Cách mạng tháng 10 nga năm 1917 đã đánh dấu mốc mở đầu của thời kỳ lịch sử thế giới

Mục lục

Nguyên nhânSửa đổi

Bài chi tiết: Nguyên nhân và tình hình nước Nga trước cách mạng Nga 1917
Xem thêm: Cách mạng Nga 1917

Sau Cách mạng Tháng Hai, tình hình nước Nga tồn tại song song hai chính quyền đó là: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu công nhân và binh lính. Sau khi nắm được chính quyền, chính phủ lâm thời đã không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như vấn đề ruộng đất của nông dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếu lương thực và nhất là quyết theo đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng.

Trái với kỳ vọng của người dân Nga, lãnh đạo chính phủ lâm thời là Alexander Kerensky vẫn muốn nước Nga tiếp tục tham gia Thế chiến thứ nhất để tranh giành quyền lực với Đế quốc Đức và Đế quốc Áo – Hung, bất kể việc đất nước đã trở nên kiệt quệ và thương vong của binh sĩ đã quá lớn [tới giữa năm 1917, gần 2 triệu lính Nga đã tử trận và khoảng 5 triệu bị thương]. Tâm lý phản chiến dâng cao trong binh sỹ, người dân ở hậu phương cũng bất bình vì hy vọng có được hòa bình đã tan vỡ.

Trong hoàn cảnh đó, lãnh tụ của Đảng Bolshevik, Vladimir Ilyich Lenin từ Thụy Sĩ trở về nhà ga Phần Lan ngày 3 tháng 4 năm 1917 đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của nhân dân Petrograd. Ngày 4 tháng 4 năm 1917, Lenin đọc một bài phát biểu quan trọng có nhan đề "Những nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng hiện nay". Bản báo cáo này đã đi vào lịch sử với tên gọi "Luận cương tháng Tư" chỉ ra con đường chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Lenin chỉ rõ rằng cần phải chấm dứt tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại bằng cách chuyển giao chính quyền về tay các Xô Viết: "Điều độc đáo trong thời sự nước Nga chính là bước quá độ từ giai đoạn thứ nhất của cách mạng là giai đoạn đã đem lại chính quyền cho giai cấp tư sản tiến lên giai đoạn thứ hai của cách mạng là giai đoạn phải đem lại chính quyền cho giai cấp vô sản và cho những tầng lớp nghèo trong nông dân". Về phương pháp đấu tranh, Lenin viết: "Vũ khí ở trong tay nhân dân, không có sự cưỡng bức nào từ bên ngoài đối với nhân dân, đó là thực chất của sự vật. Điều đó cho phép và bảo đảm sự phát triển và hòa bình của cách mạng". Tuy nhiên, Lenin cũng chỉ rõ phải sẵn sàng chuyển sang khởi nghĩa vũ trang một khi hoàn cảnh thay đổi, nếu các Xô Viết bị tấn công.

Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai quyết định cách mạng Tháng Mười

Để bày tỏ sự ủng hộ Đảng Bolshevik, Ngày Quốc tế Lao động 18 tháng 4 [1 tháng 5] năm 1917, công nhân Nga biểu tình đòi hòa bình, dân chủ. Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ lâm thời gửi công hàm cho các nước phe Hiệp ước cam kết theo đuổi chiến tranh đến cùng gây sự phẫn nộ trong dân chúng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Bolshevik, ngày 20 và 21 tháng 4, hàng chục vạn người dân Nga xuống đường biểu tình hòa bình, giơ cao khẩu hiệu "Tất cả chính quyền về tay Xô Viết", "Hòa bình, ruộng đất, bánh mì". Những cuộc biểu tình này làm cho Chính phủ lâm thời khủng hoảng. Ngày 2 tháng 5 [25 tháng 5] trước áp lực của quần chúng, Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Chiến tranh phải từ chức. Ngày 5 tháng 5, Chính phủ lâm thời tiến hành cải tổ và thành lập chính phủ liên hiệp tăng thêm số ghế cho các đảng thỏa hiệp.

Ngày 18 tháng 6 [1 tháng 7], phái Menshevik và Đảng Xã hội Cách mạng đã âm mưu tổ chức một cuộc biểu tình quần chúng để biểu dương lực lượng nhưng phái Bolshevik đã tham gia cuộc biểu tình này và biến nó thành cuộc biểu tình ủng hộ đường lối Bolshevik với các khẩu hiệu: "Đả đảo chiến tranh", "Tất cả chính quyền về tay các Xô Viết".

