Cách tính ngạch bậc lương

Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về cách tính lương, hệ số lương, phụ cấp của cán bộ, công chức theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về cán bộ, công chức khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!

Tiền lương trả cho cán bộ công chức là nguồn thu nhập mà cán bộ, công chức đang làm việc tại cơ quan, đơn vị. Tiền lương của cán bộ công chức khác cách tính tiền lương của người lao động làm việc tại công ty. Hiện nay, việc tính tiền lương của cán bộ, công chức phải dựa căn cứ trên mức lương cơ sở, hệ số lương và các khoản phụ cấp khác như: phục cấp chức danh, phụ cấp nặng nhọc độc hại nguy hiểm và các khoản phụ cấp khác. Để xây dựng hệ thống tiền lương cho cán bộ, công chức phải đáp ứng bình đẳng, không phân biệt dân tộc, giới tính. Để hiểu rõ hơn về chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, Luật Dương gia xin gửi đến bạn bài viết như sau:

Cách tính lương cho cán bộ, công chức quy định tại Thông tư 04/2019/TT-BNV quy định như sau:

Hiện nay, mức lương cơ sở áp dụng đối với đối tượng là cán bộ, công chức là: 1.600.000 triệu VNĐ/tháng áp dụng từ ngày 1/7/2020 theo Nghị quyết 86/2019/QH14.

Do mức lương cơ sở háng tháng tăng nên mức lương của cán bộ công chức cũng có sự thay đổi sau:

Áp dụng từ ngày 01/7/2020 thì mức lương của cán bộ công chức bằng mức lương cơ sở tại tháng tính lương [theo Nghị quyết 86/2019/QH14 mức lương cơ sở là: 1,6 triệu đồng/tháng] nhân hệ số tháng hiện hưởng của cán bộ, công chức.

Các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở cũng có sự thay đổi từ năm 1/7/2020 như sau: Mức phụ cấp lương của cán bộ, công cức bằng mức lương cơ sở tại tháng tính lương [theo Nghị quyết 86/2019/QH14 mức lương cơ sở là: 1,6 triệu đồng/tháng] nhân hệ số phụ cấp hiện hưởng của cán bộ, công chức.

Ngoài các khoản đã nêu trên, cán bộ, công chức được hưởng các khoản phụ cấp khác như sau: phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung. Phụ cấp này chỉ được tính trong trường hợp cán bộ, công chức được hưởng. Mức phụ cấp này tính từ ngày 1/7/2018. Mức phụ cấp được tính bằng tỷ lệ phần trăm cán bộ, công chức được hưởng phụ cấp theo quy định nhân với mức lương. Mức lương hiện hưởng bao gồm các khoản sau: mức lương theo hệ số lương, mức vụ cấp chức vụ lãnh đạo [nếu cán bộ đang giữ chức vụ và mức phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu cán bộ làm việc thâm niên].

Hiện nay,  các quy định về các phụ cấp của cán bộ công chức  bao gồm:

Chế độ phụ cấp lương để bù đắp các yếu tố điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt tại nơi làm việc và mức độ thu hút lao động của công ty, nhưng chưa được tính đủ trong mức lương của thang lương, bảng lương.

Xem thêm: Xóa kỷ luật là gì? Thời gian xóa kỷ luật đối với lao động, công chức, viên chức?

Phụ cấp thâm niên vượt khung: Đây là chế độ khi cán bộ, công chức đã đạt bậc lương cuối cùng trong ngạch mà vẫn công tác tại cơ quan thì được tính vượt khung. Cách tính mức phụ cấp vượt khung của cán bộ công chức như sau:

– Cán bộ, công chức, viên chức đã có 3 năm [đủ 36 tháng] xếp bậc l­ương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3 quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ và trong chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau 3 năm [đủ 36 tháng] đã xếp bậc l­ương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức l­ương của bậc l­ương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư­ trở đi, mỗi năm có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1%.

– Cán bộ, công chức, viên chức đã có 2 năm [đủ 24 tháng] xếp bậc l­ương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức loại B và loại C của bảng 2, bảng 3 và ngạch nhân viên thừa hành, phục vụ xếp l­ương theo bảng 4 quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ đã xếp bậc l­ương cuối cùng trong ngạch được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức hưởng của bậc l­ương cuối cùng trong ngạch đó; từ năm thứ ba trở đi, mỗi năm có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1 % .

