Cách nấu nước đường như thế nào

Bật mí cách nấu nước đường không bị đông cứng khi để nguội: Nước đường luôn là nguyên liệu không thể thiếu trong việc nấu chè, làm bánh,… nhằm giúp đạt được độ đồng nhất và thuận tiện trong việc pha chế và chế biến hơn. Bên cạnh đó, nước đường được nấu rất đơn giản, không cầu kỳ hay phúc tạp, chỉ cần dùng chút thời gian là bạn đã có ngay một phần nước…

Bật mí cách nấu nước đường không bị đông cứng khi để nguội: Nước đường luôn là nguyên liệu không thể thiếu trong việc nấu chè, làm bánh,… nhằm giúp đạt được độ đồng nhất và thuận tiện trong việc pha chế và chế biến hơn. Bên cạnh đó, nước đường được nấu rất đơn giản, không cầu kỳ hay phức tạp, chỉ cần dùng chút thời gian là bạn đã có ngay một phần nước đường để dùng cho các món ăn yêu thích của mình rồi. Hôm nay monmientrung.com sẽ chia sẻ đến các bạn bí quyết cách nấu nước đường cực chuẩn để nguội sẽ không bị đông cứng qua bài viết sau. Cùng tham khảo nhé!

  • Cách chưa nước màu bị đông cứng
  • Tỷ lệ pha nước đường trong pha chế
  • Cách thắng nước đường
  • Cách nấu đường đen không bị đông
  • Cách nấu đường đen không bị lại đường

Nguyên liệu nấu nước đường cực chuẩn

Cách nấu nước đường như thế nào
Nguyên liệu nấu nước đường cực chuẩn
  • + 1kg đường
  • + 600ml nước
  • + 2 quả chanh
  • + 30ml mạch nha (tùy thích)
  • + 5ml nước tro (tùy thích)

Cách thực hiện nấu nước đường để pha chế không bị đông cứng

Cách nấu nước đường như thế nào
Cách thực hiện nấu nước đường để pha chế không bị đông cứng
  • Bước 1: Đầu tiên, đem chanh rửa sạch vỏ bên ngoài rồi bổ đôi vắt lấy phần nước cốt chanh, tiếp đến cho phần nước cốt chanh vừa hoàn thành lọc qua rây để loại bỏ phần hạt. Về phần đường, nếu nấu chè thì bạn sử dụng đường trắng, còn nếu làm bánh nướng thì nên sử dụng đường nâu để món ăn có màu sắc đẹp mắt và hấp dẫn nhé!
  • Bước 2: Tiếp đến, bắc nồi nước lên bếp đun sôi, khi nước sôi thì tắt bếp cho đường vào khuấy đều đến khi dường tan bớt thì bắc lại lên bếp đun nóng đến khi hỗn hợp nước đường sôi lên thì giảm nhỏ lửa rồi cho nước chanh vào cùng phần vỏ chanh vào.

READ  Giá thịt dê tươi sống hôm nay bao nhiêu 1kg | Giá thịt dê hơi 2021

Cách nấu nước đường như thế nào

  • Bước 3: Vì nước đường khi sôi thường có rất nhiều bọt nổi lên trên, nên bạn chịu khó vớt bỏ lớp bọt này hết và nhớ không được khuấy trong quá trình đun. Nếu bạn muốn sử dụng mạch nha và nước tro thì có thể cho vào bước này, và nhớ pha thêm 20ml nước vào nồi nước tro trước khi cho vào nồi nước đường. Tuy nhiên, nếu không dùng thì bạn chỉ đun thêm khoảng 20 phút là được
  • Bước 4: Để kiểm tra nước đường đạt hay chưa, bạn chỉ việc chuẩn bị một cái chén nước nhỏ, sau đó nhỏ vài giọt nước đường xuống. Nếu nước đường tan ra ngay lập tức với nước thì độ đun chưa đạt và cần đun thêm, còn nếu đọng lại thành một hình tròn dưới đáy chén tức là bạn đun quá lâu, lúc này bạn nên cho vào thêm ít nước nóng rồi đun tiếp đến khi giọt nước đường lan ra trong 2 giây dầu nhưng vẫn giữ được dạng tròn trong chén nước thì nước đường đã đạt. Lúc này bạn tắt bếp, vớt vỏ chanh ra rồi để cho nước đường nguội dần. Khi nước đường nguội hẳn thì cho vào lọ thủy tinh để bảo quản và dùng dần. Bạn nên nhớ đây là chất rất dễ dẫn dụ kiến và các côn trùng khác nên nhớ đậy kín nắp thật chặc nhé!

