Cách sử dụng laptop ASUS ROG Strix

Nam Vũ 20/01 710 bình luận

Có 2 cách đơn giản giúp bạn nhận biết laptop có được trang bị đèn nền bàn phím hay không. Cách thứ nhất, bạn hãy nhìn vào bàn phím laptop, bàn phím laptop nào có biểu tượng hình đèn thì chứng tỏ là laptop có tích hợp đèn bàn phím.

Cách thứ hai, bạn có thể lên trang chủ của thương hiệu laptop, sau đó tra cứu tên sản phẩm tại thanh tìm kiếm. Trang sản phẩm laptop sẽ có chứa thông tin chi tiết về tính năng đèn nền bàn phím.

Bạn có thể tham khảo một số mẫu laptop Asus được trang bị đèn nền bàn phím hiện đang được kinh doanh tại Thế Giới Di Động.

Một số laptop Asus được trang bị đèn bàn phím:

Bước 1: Tìm chọn Control Panel trong ô tìm kiếm trên Windows 10.

Bước 2: Tìm chọn mục Windows mobility center.

Bước 3: Nhấn vào biểu tượng của Keyboard backlight.

Bước 4: Kéo thanh kéo về Bright > Nhấn OK để hoàn tất.

Bạn cũng có thể bật đèn bàn phím laptop Asus trên Windows 10 bằng phím tắt.

- Tổ hợp phím “Fn + A”: Chế độ sáng bàn phím tự động. Cường độ sáng của bàn phím sẽ tự động được điều chỉnh theo độ sáng của môi trường.

- Tổ hợp phím “Fn + F4”: Tăng độ sáng bàn phím cho laptop Asus.

- Tổ hợp phím “Fn + F3”: Giảm độ sáng bàn phím cho laptop Asus.

Có 3 trường hợp phổ biến sau bạn cần kiểm tra nếu bàn phím laptop Asus không sáng đèn.

- Trường hợp 1: Hãy đảm bảo bạn đã bật tính năng đèn nền bàn phím laptop đúng cách. Bạn nên bật đèn bàn phím laptop bằng cách truy cập vào Control Panel [hướng dẫn tại mục 2 của bài viết] nhằm đảm bảo chắc chắn bật thành công. Bạn cũng nên lưu ý rằng máy laptop của bạn phải được hỗ trợ tính năng đèn nền bàn phím.

- Trường hợp 2: Khi bạn mới cập nhật lại hệ điều hành hoặc ứng dụng liên quan đến hệ thống vận hành, có thể tập tin ATK Package đã bị lỗi. Bạn hãy tải về và cài đặt lại file ATK Package nhằm giúp đèn bàn phím được bật lên.

- Trường hợp 3: Nếu vẫn không thể bật được đèn bàn phím, có thể do đèn đã bị hư hỏng. Bạn nên mang laptop đến các trung tâm bảo hành chính hãng để được kiểm tra và hỗ trợ bảo dưỡng laptop.

Tham khảo thêm các laptop đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động:

Bài viết đã hướng dẫn bạn một số cách cơ bản để hoàn tất cách bật đèn bàn phím laptop Asus. Chúc bạn thành công.

Bạn đang cần một chiếc laptop gaming giá "bèo"? Đây, ROG Strix G531GV thuộc đại gia đình dòngROG Strix G, sẽ là một trong những lựa chọn thích hợp đấy! Vậy, tại sao mình lại đề xuất chiếc laptop ASUS này và máy có điểm gì hấp dẫn? Hãy cùng xem ngay bài trên tay nhanh ROG G531GV bên dưới nhé.

Thiết kế tổng thể của ASUS Strix G531GV.

