Cách mạng khoa học kĩ thuật là gì

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 51 SGK Lịch sử 9

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật trong thời gian gần đây có những thành tựu nào quan trọng đáng chú ý?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 9 trang 48, 49, 50, 51 để trả lời.

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật trong thời gian gần đây đã có nhiều thành tựu quan trọng đáng chú ý trên tất cả các lĩnh vực. Có thể nêu khái quát qua bảng sau:

Bảng: Thành tựu chính của cách mạng Khoa học - công nghệ

Câu hỏi:

Quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là?

A.Anh

B.Mĩ

C.Pháp

D.Nhật Bản

Đáp án đúng B.

Quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là Mĩ, diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX, Mĩ là nước đi đầu về khoa học kĩ thuật và công nghệ trên thế giới và thu được nhiều thành tựu kì diệu.

Giải thích việc chọn đáp án đúng là B do:

– Nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ

+ Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

+ Sự bùng nổ dân số, sự vơi cạn tài nguyên thiên nhiên, do nhu cầu của chiến tranh…

+ Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật lần thứ nhất là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa học – kỹ thuật lần II và cách mạng công nghệ bùng nổ.

– Đặc điểm cuộc cách mạng khoa học- công nghệ

+ Khoa học – kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

+ Khoa học gắn liền với kỹ thuật, đi trước mở đường cho kỹ thuật. Đến lượt mình, kỹ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất.

+ Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, là nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.

– Hai giai đoạn cách mạng khoa học- kĩ thuật:

+ Giai đoạn 1: Từ những năm 40 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

+ Giai đoạn 2: Từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay. Cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học- kĩ thuật nên giai đoạn này còn được gọi là cách mạng khoa học- công nghệ.

– Mĩ khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, đi đầu về khoa học kĩ thuật và công nghệ trên thế giới và thu được nhiều thành tựu kì diệu:

+ Sáng chế các công cụ sản xuất mới [máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động];

+ Các nguồn năng lượng mới;

+ Những vật liệu tổng hợp mới;

+ “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp;

+ Cách mạng trong giao thông và thông tin liên lạc;

+ Đi đầu trong công cuộc chinh phục vũ trụ;

+ Sản xuất vũ khí hiện đại.

Nền kinh tế Mĩ không ngừng tăng trưởng, đời sống vật chất, tinh thần của người dân có nhiều thay đổi.

Cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất gắn với quá trình công nghiệp hóa, bởi cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ lao động thủ công lên lao động cơ khí, từ đó xuất hiện khái niệm công nghiệp hóa [SGK Giáo dục công dân 11, Trang 49].

Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất ứng với quá trình nào sau đây?

A. Công nghiệp hóa

B. Tự động hóa

C. Hiện đại hóa

D. Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

Đáp án đúng A.

Cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất gắn với quá trình công nghiệp hóa, bởi cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ lao động thủ công lên lao động cơ khí, từ đó xuất hiện khái niệm công nghiệp hóa [SGK Giáo dục công dân 11, Trang 49].

Giải thích lý do chọn đáp án A:

Nhân loại đã trải qua hai cuộc cách mạng kĩ thuật:

1/ Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ lao động thủ công lên lao động cơ khí, từ đó xuất hiện khái niệm công nghiệp hóa.

Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí.

2/ Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ hai gắn với quá trình chuyển từ lao động cơ khí lên lao động dựa trên công cụ tự động hóa, sử dụng rộng rãi người máy và những công nghệ hiện đại khác, từ đó xuất hiện khái niệm hiện đại hóa.

Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế – xã hội.

Trong thời đại ngày nay, một nước thực hiện công nghiệp hóa muộn như Việt Nam, muốn rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước phát triển đòi hỏi công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế – xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghiệp, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

Video liên quan

Chủ Đề