Vladimir Lenin, lãnh tụ đảng Bolshevik

Ngoài mặt trận, Cuộc tổng tấn công của Kerensky, một chiến dịch tổng tấn công lớn của quân Nga theo lệnh của chính phủ lâm thời vào liên quân Đức, Áo-Hung đã thất bại nặng nề với 60.000 binh lính Nga bị bắt hoặc bị giết, hơn 200.000 bị thương. Tin thất bại gây sự căm phẫn và bất bình rất lớn trong nhân dân Nga.

Ngày 3 tháng 7, hơn 500.000 nhân dân Petrograd xuống đường biểu tình đòi chuyển giao chính quyền về tay Xô Viết nhưng Chính phủ lâm thời đã từ chối và ra lệnh cho binh lính bắn vào đoàn biểu tình, làm hơn 1.000 người chết và 2.000 người bị thương. Sau đó, Chính phủ Lâm thời tiến hành đàn áp và bắt các đảng viên Bolshevik. Các nhà in và nhà báo bị cấm đưa tin về vụ đàn áp. Chính phủ ra lệnh truy nã Lenin để đưa ra tòa, các đơn vị cách mạng bị tước khí giới hoặc bị đẩy ra mặt trận. Từ đó, trong tháng 7, tình trạng hai chính quyền song song tồn tại kết thúc với thắng lợi thuộc về giai cấp tư sản.

Trước tình hình đó, từ ngày 26 tháng 7 đến 3 tháng 8, Đảng Bolshevik đã họp đại hội VI để đánh giá tình hình và vạch ra sách lược đấu tranh. Đại hội chỉ rõ phải chuẩn bị chuyển sang khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền. Đại hội cũng chủ trương tạm thời rút bỏ khẩu hiệu "Tất cả chính quyền về tay Xô Viết" còn Lenin rút về hoạt động bí mật. Về phái chính phủ lâm thời, chính phủ liên hiệp đưa Alexander Kerensky, lãnh tụ đảng Xã hội Cách mạng lên làm thủ tướng. Kornilov Affair, một viên tướng cũ của chế độ Nga hoàng, được sự đồng ý của Kerensky đưa quân đội về Petrograd để thiết lập lại trật tự. Nhưng khi đưa quân về thủ đô, Kornilov quyết định gây bạo loạn để lật đổ chính phủ lâm thời, giành lấy chính quyền cho mình.

Ngày 25 tháng 8, Kornilov tuyên bố thiết quân luật ở Petrograd, giải tán chính phủ Kerensky và lập chính phủ do mình cầm đầu. Dưới sự lãnh đạo của Lenin, Đảng Bolshevik đã kêu gọi và tổ chức công nhân và nhân dân bảo vệ thủ đô Petrograd. Công nhân đường sắt phá hoại ngầm các đoàn tàu chuyên chở quân của Kornilov. Các đội Cận vệ đỏ - lực lượng vũ trang của công nhân được nhanh chóng thành lập ở các nơi. Công nhân vũ trang canh giữ bảo vệ các nhà máy và nhà ga xe lửa. Nhờ sự tuyên truyền giải thích của những người Bolshevik và công nhân, các đơn vị quân đội của Kornilov đã kháng lệnh, từ chối tiến về thủ đô và bắt giữ các sĩ quan. Tướng Kornilov bị bắt giam.

Alexander Kerensky

Như vậy, Lenin đã phát động quần chúng đánh tan ý định thiết lập chính quyền quân sự của Kornilov, đồng thời phản đối chính sách tiếp tục theo đuổi chiến tranh của chính phủ Kerensky, do đó sau khi cuộc nổi loạn bị dập tắt, uy tín của đảng Bolshevik tiếp tục dâng cao. Những đại biểu Menshevik và Xã hội Cách mạng dần bị các đại biểu Bolshevik thay thế trong các Xô Viết.

