Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp

Bản quyền © 2010-2020 bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI 
Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam 

Quản lý và vận hành: Trung tâm Thông tin Kinh tế  Tổng đài - Lễ tân: Tel: +84-4-35742022; Fax: +84-4-35742020 

Phụ trách website: Tel: +84-4-35743084; Fax: +84-4-35742773; Email: ; Website: www.vcci.org.vn; www.vcci.com.vn; www.vcci.net.vn

Liên hệ quảng cáo: +84-4-35743084 DĐ: 090 99 33 557

Luật 14/2008/QH12 về thuế Thu nhập doanh nghiệp

Luật 32/2013/QH13 sửa bổ sung Luật 14/2008/QH12 về thuế Thu nhập doanh nghiệp

Luật 71/2014/QH13 sửa đổi các luật thuế

NĐ 218/2013/NĐ-CP chi tiết các luật thuế

TT 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế GTGT, TNCN với cá nhân có kinh doanh; sửa bổ sung các thông tư thuếNĐ 91/2014/NĐ-CP sửa bổ sung các nghị định thuế

NĐ 12/2015/NĐ-CP chi tiết một số luật thuếNĐ 146/2017/NĐ-CP sửa bổ sung NĐ 100/2016/NĐ-CP và NĐ 12/2015/NĐ-CPTT 135/2013/TT-BTC áp dụng thí điểm thuế TNDN với tổ chức tài chính vi môTT 141/2013/TT-BTC hướng dẫn NĐ 92/2013/NĐ-CPTT 78/2014/TT-BTC hướng dẫn NĐ 218/2013/NĐ-CP về thuế thu nhập doanh nghiệp

TT 119/2014/TT-BTC về cải cách, đơn giản thủ tục hành chính thuế

TT 96/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế TNDN

TT 212/2015/TT-BTC về chính sách thuế TNDN theo NĐ 19/2015/NĐ-CP về bảo vệ môi trườngTT 151/2014/TT-BTC sửa đổi các thông tư thuếTT 130/2016/TT-BTC sửa đổi các thông tư thuếTT 21/2016/TT-BTC hướng dẫn NĐ 111/2015/NĐ-CP về ưu đãi thuế với công nghiệp hỗ trợ

TT 103/2014/TT-BTC về thuế với tổ chức, cá nhân nước ngoài có phát sinh thu nhập tại Việt Nam


TƯ VẤN & DỊCH VỤ


TIỆN ÍCH BỔ SUNG


VĂN BẢN LOẠI KHÁC



Hướng dẫn cách tính thuế TNDN năm 2021 chi tiết: Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý; Cách tính thuế TNDN năm mới nhất theo các quy định hiện hành.



Các văn bản mới nhất về thuế TNDN hiện nay:

- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 ngày 19//2013.
- Nghị định Số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013.
-Thông tư Số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014.
- Thông tư96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015.

- Thông tư 25/2018/TT-BTC ngày 16/3/2018.

- Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.
- Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019.


-----------------------------------------------------------------------------------------


Quy định về việc tính thuế thuế TNDN tạm tính quý:

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định:
"Doanh nghiệp phải tự xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý [bao gồm cả tạm phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp cho địa bàn cấp tỉnh nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh, nơi có bất động sản chuyển nhượng khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính] Và được trừ số thuế đã tạm nộp với số phải nộp theo quyết toán thuế năm.
- Doanh nghiệp căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế TNDN tạm nộp quý."

Thời hạn nộp tiền thuế TNDN tạm tính quý:


Căn cứ theo Điều 55 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định:
"Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp thì tạm nộp theo quý, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau."

Như vậy:
- Hàng quý DN căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh để tự tính số thuế TNDN tạm nộp quý, hạn chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.


----------------------------------------------------------------------------------------------------

Cách tính thuế TNDN phải nộp cụ thể như sau:


- Cách tính thuế TNDN tạm tính phải nộp theo quý và thực nộp cuối năm cũng đều theo Công thức dưới đây nhé:

Căn cứ theo Điều 1, 2 Thông tư 96/2015/TT-BTC và Điều 3, 4 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định:


"Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế trừ đi phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ [nếu có] nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau
:

Thuế TNDN phải nộp = [ Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN [nếu có] ] x Thuế suất thuế TNDN

Xem thêm: Quy định về trích lập quỹ khoa học công nghệ.