Cách điều chỉnh liều lượng pha nước đường ngon nhất

Cách nấu nước đường như thế nào
Cách điều chỉnh liều lượng pha nước đường ngon nhất

Có thể điều chỉnh lượng nước đường cho vào ly nhiều hay ít hơn công thức tùy thuộc vào các yếu tố sau:

  • + Sở thích và thói quen ăn uống của bạn: Nếu bạn là người thích ăn ngọt thì bạn cho thêm đường vào hoặc ngược lại.
  • + Hoa quả theo mùa: Như cũng là quả xoài nhưng có quả ngọt quả chua, tùy loại quả và tùy mùa.

READ  Cách nấu canh bún tại nhà ngon chuẩn vị, ăn là ghiền

Lưu ý khi làm nước đường

Cách nấu nước đường như thế nào
Lưu ý khi làm nước đường
  • Trong quá trình nấu bạn dùng rây vớt bỏ bọt để nước đường trong hơn.
  • Nước cốt chanh giúp nước đường thơm ngon và muối giúp đậm vị nên bạn lưu ý chuẩn bị thêm hai nguyên liệu này khi nấu nước đường nhé.
  • Bạn không nấu lửa quá to sẽ làm nước đường nhanh tới nhưng dễ bị lại đường sau khi để nguội.
  • Nếu không biết cách xác định nước đường như thế nào là đạt thì hãy chuẩn bị một chén nước, khi nhỏ giọt nước đường vào, giọt nước đường không tan ngay và vẫn giữ nguyên hình dạng là đạt.

Mẹo xử lý khi nấu nước đường quá lửa

Cách nấu nước đường như thế nào
Mẹo xử lý khi nấu nước đường quá lửa

Những trường hợp thường gặp nhất khi nấu nước đường là bị quá lửa, đường sánh đặc, nếu để lâu thường bị lại đường. Để xử lý trường hợp này, bạn chỉ cần cho vào nước đường một ít nước nóng và tiếp tục nấu cho nước đường đạt là được.

1kg Đường pha bao nhiêu nước?

Cách nấu nước đường như thế nào
1kg Đường pha bao nhiêu nước?

Tỷ lệ chuẩn nhất khi nấu nước đường là 2 đường, 1 nước. Ví dụ, khi bạn nấu 1kg nước đường thì lượng nước cần sử dụng là 0.5 lít. Bạn không nên sử dụng quá nhiều nước vì sẽ làm thời gian nấu nước đường lâu hơn, tốn thời gian.

Bí quyết bảo quản nước đường lâu

Cách nấu nước đường như thế nào
Bí quyết bảo quản nước đường lâu

Bạn nên để nước đường nguội hẳn rồi cho vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Không nên dùng lọ nhựa để đựng nước đường vì thời gian, nhựa sẽ tiết mùi làm ảnh hưởng đến chất lượng nước đường và sức khỏe người dùng. Nếu nước đường để lâu bị sánh lại, bạn chỉ cần cho thêm chút nước nóng và nấu sôi lại là được nhé!

READ  cách nấu chè nếp khoai môn sáp | Món Miền Trung

Cách nấu nước đường pha chế đã được chia sẻ chi tiết. Hy vọng kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình pha chế đồ uống và kinh doanh mở quán. Ở bài viết tiếp theo, mời các bạn tham khảo bài viết thức uống bổ dưỡng là gì tại websita của chúng tôi ngay nhé.

