Cách xây dựng môi trường học tập cho trẻ mầm non theo phương pháp GD STEAM

Phương Pháo Giáo Dục STEAM là ý tưởng sáng tạo ban đầu của Trường Thiết Kế Rhode Island [Mỹ], sau đó được sử dụng bởi nhiều nhà giáo dục và dần dần tạo nên cuộc cách mạng cho nền giáo dục quốc tế. STEAM cấu thành từ thuật ngữ STEM [viết tắt của Science – Khoa học, Technology – Công nghệ, Engineering – Kỹ thuật, Mathematics – Toán học & Art [Nghệ thuật].

STEAM tận dụng lợi ích của STEM, thông qua nghệ thuật, đưa STEM lên một tầm cao mới bằng việc cho phép trẻ em ở lứa tuổi mầm non cũng có thể tiếp cận và phát triển toàn diện.Vì yếu tố nghệ thuật [Arts] cần thiết để bổ sung và đưa vào mô hình giáo dục mới này.

Trẻ mầm non không học kiến thức hàn lâm, vĩ mô mà trẻ học về tất cả những gì diễn ra xung quanh, ngay trong chính cuộc sống thực. Trẻ học không chỉ để ghi nhớ và trả bài, mà trẻ học nhanh nhất khi điều đó được ứng dụng vào chính cuộc sống hàng ngày. Vì thế, mỗi kiến thức hay kỹ năng sẽ trở nên có nghĩa với trẻ khi bài học đó gắn với việc tạo ra một sản phẩm cụ thể

Con đường tới STEAM là vô cùng thú vị. Khi quan sát một đứa trẻ khi được trải nghiệm thực làm cùng STEAM sẽ thấy chúng tập trung, say sưa, trí tưởng tượng được sáng tỏ, trí tò mò được thỏa mãn và hơn hết tình yêu, niềm đam mê với khoa học và công nghệ được nảy sinh.

Để từng bước đưa Giáo dục STEM vào trường mầm non làm tiền đề, cơ sở để thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, chúng ta cần phải xây dựng theo các chủ đề từng môn hoặc tích hợp liên môn ở các môn học theo định hướng STEM. Các chủ đề STEM cần theo hướng rất linh hoạt và có thể triển khai dưới nhiều hình thức. Để xây dựng một chủ đề STEM theo định hướng phát triển năng lực cho trẻ mầm non , nên thực hiện theo các bước sau:

 Bước 1. Xác định đối tượng, thời gian, hình thức tổ chức chủ đề STEM

* Đối tượng: cần xác định đối tượng phù hợp với chủ đề trên cơ sở nội dung bám sát với chương trình phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối tượng học sinh nên theo lớp từ mầm non.

* Thời gian: cần xác định thời gian phù hợp gồm cả thời gian chuẩn bị, thời gian thực hiện. Mỗi chủ đề nên xây dựng thời gian thực hiện trên lớp từ 60 đến 90 phút.

* Hình thức tổ chức: có thể tổ chức trong giờ học chính khóa tại các phòng STEM của nhà trường mầm non hoặc tại các cơ sở sản xuất, phòng STEM các doanh ngiệp, các trường đào tạo nghề …

Bước 2. Nêu vấn đề thực tiễn

Giáo viên nên nêu ra các vấn đề thực tiễn bằng nhiều hình thức như: một câu chuyện, một đoạn phim, một tình huống thực tiễn, bài tập thực tiễn, dự án học tập giải quyết các vấn đề thực tiễn, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học … Tùy thuộc vào điều kiện giảng dạy thực tế của giáo viên, làm cho học sinh xuất hiện nhu cầu giải quyết vấn đề thực tiễn.

Bước 3. Đặt câu hỏi định hướng, hình thành ý tưởng của chủ đề, hệ thống kiến thức STEM trong chủ đề

Giáo viên nên sử dụng các dạng câu hỏi mở, câu hỏi giả định nhằm kích thích học học sinh tư duy, và phát triển các ý tưởng dựa trên các vấn đề.

Xây dựng hệ thống kiến thức thuộc lĩnh vực liên quan đến STEM trong chủ đề. Các kiến thức các môn STEM liên quan cần xác định trọng tâm, liên quan trực tiếp chủ đề, do đó xây dựng chủ đề STEM cũng là một quá trình cộng tác hợp tác giữa các môn học liên quan

Bước 4. Xác định mục tiêu của chủ đề

Cần xác mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ cần đạt được sau khi thực hiện chủ đề STEM cho học sinh. Mục tiêu cần rõ ràng, có tính khả thi phù hợp với năng lực học sinh và điều kiện địa phương.

Bước 5. Chuẩn bị các mẫu cho chủ đề giúp học sinh dễ dàng hình dung hơn

Trên cơ sở nội dung, mục tiêu chủ đề, giáo viên chuẩn bị hoặc hướng dẫn học sinh chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, dụng cụ … cần thiết để tổ chức thực hiện chủ đề.