Xem thêm:Mở hộp & đánh giá nhanh ROG Zephyrus S GX502G: Trải nghiệm tuyệt hảo, đồ họa đỉnh cao

Trải nghiệm đầu tay, thích ngay trong một nốt nhạc

Trước đây mình cũng có cơ hội trải nghiệm một dòng laptop gaming khác của ASUS đó là Zephyrus S. Tưởng chừng như cả hai dòng gaming này sẽ mang đến trải nghiệm giống nhau, tuy nhiên sau 1 tuần sử dụng mình cảm giác được sự khác biệt giữa dòng Strix G và dòng Zephyrus S. Bạn muốn biết không? Cùng xem ngay bài trên tay ASUS Strix G ngay bên dưới nhé.

ROG Strix G mang đến cảm giác mạnh mẽ và nam tính ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Đầu tiên mình đi một cách tổng quát về thiết kế tổng thể của ASUS Strix G. Như bạn có thể thấy, chiếc laptop này sở hữu vẻ ngoài đầy mạnh mẽ và nam tính với tông màu đen bao phủ "từ đầu đến chân" cùng bộ áo được điêu khắc tinh xảo.

Thiết kế tổng thể của ROG Strix G.

Mình nghĩ rằng khoảng hơn 70% các bạn ở đây sẽ đoán đây là chiếc laptop gaming, dù chưa biết tên hay cầm nắm chiếc máy một lần nào cả. Biết sao không, vì chiếc laptop có một tổng thể dày cộm, to và cồng kềnh [đa số các dòng gaming đều thịnh hành phong cách thiết kế này].

Cảm giác cầm nắm trên tay khá khó khăn vì chiếc máy có thân hình cồng kềnh.

Cũng chính vì có "thân xác" cồng kềnh nên việc cầm nắm và sử dụng trên tay sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bản thân mình là con trai [cũng có "body" rất gì và này nọ chứ] nhưng cũng gặp cản trở khi phải dùng máy trong tình trạng không có giá đỡ.

Cụ thể hơn, mình phải dùng tay không thuận [của mình là tay trái] để bợ chiếc máy và tay thuận sẽ bấm phím, dùng touchpad [của mình là tay phải]. Điều này khiến cho tay không thuận mỏi dần khi phải chịu sức nặng của máy cộng với một lực tác động hướng từ trên xuống của tay phải.

Cầm hai tay đã thấy nặng nên đừng sử dụng máy bằng một tay nhé, mỏi và đau tay lắm đấy.

Nhưng hiển nhiên mà nói, nếu bạn đã quyết định chọn cho mình một thiết bị gaming đến từ bất kì một hãng, thương hiệu nào thì hẳn bạn phải chấp nhận một thiết kế cồng kềnh và nặng nề. Còn nếu bạn thích laptop có thể chơi game "ngon" nhưng không quá nặng nề [vì lười mang theo chẳng hạn], mình nghĩ bạn nên chọn những chiếc laptop thuộc dòng ZenBook chẳng hạn.

Có thể thấy, bề mặt lưng của chiếc Strix G được khoét một rãnh khá dài, mang đến cảm giác "ngầu" hơn và mạnh mẽ hơn. Không chỉ vậy, thiết kế khoét rãnh này sẽ giúp khả năng tản nhiệt của máy tốt hơn.

Khi nhìn máy ở một góc nghiêng, bạn sẽ thấy rõ hơn phong thái mạnh mẽ của ROG Strix G.

Tuy nhiên sau một khoảng thời gian sử dụng thì bề mặt lưng bám đầy vân tay của mình. Đây cũng là nhược điểm chung của đại đa số các dòng laptop gaming, do đó nếu bạn muốn giữ máy luôn trong mới mẻ thì hãy lau chùi thường xuyên nhé.

Ở cạnh trái, chiếc laptop ROG Strix G có đến 3 cổng kết nối USB, mang đến nhiều tiện lợi hơn khi bạn có thể sử dụng để cắm chuột, cắm USB hoặc cắm sạc,... Ngoài ra, bạn cũng sẽ thấy cổng cắm tai nghe 3.5 mm nằm ở cạnh trái.

