Cách nấu rau củ không bị mất chất

Nhằm đảm bảo lượng dưỡng chất trong rau củ không bị giảm sút, các bà nội trợ nên chú ý đến các vấn đề sau đây khi chế biến món ăn.

• Các loại rau do chứa 70 – 80% là nước nên thường rất khó bảo quản. Do vậy, cần phải lưu ý trong việc thu hoạch, bảo quản và chế biến để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng trong rau xanh. Nếu trồng rau xanh tại nhà, nên thu hoạch rau đúng lứa, đúng kỳ. Không nên thu hoạch rau quá già (quá lứa) vì sẽ chứa nhiều chất xơ cứng làm giảm chất lượng rau.

Cách nấu rau củ không bị mất chất

Ảnh: flickr.com

• Khi mua, nên chọn rau còn tươi, tránh rau bị giập, héo úa. Lượng vitamin C có trong rau sẽ bị hao hụt ngày càng lớn nếu để rau lâu ngày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng vitamin C trong rau sẽ giảm 26% nếu để rau sau một ngày mới chế biến, giảm 41% nếu qua hai ngày.

Cách nấu rau củ không bị mất chất

Ảnh: flickr.com

• Khi bảo quản, các loại rau lá mọng nước nên dùng giấy bọc lại rồi treo ngược lên, hoặc cho rau vào túi nilon hoặc thùng có nắp đậy, sau đó cho vào tủ lạnh hoặc có thể để nơi thoáng mát, sạch sẽ. Do vitamin C rất dễ hòa tan trong nước và dễ bị phân hủy bởi oxy. Đặc biệt, khi ở nhiệt độ cao, vì vậy, để bớt hao hụt vitamin C nên cho rau vào tủ lạnh để bảo quản.

Cách nấu rau củ không bị mất chất

Ảnh: flickr.com

• Không nên ngâm rau củ trong nước quá lâu, vì chúng có thể làm thất thoát các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin B, C bởi hai loại vitamin này thường tan trong nước.

• Nên đậy nắp khi luộc rau củ vì cách này có thể giúp làm tăng áp suất thẩm thấu trong rau, tăng nhiệt độ sôi của nước, từ đó giảm thiểu lượng vitamin bị thất thoát ra ngoài. Bạn cũng có thể cho thêm chút muối vào nước khi luộc để rau giữ được màu xanh tự nhiên.

• Không nên nấu quá lâu, trong quá trình nấu cũng không nên khuấy nhiều lần. Đặc biệt, không nên hâm các món canh, xào nhiều lần vì 90% vitamin B và C sẽ mất đi khi rau bị nấu quá nhừ. Do quá trình xào rau thường làm mất nhiều vitamin hơn luộc nên khi xào, lưu ý cho lửa to, đảo thật nhanh và đều tay.

Cách nấu rau củ không bị mất chất

Ảnh: flickr.com

• Phương pháp xào rau củ với dầu ăn nên được áp dụng nếu như bạn nấu các món ăn giàu vitamin A, D, E , K vì những loại dưỡng chất này đều tan trong dầu, từ đó bạn sẽ hấp thụ các loại vitamin tốt hơn.

• Thực tế cho thấy, hấp rau bằng dụng cụ hấp sẽ làm rau không tiếp xúc trực tiếp với nước, như vậy lượng vitamin hòa tan hoặc thất thoát sẽ ít hơn. Do đó, hấp rau củ là một trong những cách nấu ăn tốt nhất để giữ cho các dưỡng chất trong món ăn được nguyên vẹn.

Cách nấu rau củ không bị mất chất

Ảnh: flickr.com

• Nấu món ăn trên một bề mặt kim loại phẳng với một ít dầu ăn, hoặc không dầu ăn đã được các nhà khoa học chứng minh là phương pháp chế biến tốt nhất đối với các loại củ cải, cần tây, hành tây và đậu xanh.

• Bên cạnh đó, các nghiên cứu thực tế còn cho thấy, làm chín món ăn trong lò vi sóng có thể giữ được 80% vitamin C của các loại rau củ vì nhiệt độ cao và thời gian nấu nướng nhanh - yếu tố quan trọng để rau không bị mất chất.

Cách nấu rau củ không bị mất chất

Ảnh: flickr.com

• Nếu bạn thích món rau trộn thì chỉ nên trộn thức ăn ngay trước bữa ăn và dùng sớm.