Như vậy: Nếu DN Không trích lập quỹ KH&CN thì Thuế TNDN phải nộp như sau:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN

Bước 1: Cách xác định "Thu nhập tính thuế" và Thuế suất thuế TNDN" cụ thể như sau:


---------------------------------------------------------------------------------------------------

1. Cách xác định thu nhập tính thuế TNDN:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - [ Thu nhập được miễn thuế + Cáckhoản lỗđược kết chuyển ]


---------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bước 2: Cách xác định "Thu nhập chịu thuế" , "Thu nhập được miễn thuế" và "Các khoản lỗ được kết chuyển" cụ thể như sau:

a. Cách xác định thu nhập chịu thuế:


- Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác, đượcxác định như sau:

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

- Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằng doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trừ chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.
Doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với thuế suất tương ứng.

Chi tiết xem tại đây: Các khoản thu nhập chịu thuế TNDN


---------------------------------------------------------------------------------------------

Bước 3: Cách xác định "Doanh thu" , "Chi phí được trừ" và " "Các khoản thu nhập khác" cụ thể như sau:

+] Cách xác định doanh thu để tính thuế TNDN:

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT.
- Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT.

Chi tiết các bạn xem tại đây: Doanh thu tính thuế TNDN


+] Các khoản chi phí được trừ:

- Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a] Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b] Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c] Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên [giá đã bao gồm thuế GTGT] khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Xem chi tiết tại đây: Các khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN


+] Các khoản thu nhập khác:
- Như: Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ; Lãi tiền gửi, cho vay; Tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng; Hàng cho, biếu tặng nhận được ...
-> Chi tiết các bạn xem tại phần "Các khoản thu nhập chịu thuế TNDN" bên trên nhé.

-----------------------------------------------------------------------------------

b. Các khoản thu nhập được miễn thuế TNDN:

Chi tiết xem tại đây: Các khoản thu nhập được miễn thuế TNDN


--------------------------------------------------------------------------------------


c. Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định:



Cách xác định lỗ và chuyển lỗ:

- Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số
chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.

- Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế
mà bị lỗ thì chuyển toàn bộliên tục số lỗ vào thu nhập [thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế] của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

- Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.

---------------------------------------------------------------------

Ví dụ 1: Năm 2020có phát sinh lỗ là 10 tỷ đồng
- Năm 2021có phát sinh thu nhập là 12 tỷ đồng.
=> Thì toàn bộ số lỗ phát sinh năm 2020là 10 tỷ đồng,phải chuyển toàn bộ vào thu nhập năm 2021. [vì số lỗ
nhỏ hơnsố lãi nên được chuyển toàn bộ].

Ví dụ 2: Năm 2020có phát sinh lỗ là 20 tỷ đồng.
- Năm 2021có phát sinh thu nhập là 15 tỷ đồng.
=> Thì:
+ Được chuyển tối đasố lỗ 15 tỷ đồng vào thu nhập năm 2021; [Vì số lỗ được chuyển
tối đa bằng = số lãi năm nay]
+ Số lỗ còn lại 5 tỷ đồng,phải theo dõi và chuyển toàn bộ liên tục theo nguyên tắc chuyển lỗ của năm 2020nêu trên vào các năm tiếp theo, nhưng tối đa không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

--------------------------------------------------------------

- Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó.
-> Khi quyết toán thuế TNDN, doanh nghiệp xác định số lỗ của cả năm và chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định nêu trên.

--------------------------------------------------------------------

- Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.

Chi tiết xem tại đây:Cách chuyển lỗ trên tờ khai quyết toán thuế TNDN


---------------------------------------------------------------------

2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021:

- Chủ yếu tất cả các DN sẽ áp dụng mức thuế suất là 20%.


Lưu ý: Có 1 số DN đặc thù có thể thuế sẽ là 32%, 50% và có những DN được ưu đãi về thuế TNDN chỉ còn 10% ...

Chi tiết xem tại đây: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

-------------------------------------------------------------------------------------------------

Chú ý: NhữngDN kê khai thuế GTGT theo pp trực tiếp các bạn cũng tính thuế TNDN như trên nhé [Không phải DN kê khai thuế GTGT theo pp trực tiếp là kê khai thuế TNDN theo pp trực tiếp nhé]

=> [Nếu muốn kê khai
thuế TNDN theo pp trực tiếp thì các bạn phài làm công văn gửi lên thuế, thuế đồng ý thì mới được làm nhé]. Cách tính như sau:



Cách tính thuế TNDN theo phương pháp trực tiếp:

- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

- Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT.