Trong khi đó thì ở cạnh phải, bạn sẽ không hề thấy bất kì một cổng kết nối nào. Mặc dù đối với mình thì thiết kế này không mấy lạ lẫm lắm, nhưng có lẽ sẽ lạ lẫm với nhiều bạn đọc giả ở đây. Ngoài ra, bạn sẽ thấy ô khoét bất đối xứng nổi bật, với công dụng giúp luồng khí lưu thông không giới hạn quanh mặt lưng.

Chắc bạn đang thắc mắc rằng "ủa rồi cổng sạc nằm ở đâu"? Đây nè, cổng sạc sẽ nằm ở phần mặt lưng của bàn phím, cùng với đó là cổng LAN, cổng USB-C và cổng HDMI. Bạn cũng sẽ thấy khe thoát khí giống như ở cạnh phải, giúp đảm bảo luồng khí được lưu thông hiệu quả.

Phải công nhận rằng, máy quá dày và theo mình đánh giá thì độ dày của Strix G sẽ ngang ngửa với hai chiếc laptop VivoBook được xếp chồng lên nhau.

Vậy còn phần màn hình thì sao? Siêu mỏng luôn ấy chứ! Như bạn có thể thấy ở bên dưới, các viền cạnh xung quanh màn hình được ASUS cắt giảm tối đa, qua đó giúp cho tỉ lệ màn hình được tăng lên đáng kể, mang đến không gian trải nghiệm thoải mái hơn bao giờ hết.

Có thể thấy, độ dày của bản lề này mỏng hơn rất nhiều so với độ dày của phần bàn phím máy. Nhờ có màn hình mỏng nên khi trải nghiệm ROG Strix G đã mang đến một cảm giác vừa hiện đại, vừa cá tính.

Tuy nhiên, viền cạnh dưới màn hình thì vẫn còn khá dày.

Phiên bản mình cầm trên tay đây có màn hình kích thước 15 inch, tuy nhiên trải nghiệm thực tế các thước phim thì vẫn "đã" như thường. Đó là nhờmàn hình có tần số lên đến 144 Hz, qua đó khai thác tối đa sức mạnh của CPU, giải phóng toàn bộ tiềm năng để mang đến trải nghiệm đồ họa siêu mượt mà ở mức FPS cao đích thực.

Mặc dù màn hình chỉ 15 inch nhưng trải nghiệm xem phim, chơi game vẫn "phê" với khung hình tuyệt hảo, đồ họa đỉnh cao.

Bạn sẽ thấy dòng chữ R O G S T R I X nằm ở trên viền cạnh dưới màn hình, với màu vàng óng ánh đầy tinh tế.

Thế còn phần bàn phím thì sao? Có gì hay ho và thú vị hay không? Để mình kể cho nghe nhé.

Nhìn vào bức ảnh bên dưới, bạn sẽ thấy ROG Strix G sở hữu bộ bàn phím giống hệt các sản phẩm thuộc dòng ROG trước đó. Chúng ta vẫn sẽ thấy bàn phím có sự thay đổi về vị trí nút so với những dòng laptop văn phòng [chẳng hạn như bạn sẽ thấy các phím Prt Sc, Delete,...đã được di chuyển sang bên trái.

Điều thú vị trên bàn phím Strix G đó là cả bốn nút A, S, D và W đều có màu trắng, khác biệt hoàn toàn so với tông đen chủ đạo trên các nút bấm khác. Bạn biết vì sao không? Vì bốn nút này chính là phím di chuyển nhân vật, khung hình trong đa số các tựa game phổ biến trên PC [Liên Minh Huyền Thoại, PUBG,... hay một số tựa game Offline].

Tất nhiên vì đây là sản phẩm thuộc dòng ROG nên sẽ có cả nút ROG KEY chuyên dụng để mở Armoury Crate.

Theo ASUS cho biết, độ bền và độ chính xác tạo nên chuẩn mực cho chiếc bàn phím lấy cảm hứng từ máy tính để bàn. Được xây dựng hướng tới game thủ, chiếc bàn phím này có các phím chức năng với độ giãn cách hợp lý giúp nhận diện trực quan và các phím nóng chuyên dụng để truy cập nhanh các lệnh thiết yếu.