Bước 6. Xác định các quy trình [các hoạt động hoặc chuỗi hoạt động] kĩ thuật giải quyết vấn đề thực tiễn bằng ứng dụng STEM và thực hiện được các hoạt động giải quyết vấn đề thực tiễn.

Giáo viên xây dựng quy trình tổ chức, thực hiện chủ đề STEM theo các hoạt động một cách rành mạch, rõ ràng, dễ thực hiện.

Tuy nhiên, ở mức độ cao hơn, giáo viên chỉ nêu mục tiêu chủ đề, yêu cầu đạt được, cung cấp cơ sở vật chất cần thiết yêu cầu học sinh tự xây dựng các bước và thực hiện chủ đề. Một trong những giá trị cốt lõi chương trình thực hiện chủ đề STEM là truyền cảm hứng về khả năng sáng tạo của cá nhân, giúp phát triển các đặc điểm của cá nhân sáng tạo và kỹ năng hợp tác.

Bước 7. Báo cáo kết quả, nêu các kiến nghị, đề xuất mới

Sau khi thực hiện chủ đề, học sinh báo cáo kết quả quá trình ứng dụng STEM giải quyết vấn đề thực tiễn, có thể đề xuất một số vấn đề mới phát sinh, ý tưởng mới liên quan đến chủ đề. Giáo viên kết luận vấn đề, tổng kết.

Các hoạt động STEM trong dạy học STEM

Các năng lực mà con người cần có để đáp ứng được những đòi hỏi của sự phát triển khoa học – công nghệ trong cuộc Cách mạng 4.0 kể trên cũng chính là những năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh và đã được mô tả trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

 Để thực hiện được mục tiêu phát triển các năng lực đó cho học sinh, trong quá trình dạy học cần phải tổ chức hoạt động dạy học trong giáo dục phổ thông cho học sinh được hoạt động học phỏng theo chu trình STEM. Nghĩa là học sinh được hoạt động học theo hướng “trải nghiệm” việc phát hiện và giải quyết vấn đề [sáng tạo khoa học, kĩ thuật] trong quá trình học tập kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng của chúng trong thực tiễn. Như vậy, giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp, trong đó học sinh được thực hiện các loại hoạt động chính sau:

Hoạt động tìm hiểu thực tiễn, phát hiện vấn đề

Trong các bài học STEM, học sinh được đặt trước các nhiệm vụ thực tiễn: giải quyết một tình huống hoặc tìm hiểu, cải tiến một ứng dụng kĩ thuật nào đó. Thực hiện nhiệm vụ này, học sinh cần phải thu thập được thông tin, phân tích được tình huống, giải thích được ứng dụng kĩ thuật, từ đó xuất hiện các câu hỏi hoặc xác định được vấn đề cần giải quyết.

Hoạt động nghiên cứu kiến thức nền

Từ những câu hỏi hoặc vấn đề cần giải quyết, học sinh được yêu cầu/hướng dẫn tìm tòi, nghiên cứu để tiếp nhận kiến thức, kĩ năng cần sử dụng cho việc trả lời câu hỏi hay giải quyết vấn đề. Đó là những kiến thức, kĩ năng đã biết hay cần dạy cho học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông. Hoạt động này bao gồm: nghiên cứu tài liệu khoa học [bao gồm sách giáo khoa]; quan sát/thực hiện các thí nghiệm, thực hành; giải các bài tập/tình huống có liên quan để nắm vững kiến thức, kĩ năng.

Hoạt động giải quyết vấn đề

 Về bản chất, hoạt động giải quyết vấn đề là hoạt động sáng tạo khoa học, kĩ thuật, nhờ đó giúp cho học sinh hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết thông qua việc đề xuất và kiểm chứng các giả thuyết khoa học hoặc đề xuất và thử nghiệm các giải pháp kĩ thuật. Tương ứng với đó, có hai loại sản phẩm là “kiến thức mới” [dự án khoa học] và “công nghệ mới” [dự án kĩ thuật].

  • Đối với hoạt động sáng tạo khoa học: kết quả nghiên cứu là những đề xuất mang tính lí thuyết được rút ra từ các số liệu thu được trong thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết khoa học. Ví dụ: tìm ra chất mới; yếu tố mới, quy trình mới tác động đến sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên…
  • Đối với hoạt động sáng tạo kĩ thuật: kết quả nghiên cứu là sản phẩm mang tính ứng dụng thể hiện giải pháp công nghệ mới được thử nghiệm thành công. Ví dụ: dụng cụ, thiết bị mới; giải pháp kĩ thuật mới…

Thông qua bài chia sẻ này chúng ta có thể thấy vai trò của nhà trường, phụ huynh và các doanh nghiệp để triển khai thành công các hoạt động giáo dục STEAM. Hy vọng nó sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các thầy cô và những cá nhân yêu thích giáo dục STEM.

