Cách nối 2 thanh gỗ tròn

Mối nối gỗ tre và Kỹ thuật nối

Nguyên lý cơ bản và kỹ thuật
Nối những thanh tre như thế nào và mối nối nào là tốt nhất? Đầu tiên quan trọng là biết một bài nguyên lý cơ bản về mối nối tre trước khi thảo luận những kỹ thuật nối khác nhau.

  • Không sử dụng tre xanh, mới cắt. Tre phải được khô hoàn toàn trước khi sử dụng [khô trong hkông khí]. Trong suốt quá trình khô, đường kính của tre sẽ bị co rút, vì vậy những mối nối tre sẽ bị lỏng và yếu sau vài tuần
  • Không sử dụng tre dưới 3 năm tuổi. Chỉ sử dụng tre đã lớn từ 4-6 năm tuổi
  • Không sử dụng tre bị tấn công bởi công trùng [như ong]. Tre phải được sấy khô phù hợp với hỗn hỗn chứa boron ngay sau khi thu hoạch
  • Không sử dụng tre quá sum sê. Tre chỉ đạt khả năng tốt nhất một lần duy nhất trong vòng đời của chúng
  • Không sử dụng tre có vết nứt dọc
  • Sử dụng dụng cụ cắt và mối nối phù hợp
  • Sử dụng tre với đường kính và độ dày thành ống tre đạt yêu cầu

  • Không sử dụng đinh gỗ thông thường trong mối nối tre, tre sẽ bị tách ra. Thay vào đó sữ dụng dây nylon, dây thép, dây lạc với đường kính thích hợp

  • Khi sử dụng tre như là cây cột, đảm bảo rằng đầu dưới của tre kết thúc bằng một mắc tre. Nếu không tre sẽ dễ bị vỡ vụng khi bị va đập [như khi điều chỉnh vị trí của cột]
  • Khi nối tre với bu-lông, đảm bảo rằng bu-lông bắt giữa 2 mắc tre, nếu không tre có thể bị bẹp.

Trong những công trình, việc sử dụng mắc tre rất quan trọng. Cột tre hoặc dầm tre cần có một mắc tre tại mỗi đầu [hoặc là gần đầu nhất có thể], nếu không áp lực của công trình sẽ làm cho tre bị bẹp.
Khi không có cây tre với vị trí mắc tre phù hợp, nên đặt một cây gỗ tròn với đường kính phù hợp vào lỗ tại đầu ống tre.


Cách cắt tre

Đây là những cách cắt phỗ biến nhất dùng để nối tre:
Một tai/ hai tai/ vát cạnh/miệng sáo/ miệng cá
Có thể thấy trong những mô tả bên dưới, việc thực hiện những đường cắt cơ bản không yêu cầu dụng cụ công suất lớn hoặc đắt tiền, chỉ cần một số dụng cụ cầm tay truyền thống là có thể làm được.


Kỹ thuật nối tre
Để làm một mối nối tre tốt và thẩm mỹ thì hơi phức tạp bởi vì tre thì có hốc, có hình côn, có đốt với những khoảng cách khác nhau, và không tròn đều. Điều quan trọng là phải đạt được tất cả những yêu cầu này trong đầu khi thiết kế một mối nối tre.
Mặc dù những phương pháp truyền thống cũng đưa ra các mối nối, nhưng nói chung những thông tin này vẫn còn thiếu sót trong nhiều trường hợp. Rất nhiều kỹ thuật nối tre truyền thống bị yếu hay cong khi độ bền của tre bị giảm.
Trước khi tre được chấp nhận rộng rãi trong kiến trúc hiện đại [và trở nên có thể chấp nhận được để sử dụng], những vấn đề với các mối nối tre và hệ thống mối nối chung phải được giải quyết. Nói chung gỗ, thép và bê tông cũng chỉ trở thành vật liệu xây dựng cơ bản theo một cách tương tự. Có bao nhiêu giải pháp còn vướng mắc cho những mối nối trước khi loại vật liệu này trở thành tiêu chuẩn trong xây dựng.
Chỉ khi những vấn đề với mối nối tre được giải quyết một cách thỏa mãn và được đơn giản hóa, thì chúng ta mới có thể kỳ vọng là tre mới được sử dụng nhiều hơn trong các công trình, cầu và nội thất.
Bạn có thể tìm thấy dưới đây những ví dụ và minh họa cho những kỹ thuật nối tre truyền thống.

Nối thanh ngang với thanh dọc
1. Nối với một hoặc hai tai. Được sử dụng để nối xà tre, gỗ vuông


4. Nối ghép. Được sử dụng không dây buộc không có sẵn. Mối ghép có thể được gia cố bằng những miếng tre.

5. Nối miệng cá.

Nối tre sử dụng mộng và móc


1. Nối tre với mộng và lạc.Chốt kẹp nên đặt song song với cột.


2. Nối miệng cá với chốt kẹp.

3. Nối tre bằng móc gỗ thường được sử dụng nối ngược.

4. Nối tre với bằng móc kim loại thường được sử dụng ở nhiều vị trí khác nhau.

Giá đỡ xà đôi hoặc xà tứ


1. Thanh dầm được tạo thành từ 4 hoặc 6 thanh nhỏ.Hàng ở trên được tách biệt với hàng ở dưới bằng thanh gờ bằng gỗ hoặc bằng tre sao cho những thanh tre bên trên không bị trượt trên những thanh tre bên dưới.

2. Xà đôi ở giữa.Nó có nhiều ứng dụng trong những cây cầu và công trình nông thôn.

3. Xà đôi ở hông.Mỗi thanh xà được gia cố độc lập với giá đỡ và gia cố với nhau. Nó thường được sử dụng trong các cây cầu và công trình nông thôn.

4. Hai xà đôi ở hông.Thường được sử dụng làm giá đỡ ở tâm cho những cây cầu hay mái che.

Nối và cố định những thanh tre


1. Nối với cặp nêm gỗ.

2. Nối với mộng và miếng kẹp


3. Nối chéo với mộng.

4. Nối ở hông với mộng.

5. Nối góc
Ghép những thanh tre


1. Ghép đầu.

2. Ghép vát.

3. Ghép tia

4. Ghép nửa

5. Ghép liên hợp bên trong

6. Ghép liên hợp bên ngoài

7. Ghép lồng.


Video liên quan

Chủ Đề