– Cán bộ, công chức, viên chức khi chuyển xếp l­ương cũ sang l­ương mới theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2005 của liên tịch Bộ Nội vụ – Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chuyển xếp l­ương cũ sang l­ương mới cuối với cán bộ, công chức, viên chức, nếu l­ương mới đã được tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung thì thời gian giữ bậc l­ương cũ dùng làm căn cứ để chuyển xếp sang l­ương mới được tính để hưởng thêm phụ cấp thâm niên vượt khung theo nguyên tắc cứ mỗi năm giữ bậc l­ương cũ mà có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phú cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1% phụ cấp thâm niên vượt khung.

Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo: Đây là phụ cấp mà đối tương cán bộ, công chức viên chức đang đảm nhiệm các chức vụ hoặc chức danh lãnh đạo tại cơ quan hoặc đang kiêm nhiệm nhiều chức danh trở lên[ từ 2 ].

+ Cán bộ, công chức được hưởng mức mức phụ cấp vượt khung bằng mười phần trăm mức lương hiện hưởng của cán bộ, công chức cộng phụ cấp thâm niên vượt khung và phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

+ Đối với cán bộ, công chức hiện nay đang đảm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo cùng lúc thì họ  cũng chỉ hưởng một mức phụ cấp.

Phụ cấp khu vực: 

Xem thêm: Cách tính lương công chức viên chức? Hệ số lương 2.34 là bao nhiêu tiền?

Phụ cấp khu vực được áp dụng đối với cán bộ, công chức đang làm việc ở tại các địa bàn xa xôi, hẻo lánh và có khí hậu xấu mà Nhà nước quy định cán bộ, công chức đang làm ở địa bàn này được hưởng phụ cấp khu vực: 0,1;  0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung. Địa bàn nằm trong khu vực được hưởng phụ cấp quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05 tháng 01 năm 2005 của liên tịch Bộ Nội vụ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc và các văn bản sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung.

Phụ cấp đặc biệt:

+ Phụ cấp khu cấp đặc biệt chỉ áp dụng cho cán bộ, công chức nằm trong khu vực có điều kiên khó khăn như: sinh hoạt, thời tiết…  mà các đối tượng làm việc ở các vùng hải đảo, các vùng xa đất liền hoặc vùng nằm trong khu vực biên giới

+ Mức phụ cấp đặc biệt có ba mức tùy thuộc vào mức độ khó khăn, các mức như sau: 30%; 50% và 100% nhân với mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo [nếu có] và phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] .

Phụ cấp thu hút:

+ Phụ cấp thu hút được áp dụng đối với cán bộ, công chức đến làm việc ở vùng kinh tế mới hoặc vùng có điều kiện khó khăn sinh hoạt đặc biệt khó khăn hoặc vùng xa đất liền như hải đảo mà Nhà nước quy định có phụ cấp thu hút, nghề, công việc thì Nhà nước đưa ra những chính sách thu hút lao động.

+ Nhà nước xem xét các đối tượng sẽ được hưởng phụ cấp thu hút, mức phụ cấp thu hút phụ thuộc vào tính chất công việc, nơi làm việc, chỗ ở và các yếu tố khác. Mức phụ cấp thu hút bao gồm: 20%; 30%; 50% và 70%.

+ Cách tính mức phụ cấp thu hút bằng tỷ lệ phần trăm nhân với mức lương hiện hưởng cộng các phụ cấp khác như: phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung.

Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức khi thi hành công vụ

+ Thời gian mà cán bộ, công chức được hưởng phụ cấp thu hút trong khoản thời gian  từ 3 đến 5 năm.

 Phụ cấp lưu động:

+ Phụ cấp lưu động cán bộ, công chức chỉ được hưởng khi công tác hoặc làm việc mang tính chất thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở.

+ Mức hưởng phụ cấp lưu động có các mức sau: 0,2; 0,4 và 0,6. Cách tính mức phụ cấp lưu động bằng mức hưởng theo tính chất công việc nhân với mức mức lương tối thiểu chung.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm:

+ Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được áp dụng đối với cán bộ, công chức đang  làm nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương.