• Ngoài ra, nhai kỹ thức ăn cũng là thói quen tốt mà bạn nên thực hiện, nhằm giúp các chất dinh dưỡng trong rau củ được hấp thu hiệu quả nhất.

Những kiểu nấu "sai bét nhè" khiến món rau mất hết chất bổ, giữ lại chất độc

Thứ ba, ngày 21/05/2019 11:38 AM (GMT+7)

Dưới đây là những sai lầm nghiệm trọng bà nội trợ nào cũng mắc phải khi luộc rau.

Cách nấu rau củ không bị mất chất

Thời gian sơ chế cách xa thời gian nấu

Rất nhiều mẹ có thói quen rửa, thái rau rồi bảo quản để sử dụng dần nhưng cách làm này khiến dinh dưỡng trong rau bị hao hụt đi rất nhiều. Một khi đã thái rau ra rồi, nên nấu luôn để giữ được hàm lượng dinh dưỡng trong rau nhiều nhất có thể. Nếu mẹ cần rửa rau trước để dành cho những lúc bận rộn, hãy đặt rau vào trong túi có vài tờ khăn giấy, giúp hút nước ở rau rồi bỏ tủ lạnh và nấu càng sớm càng tốt.

Gọt bỏ hết vỏ

Nhiều người cho rằng vỏ rau củ thường là phần tiếp xúc với đất bẩn nên gọt bỏ đi hết. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, có một số loại rau củ tươi mà vỏ chứa nhiều vitamin C hơn cả thân và lá. Chẳng hạn bí đỏ, củ cải, cà rốt, cà tím... Vì thế các bà nội trợ được khuyên, ngoại trừ loại củ có vỏ cứng không nấu mềm được, không nên gọt hết vỏ rau củ, chỉ cần rửa thật sạch trước khi chế biến là được.

Chỉ rửa rau 3 nước

Rất nhiều người vẫn giữ thói quen chỉ rửa rau 3 nước và nghĩ rằng như thế là sạch. Thực ra,cách rửa này chỉ đúng nếu rau của bạn chỉ có đất và tạp chất bẩn, còn nếu có cả hóa chất, chúng sẽ không được rửa trôi.

Và nếu không làm sạch được tối đa những hóa chất độc hại vẫn còn lại trên rau, bạn có thể bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nặng thì ngộ độc thực phẩm.

Đó là còn chưa kể, trong rau có thể chứa rất nhiều ký sinh trùng. Để loại bỏ các loại kí sinh này, bạn cần phải rửa rau dưới vòi nước và rửa kĩ từng cọng một. Đừng nghĩ nhìn rau trắng và sạch mà đã sạch!

Giải pháp cho bạn: Cách an toàn và tích cực nhất hiện nay là bạn nên ngâm rau ít phút trong chậu nước lớn trước khi rửa.

Nếu ngâm bằng nước vo gạo thì càng tốt vì nước vo gạo sẽ giúp bạn đánh bật một phần hóa chất trên bề mặt rau hoặc ngâm rau với một chút muối để diệt trứng vi sinh vật bám trên rau.

Nấu rau với quá nhiều nước

Một số vitamin như vitamin C và vitamin B hay các chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch rất dễ bị hòa tan trong nước. Do đó, để đảm bảo dưỡng chất món rau của bé, đừng lạm dụng nấu rau với quá nhiều nước. Chính vì nấu rau với càng ít nước càng giữ lại được nhiều dinh dưỡng nên phương pháp hấp hay đun rau trong lò vi sóng tốt hơn so với luộc hoặc hầm.

Một số loại rau khi được hấp lên còn tăng hàm lượng chất chống ooxxy hóa quý giá lên gấp nhiều lần, chẳng hạn như cà rốt tăng 300% hay bắp cải tăng 400%.

Luộc rau nhỏ lửa

Rau xanh cung cấp cho cơ thể con người số lượng khổng lồ các vitamin, khoáng chất. Tuy nhiên, quy trình chế biến rau không đúng cách rất dễ khiến cho rau bị mất hết chất dinh dưỡng.

Nếu bạn luộc rau ở nhiệt độ thấp , nhiệt độ không đủ sẽ không giữ được màu xanh của rau mà còn làm tiêu tan vitamin C và B1 trong quá trình luộc. Thậm chí khi ăn một miếng rau luộc nhàu nát, không ngọt bạn cũng sẽ thấy nhạt miệng, mất ngon hơn.

Giải pháp cho bạn: Khi luộc rau, bạn nên cho vào nước một chút muối, đun to lửa cho đến khi nước sôi sùng sục mới bỏ rau vào, đậy nắp kín.