Trong khi đó, chính phủ lâm thời của Kerensky tỏ ra yếu kém, bất lực, không thể điều hành nổi đất nước. Từ mùa thu năm 1917, nước Nga đã lâm vào một cuộc khủng hoảng rất trầm trọng. Nền kinh tế đất nước đứng trước thảm họa, sản xuất công nghiệp chỉ bằng 36,4% so với năm trước, nông nghiệp cũng sụt giảm, giao thông vận tải hầu như bị tê liệt. Nạn đói đã xảy ra ở nhiều vùng trong nước, nhất là ở các thành phố. Ngoài mặt trận, quân đội Nga tan rã hàng loạt, quân đội Đức liên tiếp chiếm được nhiều vùng lãnh thổ của Nga. Trong hoàn cảnh đó, người dân Nga cảm thấy rất bất bình với Chính phủ lâm thời.

Ngày 31 tháng 8, Xô viết vùng Petrograd và sau đó ngày 5 tháng 9, Xô viết vùng Moskva đã thông qua các nghị quyết của đảng Bolshevik và chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Từ tháng 9, Xô viết nhiều thành phố, nhiều địa phương khác đều có những thay đổi như Xô viết Petrograd. Chỉ trong một thời gian ngắn, đã có trên 250 Xô viết ủng hộ Đảng Bolshevik. Số lượng các Xô viết ở trong nước Nga đã tăng lên nhanh chóng, 600 Xô viết vào tháng 3 đã lên tới 1.600 Xô viết trong tháng Chín.

Tới giữa tháng 9, Lenin nhận định: “Hiện nay, tình thế đã thay đổi khác hẳn. Chúng ta đã giành được đa số trong giai cấp đứng làm đội tiên phong của cách mạng, đội tiên phong của nhân dân và có khả năng lôi cuốn quần chúng theo mình. Chúng ta đã giành được đa số trong nhân dân. Thắng lợi chắc chắn thuộc về chúng ta”. Với sự ủng hộ từ người dân và binh sỹ ở các khu vực lớn, thời cơ để đảng Bolshevik tiến hành Cách mạng đã chín muồi.

Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã khái quát tình hình[4]

Nhân dịp lính chết nhiều, dân gian đói khổ, thợ thuyền thất nghiệp, Chính phủ lôi thôi; bọn hoạt đầu xúi dân rằng bây giờ cách mệnh đuổi vua đi, thì ruộng đất sẽ về dân cày, công xưởng sẽ về người thợ, nhân dân sẽ được quyền Chính phủ, chiến tranh sẽ hoá ra hoà bình.

Chẳng ngờ lúc tháng 2 đuổi vua đi rồi, tụi hoạt đầu và tụi tư bản lên cầm chính quyền, bao nhiêu lời nguyền ước chúng nó quên hết. Chúng nó cứ bắt lính đi đánh; ruộng đất cứ ở tay địa chủ, lò máy cứ ở tay nhà giàu; công nông cũng không được dự vào Chính phủ.

Khi cách mệnh đuổi vua, Đảng Cộng sản vẫn đứng đầu dân chúng. Nhưng lúc ấy đảng viên hẵng còn ít, và hoàn cảnh chưa đến, nên chưa giựt lấy chính quyền. Cách mệnh xong lúc tháng 2. Từ tháng 2 đến tháng 4, dân nhiều người còn tưởng rằng Chính phủ mới chưa kịp thi hành những việc lợi dân, vì chưa có thì giờ.

Đến tháng 4 thì ông Lê-nin và nhiều đồng chí ở ngoại quốc về. Từ tháng 4 đến tháng 11, Chính phủ mới thì mỗi ngày mỗi lộ mặt phản kách mệnh ra. Còn đảng viên cộng sản phần thì đi tuyên truyền cho dân rằng: "Đấy, các anh xem đấy, tụi hoạt đầu là thầy tớ của tư bản và đế quốc chủ nghĩa, chúng nó chẳng hơn gì vua...”, làm cho ai cũng oán Chính phủ mới, phần thì luồn vào nông - công - binh, tổ chức bí mật để thực hành cộng sản cách mệnh.

Cuối tháng 10, đâu cũng có tổ chức cả rồi, ai cũng muốn cử sự. Nhưng ông Lênin bảo: "Khoan đã! Chờ ít bữa nữa cho ai ai cũng phản đối Chính phủ, lúc ấy sẽ cử sự". Đến ngày 5 tháng 11, Chính phủ khai hội để ban bố phép luật mới, mà phép luật ấy thì lợi cho tư bản mà hại cho công - nông... Quả nhiên ngày mồng 7, Đảng Cộng sản hạ lệnh cách mệnh, thì thợ thuyền ào đến vây Chính phủ, dân cày ào đến đuổi địa chủ. Chính phủ phái lính ra dẹp, thì lính ùa theo thợ thuyền mà trở lại đánh Chính phủ.

