỏi có bảo nhiêu chó gà?

IV. LẶP VỚI SỐ LẦN CHƯA BIẾT TRƯỚC.

Bài 22: Viết chương trình: Cần cộng bao nhiêu số tự nhiên đầu tiên để tổng nhỏ nhất lớn hơn 1000. In ra màn hình số tự nhiên và số tổng  đó. (SGK t65 VD3).

Ghi chú: Bài này được nâng cao hơn nếu là : Cần cộng bao nhiêu số tự nhiên đầu tiên để tổng nhỏ nhất lớn hơn n, với n được nhập từ bàn phím.

Bài 23: Viết chương trình tính tổng T=1/1+1/2+1/3+…+1/100. Làm bằng 2 cách: dùng lệnh for … to … do … và while … do ….

Ghi chú: bài này cũng có thể sửa lại số 100 là n, với n được nhập từ bàn phím.

Bài 24: Viết chương trình để tính trung bình của n số thực x1, x2,x3,x4…xn. Biết các số n và x1, x2,x3,x4…xn được nhập từ bàn phím.

V. LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ - BÀI TẬP MẢNG.

Bài 25: Viết chương trình nhập dãy số gồm  n số nguyên nhập từ bàn phím, thực hiện:

  • In dãy số đã nhập ra màn hình. 
  • In dãy số đó theo thứ tự ngược lại.
  • Phần tử thứ x có giá trị là bao nhiêu? (x

Bài 26: Nhập vào n số nguyên dương, viết chương trình tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất trong n số đó.

- Nhập n, nhập giá trị từng phần tử. - max:=a[1]; for i:=2 to n do if max<=a[i] then max:=a[i]; min:=a[1]; for i:=2 to n do if min>=a[i] then min:=a[i]; - In kết quả, min max.

Bài 27: Viết chương trình nhập dãy n số và in ra tổng các số chẳn, tổng các số lẽ trong dãy vừa nhập.

- Nhập n, nhập giá trị từng phần tử. - TC:=0; TL:=0; for i:=1 to n do if a[i] mod 2= 0 then TC:=TC+a[i] else TL:=TL+a[i]; - In kết quả, TC, Tl.

Bài 28: Viết chương trình nhập n số và cho biết số nhỏ nhất trong các số vừa nhập là số thứ mấy.

- Nhập n, nhập giá trị từng phần tử. - min:=a[1]; for i:=2 to n do if min>=a[i] then Begin min:=a[i]; k:=i; end; - In kết quả, số thứ k.

Ghi chú: sửa lại đề đối với trường hợp số lớn nhất.

Bài 29: Viết chương trình nhập n số, sắp xếp và in ra các số đã nhập theo thứ tự:     

a. Tăng dần.

b. Giảm dần.

Bài giải

a. - Nhập n, nhập giá trị từng phần tử.

- for i:=1 to n-1 do for j:=i+1 to n do if a[i]>a[j] then begin tam:=a[i]; a[i]:=a[j]; a[j]:=tam; end; - In kết quả, dãy số đã sắp xếp tăng dần: for i:=1 to n do write(a[i],' ');

b. Đối với trường hợp giảm dần thì điều kiện ngược lại a[i]

Bài 30: (SGK t77) Viết chương trình nhập điểm trung bình của n bạn trong lớp. sau đó in ra màn hình có bao nhiêu bạn đạt loại giỏi, khá, trung bình, yếu. 

Biết:

Loại Giỏi: ĐTB >=8.0, Khá: ĐTB>=6.5 và ĐTB<8.0

Loại Trung bình: ĐTB < 6.5 và ĐTB >=5.0. Loại yếu: ĐTB <5.0.

  • Cách làm pascal lớp 8
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

1. Mục đích, yêu cầu

- Bước đầu làm quen với môi trường lập trình Free Pascal, nhận diện màn hình soạn thảo, cách mở các bảng chọn và chọn lệnh.

- Gõ được 1 chương trình Pascal đơn giản

- Biết cách dịch, sửa lỗi trong chương trình, chạy chương trình và xem xét kết quả.