Kết: Tỷ lệ 2 đường 1 nước: Tính bằng thể tích, ví dụ bạn lấy bát đong đường thì bạn lấy bát đong nước. Vì nước đường không bị ôi thiu nên bạn không cần bảo quản trong tủ lạnh vì khi đó nước đường sẽ bị cô đặc lại khó cho việc định lượng. Vì thế, bạn chỉ việc bảo quản ở nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng là được. Với những trường hợp để lâu ngày, thì lâu lâu nên lấy ra đun lại đồng thời cũng thêm một ít nước vào để bù lại lượng nước bị mất đi nhé! Xem thêm tỷ lệ pha nước chanh

Một số từ khóa tìm kiếm liên quan:

  • Cách chưa nước màu bị đông cứng
  • Tỷ lệ pha nước đường trong pha chế
  • Cách thắng nước đường
  • Cách nấu đường đen không bị đông
  • Cách nấu đường đen không bị lại đường

See more articles in category: Cẩm nang bếp

Nước đường là nguyên liệu rất thường dùng trong làm bánh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nấu nước đường như thế nào để không bị lại đường. Hôm nay, Ngon.online sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu nước đường ngon cho món bánh thơm lừng. Các bạn hãy cùng vào bếp với Ngon.online để biết công thức cách làm này nhé.

> Cách làm bánh Pudding sữa truyền thống cực nhanh, cực ngon

> Cách làm bánh Brownie ngọt ngào cho ngày Giáng sinh

Cách nấu nước đường như thế nào

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Đường – 1kg

Bạn có thể chọn đường trắng, đường nâu hoặc đường vàng tùy ý. Đường trắng sẽ có màu trắng trong, không gây ảnh hưởng gì đến màu sắc của bánh. Còn đường nâu hoặc đường vàng khi nấu xong sẽ có màu đậm hơn do đó có thể sẽ làm ảnh hưởng đến màu sắc của bánh sau khi nướng. Thông thường, làm bánh trung thu, người ta hay dùng đường nâu hoặc đường vàng để bánh được lên màu đẹp.

Chanh vàng – 1 quả

Bạn có thể dùng chanh vàng hoặc chanh xanh bình thường cũng được. Nhưng nếu sợ đắng thì bạn nên chọn chanh vàng nhé. Đây là nguyên liệu rất đặc biệt mà không phải ai cũng biết khi tự nấu nước đường tại nhà. Nước chanh hoặc nước dứa sẽ giúp khắc phục tình trạng lại đường (là hiện tượng đường bị cô đặc lại thành những hạt li ti trong nước đường khi nấu xong). Ngoài ra, nước chanh còn giúp nước đường được thơm và thanh vị hơn.

Cách nấu nước đường

Bước 1: Chanh đem rửa sạch và lau khô. Sau đó, bạn vắt chanh lấy nước cốt, lọc bỏ hạt. Vỏ chanh chúng ta sẽ giữ lại để lát tận dụng tiếp nhé.

Bước 2: Bạn bắc một ấm nước đầy (600ml) lên đun sôi. Tiếp đến, bạn cho đường vào một chiếc nồi lớn. Sau khi cho đường vào, bạn nhớ dùng thìa quét hết lượng đường dính trên thành nồi xuống nhé. Rồi cho 600ml nước sôi vào khuấy đều cho đường tan bớt.

Cách nấu nước đường như thế nào

Bước 3: Kế đến, bắc nồi nước đường lên bếp đun sôi rồi hạ lửa nhỏ lại để nồi nước đường sôi lăn tăn, dùng thìa hớt sạch ván bọt trên mặt bỏ đi. Sau đó, bạn cho tiếp nước cốt chanh và vỏ chanh đã chuẩn bị vào nồi, đun ở lửa nhỏ trong khoảng 50 – 65 phút.

*** Lưu ý: Khi cho vỏ chanh vào bạn nhớ úp ngược lại để vỏ chanh nổi lên trên bề mặt nhé. Trong quá trình nấu nước đường này, bạn nhớ là không khuấy hay đảo đều nước đường lên mà chỉ để nước đường và chanh hòa vào nhau một cách tự nhiên để tránh bị hiện tượng lại đường.