Xem thêm: Điều kiện, tiêu chuẩn xét nâng bậc lương, ngạch lương của công chức, viên chức

+ Mức hưởng phụ cấp có các mức sau: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4. Cách tính mức phụ cấp bằng mức hưởng theo tính chất công việc  nhân với mức mức lương tối thiểu chung

Như vậy, trên đây là các phụ cấp chính dành cho cán bộ, công chức. Tùy cán bộ, công chức đang đảm nhiệm chức vụ, công việc, địa điểm làm việc và tính chất công việc thì đối tượng trên sẽ được hưởng các phụ cấp tương ứng. Hiện nay, các phụ cấp trên sẽ  được trả cùng kỳ trả lương hàng tháng.

1. Hệ số lương của viên chức

Tóm tắt câu hỏi:

Thưa luật sư, tôi có vấn đề sau muốn hỏi luật sư. Trong kế hoạch tuyển dụng viên chức giáo dục cấp huyện của tỉnh Bắc Ninh. Cấp THCS, vị trí tuyển dụng giáo viên Tin học, chức danh nghề nghiệp là giáo viên THCS, yêu cầu tốt nghiệp cao đẳng. Tôi đã tốt nghiệp đại học chính quy, nếu trúng tuyển thì lương của tôi được tính theo chức danh nghề nghiệp hay theo hệ số lương cao đẳng theo yêu cầu tuyển dụng hay đại học theo bằng cấp của tôi? Cấp tiểu học, vị trí tuyển dụng là giáo viên tin học, chức danh nghề nghiệp là giáo viên tiểu học cao cấp, yêu cầu tốt nghiệp đại học, trường hợp này lương sẽ được tính như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của luật sư. Trân trọng cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Vấn đề lương của viên chức được quy định tại Luật viên chức năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2019  như sau:

Điều 12. Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương

1. Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

Xem thêm: Công chức Nhà nước, Đảng viên có được góp vốn kinh doanh không?

2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

Đối chiếu với trường hợp mà bạn hỏi nhận thấy rằng vị trí tuyển dụng giáo viên Tin học, chức danh nghề nghiệp là giáo viên THCS, yêu cầu tốt nghiệp cao đẳng, tuy nhiên bạn đã tốt nghiệp đại học chính quy. Vì vậy theo hệ số bảng lương hiện hành trình độ giáo viên trung học cơ sở [ hệ cao đẳng] và giáo viên trung học cơ sở [ hệ đại học] bạn thuộc trường hợp có bằng đại học nên sẽ hưởng theo hệ đại học.

2. Nhân viên hành chính chuyển sang làm giáo viên có hệ số lương bao nhiêu

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư! Tôi đang là nhân viên hành chính tại trường THCS hưởng lương hệ số bậc 2 đại học, nay tôi có nguyện vọng chuyển sang giáo viên tiểu học thì có được không? Khi chuyển thì hệ số lương của tôi có trở về mốc ban đầu không? 

Luật sư tư vấn:

* Thứ nhất, về việc chuyển từ nhân viên hành chính sang giáo viên tiểu học: Trường hợp bạn đang là nhân viên hành chính của trường trung học cơ sở, làm việc theo hợp đồng lao động với trường THCS nơi bạn đang làm việc. Do đó nếu bạn muốn vào ngạch giáo viên thì phải thi tuyển vào ngạch viên chức.

Căn cứ Điều 20 Luật viên chức 2010 sửa đổi bổ sung năm 2019, thì

“Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.”

Điều 22 Luật viên chức 2010 sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định về điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức như sau:

* Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:

– Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;

– Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;

– Có đơn đăng ký dự tuyển;

– Có lý lịch rõ ràng;

– Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;

– Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;

– Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

* Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:

– Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.

Nếu đáp ứng đủ các điều kiện trên, đồng thời căn cứ nhu cầu tuyển dụng, chỉ tiêu biên chế, vị trí làm việc mà của trường tiểu học mà bạn muốn chuyển thì bạn có thể tham gia thi tuyển viên chức.

* Thứ hai, về việc xếp lương khi được chuyển sang viên chức:

Theo hướng dẫn của Thông tư số 02/2007/TT-BNV về việc xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức như sau:

* Xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức:

“- Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.

– Trường hợp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, thì căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.

– Trường hợp có tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới, thì xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm nhiên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới [kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu] và thời gian xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.”

Như vậy, căn cứ theo quy định trên,trường hợp bạn đang là nhân viên hành chính thuộc trường trung học cơ sở, khi chuyển lên ngạch giáo viên tiểu học thì mức lương của bạn không bị trở về bậc thấp nhất mà sẽ được tính hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.

Video liên quan

Chủ Đề