Những dấu mốc chính của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại qua ảnh

Chủ Nhật, 07-11-2021, 10:30
Facebook Email Bản in +
Đêm 7/11/1917, Đại hội các Xô-viết được triệu tập, thành lập Chính quyền Xô-viết do V.I.Lenin đứng đầu. [Ảnh: Tư liệu TTXVN].

Cách mạng Tháng Mười Nga đã trôi qua 104 năm, nhưng giá trị lớn lao vẫn luôn chói sáng và vẹn nguyên qua mọi thời đại. Cuộc cách mạng vĩ đại này đã mở ra một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu; là nguồn cổ vũ lớn lao cho sự nghiệp đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

Trên thực tế, những tiền đề của Cách mạng Tháng Mười Nga đã xuất hiện từ đầu năm 1917 khi Cách mạng Tháng Hai dân chủ tư sản đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng. Sau cuộc cách mạng này, tại Nga tồn tại 2 chính quyền song song là Chính phủ lâm thời tư sản [chuyên chế của giai cấp tư sản] và Xô-viết do các đại biểu công nhân và binh sĩ, đứng đầu là Xô-viết Petrograd [chuyên chính vô sản]. [Ảnh: Opeterburge.ru]

Tuy nhiên, Cách mạng Tháng Hai đã không đáp ứng được kỳ vọng đặt ra. Sau khi nắm được chính quyền, Chính phủ lâm thời không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như ruộng đất, việc làm, lương thực, đồng thời nhất quyết theo đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng. [Ảnh: kommersant.ru/namm-mdf.ru]