Ví dụ: Doanh nghiệp B là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT. Hóa đơn bán hàng chỉ ghi giá bán là 110.000 đồng [giá đã có thuế GTGT].
->: Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 110.000 đồng.

- Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, cụ thể như sau:
+ Đối với dịch vụ [bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay]: 5%.
Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%.
+ Đối với kinh doanh hàng hóa: 1%.
+ Đối với hoạt động khác: 2%.


Ví dụ: Đơn vị sự nghiệp A có phát sinh hoạt động cho thuê nhà, doanh thu cho thuê nhà một [01] năm là 100 triệu đồng, đơn vị không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động cho thuê nhà nêu trên do vậy đơn vị lựa chọn kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ như sau:
-> Số thuế TNDN phải nộp = 100.000.000 đồng x 5% = 5.000.000 đồng.

[Căn cứ theo điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC]


-----------------------------------------------------------------------------------------------


3. Ví dụ Cách tính thuế TNDN tạm tính quý và cuối năm:

Ví dụ có số liệu như sau:

Năm 2020: Lỗ 50.000.000
Năm 2021: Số liệu như sau:
- Doanh thu hoạt động bán hàng, dịch vụ là [TK 511]: 500.000.000
- Doanh thu từ hoạt động Tài chính [Lãi tiền gửi] [TK 515]: 6.000.000

- Chi phí giá vốn [TK 632]: 200.000.000
- Chi phí bán hàng [TK 641, nếu theo TT 133 là TK 6421] : 80.000.000
- Chi phí quản lý [TK 642, nếu theo TT 133 là TK 6422]: 90.000.000
- Chi phí tài chính [Chi phí lãi vay] [TK 635]: 5.000.000

- Thu nhập khác [Tiền phạt thu được do khách hàng vi phạm hợp đồng] [TK 711]: 10.000.000
- Chi phí khác [TK 811]: 10.000.000 [Trong đó có: Tiền phạt chậm nộp thuế: 3.500.000 và 6.500.000 Tiền phạt do vi phạm hợp đồng với khách hàng].

Cách tính thuế TNDN năm 2021 phải nộp như sau:

- Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - [Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển]

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác.

=500.000.000 +6.000.000 - [200.000.000 +80.000.000 +90.000.000 +5.000.000 + 6.500.000] +10.000.000

= 506.000.000 - 381.500.000 + 10.000.000 = 134.500.000

[Do KhoảnTiền phạt chậm nộp thuế: 3.500.000 KHÔNG được trừ khi tính thuế TNDN -> Nên sẽ bị loại ra. Còn khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng thì vẫn được trừ nhé]

-> Thu nhập tính thuế =134.500.000 -50.000.000 = 84.500.000
[Do Thu nhập tính thuế [Có lãi]
lớn hơn Số lố năm trước "50tr" -> Nên được chuyển toàn bộ số lỗ 50tr năm 2020 sang năm 2021].
-> Chi tiết cách chuyển lỗ trên phụ lục 03-A2/TNDN -> các bạn xem lại phần c "Cách chuyển lỗ trên tờ khai quyết toán thuế TNDN" bên trên nhé.

=> Thuế TNDN năm 2021=84.500.000 x 20% = 16.900.000


Chú ý:
Khoản chi phí KHÔNG được trừ khi tính thuế TNDN -> Các bạn vẫn phải hạch toán đúng vào Tài khoản kế toán và kết chuyển như bình thường [Vì đây là chi phí kế toán].
-> Còn việc Không được trừ thì các bạn có thể lập 1 bảng Excel để theo dõi bên ngoài:
- Khi lập tờ khai Quyết toán thuế TNDN cuối năm thì sẽ nhập vào Chỉ tiêu B4.
- Còn khi tạm tính thuế TNDN Qúy thì dựa vào bảng Excel đó để trừ đi khi tính thuế TNDN như ví dụ trên nhé.

Xem thêm: Cách hạch toán chi phí không được trừ.


-----------------------------------------------------------------------------------


Chú ý Khi tính thuế TNDN tạm nộp quý năm 2021:

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định:

"Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 03 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm. Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 03 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 03 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước."