Với độ bền lên tới hơn 20 triệu lần nhấn phím, Strix G có thể duy trì độ chính xác theo suốt tuổi thọ chơi game cường độ cao trường kỳ.

Với Armoury Crate, bạn có thể tùy chỉnh màu đèn bàn phím tùy theo sở thích của bạn, tùy chỉnh tốc độ chuyển đèn hay một số tính năng hấp dẫn khác.

Về phần bàn di chuột thì mình đánh giá cao khi cho cảm giác mượt mà và tốc độ phản hồi cao. ROG Strix G hứa hẹn sẽ mang đến trải nghiệm sử dụng đã tay. Tất nhiên, bạn có thể sử dụng thêm chuột rời nếu không quen dùng bàn di chuột trên laptop.

Ở bên góc bàn phím, bạn sẽ thấy một số nhãn dán giới thiệu những thứ mà bạn nhận được khi mua chiếc laptop, chẳng hạn như Core i7 Gen 9, NVIDIA Geforce RTX [card đồ họa]. Những điểm mạnh hấp dẫn này mình sẽ nói sâu hơn ở phần cấu hình máy nhé.

Nhìn lệch sang phía cạnh phải máy một chút, bạn sẽ thấy dòng chữ STRIX được điêu khắc tinh xảo.

Còn đây chính là nút nguồn của Strix G có hình lục giác.

Mặt đáy của chiếc máy được tích hợp đèn LED trải dài và bao phủ quanh bề mặt.

Phần loaside-firingđược đặt ở mặt đáy của Strix G, tuy nhiên khe thoát âm thanh khá nhỏ và nằm gần hệ thống đèn nên bạn sẽ rất khó tìm ra.

Có thể bạn chưa chiếc, các loa side-firing của Strix G sẽ khiến bạn đắm chìm vào không gian âm thanh sống động nhờ được tích hợp công nghệ khuếch đại thông minh, giám sát công suất âm và điều chỉnh theo thời gian thực.

Một chi tiết cuối cùng ở phần thiết kế tổng thể Strix G đã gây ấn tượng với mình, đó chính là viền đèn Aura Sync bao phủ xung quanh bề mặt đáy "quá chất". Chưa dừng lại ở đó, đèn LED này sẽ thay đổi giống như màu sắc của bàn phím. Tức có nghĩa nếu bạn chỉnh màu đèn phím 7 màu, trải từ màu đỏ sang tím [chiều từ trái sang phải] thì đèn ở mặt đáy cũng sẽ y hệt như vậy.

Phần đèn Aura Sync ở bên dưới khiến chiếc máy nổi bật hơn hẳn khi đặt trên mặt bàn trắng tinh khôi hoặc cầm máy trên tay.

Như bạn thấy đó, đèn Aura Sync sẽ tạo niềm cảm hứng khi bạn sẽ dụng và giúp thiết bị trông nổi bật và gây chú ý đó nhé.

Cấu hình phần cứng

Laptop ROG Strix G được trang bị bộ vi xử lý Intel® Core i7-9750H [thế hệ thứ 9], với RAM 8 GB cho phép chạy mọi tựa game mượt mà và khởi động các ứng dụng “ngốn tài nguyên” một cách nhẹ nhàng. Dung lượng lưu trữ thì khỏi bàn cãi khi máy sở hữu một SSD M.2 NVMe PCIe® 3.0 lên tới 1 TB và một SSHD FireCuda™ 1 TB, cho phép bạn thoải mái mang theo bên mình cả thư viện game và kho lưu trữ công việc đến bất cứ đâu tùy thích.

Cấu hình của ROG Strix G.

Chưa hết đâu, với đồ họa lên tới GeForce RTX™ 2070 được hậu thuẫn bởi ROG Boost cho xung nhịp lên đến 1.540 MHz với công suất 115W, Strix G hứa hẹn sẽ mang đến hình ảnh tuyệt đẹp làm bạn chìm đắm sâu hơn và "đã" hơn bao giờ hết.