Nga lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị hết sức trầm trọng, mâu thuẫn xã hội càng thêm gay gắt. Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, binh lính và các dân tộc thiểu số diễn ra sôi nổi, dồn dập với quy mô rộng lớn. Số người ủng hộ Đảng Bolshevik do V.I.Lenin đứng đầu ngày càng tăng. Trong ảnh: Cuộc biểu tình tháng 5 tại Petrograd. [Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Leningrad]
Trước tình hình đó, V.I.Lenin và Ðảng Bolshevik đã xác định Cách mạng Nga cần chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong ảnh: Các thành viên của Liên minh đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân. [Ảnh: TASS]
Tháng 4/1917, V.I.Lenin về nước để trực tiếp lãnh đạo Cách mạng Nga. Ngày 16/4/1917, V.I.Lenin đến Thủ đô Petrograd để trình bày Luận cương Tháng Tư, văn kiện mang tính cương lĩnh đề ra đường lối giành chiến thắng cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. [Ảnh: Tạp chí "Ngọn lửa nhỏ"]
Do Chính phủ lâm thời công khai đàn áp các phong trào đấu tranh quần chúng và bắt giam các đảng viên Ðảng Bolshevik, V.I.Lenin phải rút vào hoạt động bí mật. Ngày 7/10/1917, V.I.Lenin từ Phần Lan trở về Petrograd để trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa khi nhận thấy thời cơ cách mạng đã chín muồi. Trong ảnh: Năm 1917, V.I. Lenin đã cải trang thành một thợ máy để bí mật trở về Petrograd từ Phần Lan trên chiếc đầu máy hơi nước này. [Ảnh: TASS]
Trong khi các tổ chức Ðảng Bolshevik tích cực triển khai những công việc cần thiết để tiến tới khởi nghĩa vũ trang, ngày 24/10/1917, Chính phủ lâm thời bắt giam các ủy viên của Ủy ban Quân sự cách mạng, lục soát và đóng cửa các tờ báo của Ðảng Bolshevik. Thủ tướng Chính phủ lâm thời A.Kerenski tuyên bố sẽ áp dụng mọi biện pháp để tiêu diệt cuộc khởi nghĩa ở Petrograd. Trong ảnh: Thủ tướng Chính phủ lâm thời A.Kerenski. [Ảnh: Tạp chí "Ngọn lửa nhỏ"].
Trước tình hình cực kỳ nghiêm trọng, V.I.Lenin chủ trương phải tiến hành khởi nghĩa ngay. Rạng sáng 25/10/1917 [tức ngày 7/11/1917 dương lịch], từ Cung điện Mùa Ðông và một vài nơi, các lực lượng khởi nghĩa đã làm chủ tình hình ở Petrograd. [Ảnh: Tư liệu TTXVN]
10 giờ sáng 25/10, Trung tâm quân sự cách mạng của Xô-viết Petrograd công bố lời kêu gọi "Gửi các công dân nước Nga" do V.I.Lenin dự thảo, trong đó tuyên bố Chính phủ lâm thời đã bị lật đổ, chính quyền đã về tay các Xô-viết. [Ảnh: Wikimedia]
Ðến 21 giờ 40 phút, sau pháo lệnh của chiến hạm “Rạng đông”, quân khởi nghĩa tiến công Cung điện Mùa Ðông, nơi cố thủ cuối cùng của Chính phủ lâm thời. Tới 2 giờ 10 phút rạng sáng 26/10/1917, Cung điện Mùa Ðông bị chiếm, các bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời bị bắt giữ. Thủ tướng Chính phủ lâm thời A. Kerenskii trốn chạy ra nước ngoài. [Ảnh: TASS]
V.I.Lenin với các chiến sĩ cách mạng trong Cung điện Mùa Đông những ngày Cách mạng Tháng Mười năm 1917. [Ảnh: Tư liệu TTXVN]
Cũng trong ngày 25/10/1917, Ðại hội các Xô-viết toàn Nga lần thứ II khai mạc. Tại phiên họp diễn ra đêm 26 rạng sáng 27/10/1917, Ðại hội thông qua hai văn kiện đầu tiên của Chính quyền Xô-viết: "Sắc lệnh hòa bình" và "Sắc lệnh ruộng đất" do V.I.Lenin dự thảo. Ðại hội đã bầu ra Chính phủ Xô-viết đầu tiên, được gọi là Hội đồng các Ủy viên nhân dân do V.I.Lenin đứng đầu. [Ảnh: Tư liệu TTXVN].
Ngày 15/11/1917, Chính quyền Xô-viết được thiết lập tại Moscow. Ðến tháng 3/1918, Chính quyền Xô-viết giành thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi cả nước Nga rộng lớn. Cách mạng Tháng Mười Nga toàn thắng. Tranh của họa sĩ I. Toidze. [Ảnh: mir24.tv]
Lãnh tụ Đảng Bolshevik V. I. Lenin đọc diễn văn tại Quảng trường Đỏ trong Lễ kỷ niệm một năm ngày Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại năm 1918. [Ảnh: Mir24.tv]

Trên thực tế Cách mạng Tháng Mười diễn ra vào tháng 11 [và Cách mạng tháng Hai diễn ra vào tháng 3]. Sở dĩ như vậy vì trước đây Nga dùng lịch cũ [lịch Julius], thường chậm hơn 2 tuần so với Dương lịch hiện nay.

Năm 1918, Nga tổ chức Lễ kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười vào ngày 7/11 theo lịch mới [lịch Gregory – Dương lịch]. Tại Moscow hôm đó đã diễn ra lễ duyệt binh trang trọng trên Quảng trường Đỏ.

Năm 1927, Liên Xô ra quy định áp dụng hai ngày nghỉ lễ 7-8/11 nhân kỷ niệm 10 năm Cách mạng Tháng Mười. Ngày 25/9/1992, Nga sửa đổi Luật lao động và ngày 8/11 không còn là ngày nghỉ nữa.

Ngày 7/11/1996, Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã ký sắc lệnh, theo đó ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười vĩ đại được đổi tên thành Ngày hòa hợp và hòa giải. Từ 29/12/2004, ngày 7/11 trở thành ngày làm việc bình thường.

Năm 2005, Nga quy định ngày 7/11 là một trong những ngày tháng đáng nhớ trong lịch sử Tổ quốc, gắn liền với những sự kiện lịch sử quan trọng nhất đối với nhà nước và xã hội.

THU HƯƠNG [Tổng hợp]
104 năm Cách mạng Tháng Mười Nga Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại
Facebook Twitter Link EmailQuay lại

Video liên quan

Chủ Đề