Như vậy:
- Hàng quý DN sẽ tự tính số tiền thuế TNDN tạm nộp quý để nộp cho Cơ quan Thuế -> Chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.
- Tổng số thuế TNDN tạm nộp 3 quý đầu năm Không được thấp hơn 75% số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán năm.

- Nếu nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 3 quý đầu năm thì bị chậm nộp tiền thuế thiếu đó và số tiền thuế còn thiếu.

Xem thêm: Cách hạch toán thuế TNDN tạm tính.


- Và khi tạm tính thuế TNDN quý 4/2021 để tạm nộp -> DN tự xác định để được giảm 30% thuế TNDN phải nộp, cụ thể như dưới đây:

----------------------------------------------------------------------------------------


Cách xác định giảm 30% thuế TNDN năm 2021:

DN sẽ được
Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021, cụ thể như sau:

Theo Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19/10/2021 quy định:
“1. Giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của năm 2021 đối với trường hợp người nộp thuế theo quy định của Luật Thuế TNDN có doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và doanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019.
Không áp dụng tiêu chí doanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019 đối với trường hợp người nộp thuế mới thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách trong kỳ tính thuế năm 2020, năm 2021.”

Như vậy:
- DN sẽ được giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của năm 2021 với điều kiện: Doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ và Doanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019.
+] Nếu là DN
mới thành lập trong năm 2020 và năm 2021 thì điều kiện là: Doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ.

Đối tượng áp dụng, cách xác định doanh thu, kê khai giảm:


Theo Điều 1 Nghị định 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 quy định:

1. Đối tượng áp dụng

- Việc giảm thuế TNDN áp dụng đối với tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế, bao gồm:
a] Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
b] Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã.
c] Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
d] Tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam có hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập.

2. Cách xác định Doanh thu:

- Kỳ tính thuế TNDN được xác định
theo năm dương lịch, trường hợp doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế TNDN xác định theo năm tài chính.

- Doanh thu trong kỳ tính thuế TNDN
bao gồm toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ và từ hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng, không bao gồm các khoản giảm trừ doanh thu, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác.

- Trường hợp doanh nghiệp
mới thành lập, doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản trong kỳ tính thuế TNDN hoạt động không đủ 12 tháng thì xác định như sau:

Doanh thu = Doanh thu thực tế trong kỳ / Số tháng thực tế hoạt động x 12 tháng.

+] Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên đối với DN mới thành lập là năm 2020 hoặc kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với DN chuyển đổi nêu trên là năm 2022 mà có thời gian ngắn hơn 03 tháng DN được cộng vào kỳ tính thuế năm 2021 để hình thành một kỳ tính thuế TNDN => Thì việc xác định doanh thu và số thuế được giảm chỉ áp dụng đối với 12 tháng của kỳ tính thuế năm 2021.

- Nếu DN có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh thì doanh thu
bao gồm doanh thu của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh thể hiện trên báo cáo tài chính tổng hợp năm.

3. Cách xác định số thuế TNDN được giảm trong năm 2021:

- Số thuế TNDN được giảm của kỳ tính thuế năm 2021 được tính trên toàn bộ thu nhập của DN, bao gồm cả các khoản thu nhập quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật TNDN, số thuế TNDN được giảm quy định tại Nghị định này được tính trên số thuế TNDN phải nộp của kỳ tính thuế năm 2021, sau khi đã trừ đi số thuế TNDN mà doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật Thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành.

4. Kê khai giảm thuế:

- Căn cứ doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2019 và dự kiến doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 => DN tự xác định số thuế được giảm
khi tạm nộp thuế TNDN hàng quý.
=> Doanh nghiệp xác định số thuế TNDN
chính thức được giảm để kê khai vào Tờ khai quyết toán thuế 03/TNDNtrên Phụ lục giảm thuế TNDN kèm theo.


Xem thêm: Cách lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN



-----------------------------------------------------------------------------------------

xin chúc các bạn thành công.

Các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về thuế GTGT, TNCN, TNDN... Cách lập Tờ khai quyết toán thuế cuối năm, Kỹ năng quyết toán thuế...
có thể có tham gia: Khóa
học kế toán thuếthực tế chuyên sâu.

----------------------------------------------------------------


Video liên quan

Chủ Đề