Với card đồ họa GeForce RTX™ 2070 thì mình tin chắc rằng, Strix G sẽ mang đến trải nghiệm chơi game với khung hình tuyệt hảo và đã mắt.

ROG Armoury Crate hợp nhất chức năng điều khiển hệ thống và ánh sáng để đưa những tùy chọn cài đặt thiết yếu đến ngay trong tầm tay bạn trong một tiện ích duy nhất. Bạn có thể dễ dàng xác định và tùy chỉnh các cấu hình theo trường hợp giúp tự động điều chỉnh khi bạn khởi chạy các tựa game yêu thích.

Với cấu hình "khủng" trong tầm giá này thì còn ngại gì mà không ghi danh "ẻm" vào danh sách những chiếc laptop gaming có mức giá phải chăng và đáng mua nhất chứ?

So với tầm giá sản phẩm, mình cảm thấy rằng ROG Strix G thật sự vượt trội khi mang đến nhiều công nghệ hiện đại, tiên tiến nhưng giá cả lại mềm "như cọng bún". Mặc dù thời gian mình trải nghiệm "em ấy" không nhiều nhưng mình cũng đã có chiến thử tựa game Liên Minh Huyền Thoại. Kết quả cho thấy khả năng xử lý của CPU tương đối hiệu quả khi cho FPS dao động ở mức từ 59-73 FPS [mình mở cấu hình máy ở mức trung bình cao].

Tuy nhiên khi mở cấu hình cao nhất thì độ trễ đã xảy ra, mặc dù không nhiều nhưng cũng ảnh hưởng đôi chút đến trải nghiệm của mình. Nói đi thì cũng phải nói lại, nếu như tầm giá sản phẩm thuộc hàng top thì việc xảy ra độ trễ sẽ là điểm trừ lớn. Nhưng nếu bạn xem xét kĩ lại thì thấy rằng, cấu hình hiệu năng như vậy đã quá "hời" cho một thiết bị như Strix G.

Trải nghiệm mở tác vụ thông thường rất nhanh chóng, nhờ đó mà bạn không phải mất thời gian phải đợi chờ.

Còn về tốc độ mở ứng dụng thì sao? Yên tâm nha, vì mình đã thử mở các ứng dụng thông thường như Chrome, PowerPoint, Word, Excel,... thì thấy rằng tốc độ mở tác vụ chưa tới 3 giây. Chỉ trong vòng 1 - 2 giây ngắn ngủi, ứng dụng đã "lên hình" và không khiến bạn phải chờ đợi.

Giao diện Armoury Crate trên ROG Strix G.

Ngoài ra thì với dòng sản phẩm ROG, chúng ta sẽ nhận được thêm một tính năng đó là Armoury Crate. Tính năng này hiện không còn mới nữa khi được tích hợp trên hầu hết các sản phẩm của ROG. Và nếu bạn nào vẫn chưa biết vềArmoury Crate, bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin tại đây.

VớiArmoury Crate,bạn sẽ được phép thay đổi CPU, màu sắc, tốc độ chuyển màu bàn phím, hiển thị các thông tin về CPU và GPU trên màn ảnh... Nói chung rằng đây chính là trung tâm điều khiển, cho phép bạn thay đổi và tối ưu gần như tất cả các ứng dụng, CPU, GPU của máy một cách nhanh nhất và tiện nghi nhất.

Đánh giá cá nhân

Sau một khoảng thời gian ngắn trải nghiệm thì mình đã tìm ra được những điểm mạnh và điểm yếu của chiếc laptop gaming Strix G này. Đơn giản hơn, đây là những ưu / nhược đây vốn được thịnh hành trên đa số các dòng gaming, do đó để được cái này thì buộc lòng bạn phải mất cái kia.

ROG Strix G ghi điểm khi sở hữu thiết kế chất và đầy nam tính.