Cách nấu nước đường như thế nào

Ngoài ra, trong quá trình nấu, nếu có bọt xuất hiện nổi lên trên thì bạn có thể dùng thìa nhẹ nhàng hớt bỏ lớp bọt này đi. Nhưng nhớ là nhẹ nhàng thôi nhé.

Vậy là chúng ta đã hoàn thành xong các bước nấu nước đường rồi đấy. Giờ chỉ việc ngồi đợi nước đường đạt nữa là hoàn thành rồi.

Làm sau để biết nước đường đã đạt hay chưa?

Đây là câu hỏi rất thường gặp ở các chị em khi học cách nấu nước đường tại nhà. Vì vốn dĩ nước đường là trộn đường với nước là xong rồi. Vậy nấu nước đường là nấu đến khi nào thì gọi là đạt? Ở đây, chúng ta sẽ có 3 cách để thử kiểm tra xem nước đường đã đạt chưa như sau.

Cách 1: Sau khi nấu nước đường được khoảng 40 – 45 phút, bạn múc một ít nước đường ra cho vào một chiếc đĩa bằng. Đặt thìa gần sát mặt đĩa và đợi vài giọt nước đường nhỏ xuống. Nếu nước đường lan rộng lập tức là chưa đủ đạt. Còn nếu nước đường cô đặc và cứng lại là nước đường đã nấu quá, cần cho thêm chút nước vào nấu lại. Nước đường đạt sẽ hơi lan ra một chút trong vài giây đầu nhưng vẫn giữ được dạng tròn khi nhỏ xuống đĩa.

Cách 2: Sử dụng bát nước để thử nghiệm. Bạn cho một giọt nước đường vào bát nước. Nếu nước đường hòa tan lập tức vào trong nước tức là chưa đạt. Nếu nước đường co lại thành viên tròn là đã nấu quá nhiều. Và nước đường rơi xuống mà lan ra thành quầng tròn dưới đáy bát tức là nước đường đã đạt.

Cách 3: Nếu bạn không giỏi ước lượng thì có thể dùng con số cụ thể bằng cách tính trọng lượng để kiểm tra. Với cách này, chúng ta sẽ cân trọng lượng của nồi trước. Sau khi nấu xong, ta sẽ cân tiếp trọng lượng của cả nồi nước đường rồi lấy con số này trừ đi cho trọng lượng của nồi. Nếu từ 600ml nước và 1kg đường ban đầu nấu ra khoảng 1,2kg nước đường thì tức là nước đường đã đạt.

Nước đường chưa đạt là sao để xử lý

Trong trường hợp nước đường chưa đạt thì chúng ta sẽ xử lý đơn giản như sau.

Nếu nước đường quá loãng thì chỉ cần nấu tiếp thêm vài phút nữa rồi lại áp dụng cách thử nước đường như trên đến khi thấy đạt là được.

Nếu nước đường quá đặc (có thể do để quá lâu hoặc nấu ở lửa quá to khiến nước bốc hơi nhanh) thì chỉ cần cho thêm chút nước vào nồi nấu thêm chút nữa rồi dùng phép thử thử lại lần nữa xem đạt hay chưa thì lại tiếp tục cân chỉnh thêm đi khi đạt thì tắt bếp.

Nước đường sau khi nấu xong, bạn tắt bếp, vớt vỏ chanh ra ngoài và để nguội bớt. Trong quá trình đợi nước đường hơi nguội, bạn chuẩn bị một chiếc lọ thủy tinh sạch, khô để sẵn. Sau đó, múc từng thìa nước đường cho vào lọ để bảo quản dùng dần. Nước đường càng đểu lâu sẽ càng ngấu và ngon hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng, bạn nhớ dùng thìa sạch để múc nước đường ra nhé. Chúc các bạn thành công.

Theo Ngon.online tổng hợp

  • Cách nấu nước đường như thế nào
  • Cách nấu nước đường như thế nào
  • Cách nấu nước đường như thế nào
  • Cách nấu nước đường như thế nào
  • Cách nấu nước đường như thế nào
  • Cách nấu nước đường như thế nào