Theo nhiều nghiên cứu, chút muối giữ được màu xanh của rau, đậy nắp chỉ hao 15% vitamin, mở nắp sẽ hao mất 32%. Đảo một lần nhanh rồi vớt rau ra, ăn khi còn tái vừa ngon vừa bổ.

Nấu rau xong không ăn ngay

Khi mới vừa luộc xong, rau sẽ ngon và đảm bảo chất dinh dưỡng nhất nên bạn nên ăn hết ngay.

Nhiều người thường để rau nguội rồi mới ăn nhưng không biết rằng, nếu để sau 1 giờ mới ăn sẽ làm mất 25% lượng vitamin, sau 2 giờ mất từ 35 – 47%.

Còn nếu bạn chế biến sẵn, sau đó mới hâm lại thì vitamin mất đi tới 90%. Như vậy, bạn không nên để rau qua đêm, giá trị dinh dưỡng trong rau sẽ không còn nữa.

Trong trường hợp không ăn hết thì bạn nên bỏ đi, không nên cho vào tủ lạnh vì đây là cách lưu trữ cực kì nguy hiểm. Khi lưu trữ rau vào tủ lạnh hàm lượng nitrate có sẵn trong rau sẽ biến thành nitrite – một chất gây ung thư cực kỳ có hại cho bạn và gia đình.

Giái pháp cho bạn: Bạn nên ăn rau luôn ngay sau khi chế biến, tránh để nguội hoặc lưu trữ sẽ sinh chất độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe.

Luộc rau quá kỹ

Rau khi luộc to lửa sẽ chín rất nhanh, thậm chí với một số loại rau như rau muống rau khoai, chỉ cần sôi trào một phút là bạn có thể vớt rau ra.

Những món rau “quý tộc” như bông cải xanh tốt nhất là nên hấp, ăn tái. Tuy nhiên, nhiều bà nội trợ quá cẩn thận, sợ rau chín không kỹ nên để quá lâu.

Vì thế, làm rau không những nát mà còn mất hết vitamin và bạn sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng lẽ ra sẽ nhận được từ rau.

Giải pháp cho bạn: Hãy luộc rau đúng cách, tùy thời gian của từng loại rau. Chẳng hạn rau muống sôi nhanh, rau cải có thể lâu hơn một chút. Nhưng hãy nếm thử khi rau đến độ chín vừa, đừng để rau sôi quá lâu bạn nhé!

Bí quyết luộc rau xanh, giữ nguyên chất dinh dưỡng:

– Khi nước sôi, thêm ít muối vào để giữ màu cho rau. Tỷ lệ hợp lý là một thìa nhỏ muối trên mỗi nửa lít nước luộc.

– Chờ nước thật sôi mới cho rau vào luộc bởi rất nhiều vitamin bị mất và hòa tan ngay sau khi rau được cho vào nước. Đun sôi nhỏ lửa, khoảng 2-5 phút tùy theo từng loại rau.

– Sau 30 giây, đảo rau và thử nghiệm độ chín. Khi rau chín, dùng muôi thủng vớt ra và thả vào bát nước sạch có sẵn vài viên đá lạnh.

– Khi rau nguội, vớt ra, để ráo. Làm như thế, rau sẽ ngon, giòn và không bị nát.

– Khi luộc rau, bạn có thể cho một chút dầu ăn vào nồi nước luộc. Dầu ăn sẽ phủ một lớp mỏng bên ngoài, giúp rau của bạn xanh và bóng hơn.

Đồng thời, lớp dầu ăn còn có thể giúp rau xanh lâu hơn mà không bị đổi màu. Tuy nhiên nước luộc sẽ có váng mỡ, tùy theo khẩu vị của gia đình mà có thể sử dụng hay không.

– Một vài giọt chanh hoặc giấm cũng rất hữu ích trong việc giữ màu một vài loại rau củ như súp lơ, cà rốt. Chúng cũng rất hữu ích trong việc tăng thêm hương vị các loại rau củ.

– Một lưu ý khác bạn nên nhớ là khi luộc nên đậy nắp vung, để nước ngập phần rau. Khi rau chín tới phải vớt ra ngay, vừa bảo toàn vitamin trong rau lại không làm mất màu xanh.

Hãy thưởng thức rau luộc càng sớm càng tốt để món ăn được ngon miệng và tận dụng được nhiều dinh dưỡng.