Điểm cộng đầu tiên phải kể đến đó là thiết kế "chất" và đầy nam tính, mang đến cảm giác mạnh mẽ của một thiết bị gaming thật thụ. Nhờ có những đường nét tinh xảo mà chỉ cần nhìn qua thôi là đã thích ngay từ cái nhìn đầu tiên rồi.

Tuy nhiên, thân hình máy cồng kềnh khiến việc cầm nắm trở nên khó khăn.

Nhưng "bù" lại ưu điểm mạnh mẽ đó, ROG Strix G lại cồng kềnh và "nặng kí" khi cầm trên tay. Do đó, việc cầm máy hay mang theo bên mình sẽ rất khó khăn đấy.

"Ủa vậy ngoài thiết kế ra thì máy không còn gì hay ho nữa hả"? Không đâu nha, để mình điểm qua cho nghe.

Nhờ có cấu hình mạnh cùng màn hình với tốc độ quét lên đến 144 Hz đã mang đến trải nghiệm chơi game và xem phim thật "đã".

Strix G sở hữu màn hình có tốc độ quét lên đến 144 Hz đấy, nhờ đó mà trải nghiệm mọi thước phim đều "đã" và "phê". Chưa hết đâu, kết hợp với cấu hình khủng trung tầm giá - bộ xử lý Core i7, card đồ họaGeForce RTX™ 2070 cùng hệ thốngArmoury Crate đã giúp cho việc trải nghiệm game được nâng lên một tầm cao mới.

Không chỉ vậy, âm thanh sống động cùng bộ tản nhiệt hiệu quả đã giúp cho việc sử dụng trở nên dễ chịu và thoải mái hơn. Nói chung âm thanh và khả năng tản nhiệt của máy rất tốt và đáng với số tiền đã bỏ ra.

Nhưng, điểm mình thích thú nhất lại chính là dải đènAura Sync bao phủ quanh mặt đáy của chiếc laptop, mang đến niềm cảm hứng khi sử dụng trong công việc và học tập. Cùng nhờ có dải đèn ấn tượng này mà người dùng có thể phân biệt được dòng ROG Strix với các dòng laptop gaming khác.

Nhưng trên hết thì điểm gây ấn tượng với mình nhất chỉnh là dải đèn Aura Sync ở mặt đáy đầy cuốn hút.

Tổng kết

Và đó chính là tất cả trải nghiệm nhanh của mình về chiếc laptop gaming ROG Strix G. Thật ra trong tầm giá này, những gì mà Strix G mang lại đã quá đủ rồi nên mình không đòi hỏi gì thêm nữa.

Phải công nhận rằng, mức giá bỏ ra cho ROG Strix G là quá hời so với những gì mà thiết bị đã mang lại.

Thế còn bạn, ROG Strix G có xứng đáng và vượt trội trong phân khúc giá hay không? Đừng ngại bình luận bên dưới và cho mình biết với nhé.

Xem thêm:Trên tay ASUS ROG Phone II tại Việt Nam: Xứng danh Smartphone gaming 'ngon' nhất hiện nay

Asus Gaming ROG Strix G531GD i7 9750H [AL034T]

Ngừng kinh doanh M.Hình 15.6" CPU i7, 9750H, 2.6GHz Card NVIDIA GeForce GTX 1050, 4 GB Pin 3-cell Xem chi tiết

Asus Gaming ROG Strix G531G i7 9750H/120Hz [AL017T]

Ngừng kinh doanh CPU: i7, 9750H, 2.6GHz RAM: 8 GB, DDR4 [2 khe], 2666 MHz Ổ cứng: 512 GB SSD NVMe PCIe, Hỗ trợ khe cắm HDD SATA Màn hình: 15.6", Full HD [1920 x 1080], 120Hz Card màn hình: Card rời, GTX 1650 4GB Xem chi tiết

Asus Gaming ROG Strix G531 i7 9750H/120Hz [VAL218T]

Ngừng kinh doanh M.Hình 15.6" CPU i7, 9750H, 2.6GHz Card NVIDIA GeForce RTX 2060 Pin 4-cell Xem chi tiết

Video liên quan

Chủ Đề