2. Nội dung

Bài 1: làm quen với việc khởi động và thoát khỏi Free Pascal. Nhận biết các thành phần trên màn hình của Free Pascal.

a) Khởi động Free Pascal bằng cách nháy đúhp chuột vào biểu tượng trên màn hình nền

b) Quan sát màn hình của Free Pascal và so sánh với hình 1 sau đây:

c) Nhận biết các thành phần: Thanh bảng chọn, tên tệp đang mở, con trỏ, dòng trợ giúp phía dưới màn hình.

d) Nhấn phím F10 để mở bảng chọn, sử dụng các phím mũi tên để di chuyển qua lại giữa các bảng chọn.

e) Nhấn phím Enter để mở 1 bảng chọn.

f) Quan sát các lệnh trong từng bảng chọn.

g) Sử dụng các phím mũi tên lên xuống để di chuyển giữa các dòng lệnh trong 1 bảng chọn

h) Nhấn tổ hợp phím Alt + x để thoát khỏi Free Pascal

Gợi ý:

c. Sử dụng hình sau:

Bài 2: Soạn thảo, lưu, dịch và chạy chương trình

a) Khởi động lại Free Pascal và gõ các dòng lệnh dưới đây:

b) Lưu chương trình bằng lệnh File → Save hoặc nhấn phím F2, gõ tên sau khi hộp thoại hiện lên và nhấn Enter hoặc nháy OK.

c) Nhấn tổ hợp phím Alt + F9 để dịch chương trình. Kết quả:

d) Ấn tổ hợp Ctrl + F9 để chạy chương trình, sau đó ấn Alt + F5 để quan sát kết quả:

Bài 3: tìm hiểu một số lỗi trong chương trình và thông báo lỗi

a) Xóa dòng lệnh Begin và dịch chương trình, khi đó thông báo lỗi sẽ hiện ra như sau:

b) Xóa dòng lệnh End và dịch chương trình, khi đó thông báo lỗi sẽ hiện ra như sau:

c) Nhấn tổ hợp phím Alt + x để thoát khỏi Free Pascal, nhưng không lưu chỉnh sửa.

Bài 4: hãy chỉnh sửa chương trình để in ra lời chào và tên của em, ví dụ:

Chao cac ban

Toi ten la Pham Nhu Anh

Gợi ý:

Tổng kết

1. Các bước đã thực hiện:

   - Khởi động Free Pascal

   - Soạn thảo chương trình

   - Biên dịch chương trình: Alt + F9

   - Chạy chương trình: Ctrl + F9

2. Pascal không phân biệt chữ hoa, chữ thường: begin, BeGin hay BEGIN đều đúng.

3. Các từ khóa của Pascal trong bài là: program, begin, end.

4. Dấu chấm phẩy ; được dùng để phân cách các lệnh trong Pascal.

5. Lệnh kết thúc chương trình là end. Mọi thông tin đứng sau lệnh này sẽ bị bỏ qua.

6. Lệnh writeln và write đưa thông báo ra màn hình, thông tin được đặt trong dấu nháy đơn ‘’. Writeln đưa con trỏ xuống dòng còn write thì không.

7. Câu lệnh clrscr dùng để xóa màn hình và chỉ sử dụng được khi đã khai báo thư viện crt. Thư viện crt chứa các lệnh viết sẵn để thao tác với màn hình và bàn phím.

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Tin học 8 hay khác:

  • Lý thuyết & 120 câu trắc nghiệm Tin học 8
  • Top 40 Đề thi Tin học 8 có đáp án

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Cách làm pascal lớp 8
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 8 có đáp án

Cách làm pascal lớp 8

Cách làm pascal lớp 8

Cách làm pascal lớp 8

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Cách làm pascal lớp 8

Cách làm pascal lớp 8

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: fb.com/groups/hoctap2k8/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Tin học 8 | Soạn Tin học lớp 8 | Trả lời câu hỏi Tin học 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tin học lớp 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

ly-thuyet-trac-nghiem-tin-hoc-8.jsp