Nếu bạn muốn thiết kế mô hình trường mầm non theo phương pháp giáo dục STEM, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

—+ Đến với GAIA EDUCATION các bạn có hình ảnh ngôi trường của mình trước vài tháng để làm truyền thông trước khi bạn setup được ngôi trường thực tế + Đến với GAIA EDUCATION các bạn không lo đội vốn khi xây dựng trường 

+ Đến với GAIA EDUCATION các chủ trường giải phóng được thời gian , dành nhiều thời gian cho xây dựng mô hình giáo dục và tuyển sinh , đào tạo giáo viên hơn


+ Đến với GAIA EDUCATION  phương pháp giáo dục mầm non và triết lý giáo dục của các bạn sẽ được chúng tôi thể hiện rõ nét trọng phong cách thiết kế

Trong những năm gần đây, STEAM đang trở thành phương pháp giáo dục được nhiều trường học quan tâm, đặc biệt là ở độ tuổi mầm non, trẻ từ 3 – 6 tuổi là giai đoạn vàng để các bé phát triển toàn diện các giác quan. Giáo dục STEAM cho trẻ mầm non đem đến cho các bé sự trải nghiệm kiến thức cực kỳ lý thú thông qua các hoạt động thực hành nhóm. Các bé khi được học và tham gia vào các hoạt động STEAM sẽ trở nên tập trung, hăng hái và khơi gợi được sự sáng tạo của các bé.

Tại tiết học theo phương pháp STEAM cho trẻ mầm non tại lớp 5 tuổi của trường Mầm non 1-6, thành phố Cao Bằng, thay vì học qua lý thuyết thì trẻ được tiếp thu kiến thức bằng trải nghiệm trực quan, tham gia thực hành và tự tay tạo ra những sản phẩm cho cuộc sống hằng ngày. Cách học này sẽ kích thích trí tò mò, khơi gợi trí tưởng tượng, sự sáng tạo và hứng thú khám phá ở trẻ. Các giáo viên không chỉ đơn thuần là người giảng dạy, mà còn là người hỗ trợ trẻ về học tập các kỹ năng nhận biết.

STEAM là quá trình tích hợp kiến thức giữa các môn khoa học, kỹ thuật, công nghệ, nghệ thuật và toán học. Bắt đầu từ năm học 2019 – 2020, trường Mầm non 1 – 6 đã triển khai áp dụng mô hình “Ứng dụng giáo dục STEAM” trong chương trình giáo dục mầm non với mục tiêu nhằm tạo ra một môi trường giáo dục tốt nhất giúp cho trẻ phát triển toàn diện. Bước đầu triển khai, nhà trường đã huy động xã hội hóa kinh phí hỗ trợ việc xây dựng trang trí môi trường lớp học STEAM tại 15 nhóm lớp, phòng chức năng STEM, khu vực ngoài trời được trang bị hệ thống đồ dùng, đồ chơi phong phú, hiện đại với kinh phí đầu tư trên 100 triệu đồng. Bên cạnh đó, các giáo viên của trường còn tích cực tìm tòi, sáng tạo trong việc sưu tập các nguyên vật liệu tự nhiên và tái chế phục vụ cho việc xây dựng môi trường vận dụng cho trẻ trải nghiệm các dự án mà trẻ thực hiện, trong đó chú trọng tới việc hạn chế tối đa việc sử dụng mút xốp màu sắc lòe loẹt mà thay vào đó là sử dụng nguyên liệu tự nhiên như cành cây khô, quả khô, màu sắc sử dụng trang trí đơn giản, bắt mắt, tạo sự sang trọng và không nhiều màu. Môi trường bên ngoài lớp học được thiết kế các khu trải nghiệm đảm bảo thẩm mỹ giúp có không gian trải nghiệm, sáng tạo như tạo nên các khu trải nghiệm “Qua miền non nước”, khu trải nghiệm gốm, khu trải nghiệm nghệ thuật, xưởng mộc… Bên cạnh đó, nhà trường còn tổ chức cho giáo viên đi tham quan các mô hình học tập ứng dụng giáo dục STEAM tại thành phố Hà Nội; tổ chức tập huấn bồi dưỡng phương pháp giáo dục ứng dụng giáo dục STEAM cho 100% đội ngũ giáo viên nhà trường.

Năm học 2020 – 2021 việc ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM tại trường Mầm non 1- 6 đã được triển khai nhân rộng tại các lớp. Để thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng phương pháp STEAM, trường Mầm non 1-6 đã xây dựng nội dung giáo dục với các dự án cụ thể, gần gũi, thiết thực xuyên suốt các chủ đề trong năm học, thu hút trẻ say mê sáng tạo. Các dự án được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm, phát triển dần nội dung theo mức độ tư duy và kỹ năng của trẻ từng độ tuổi. Trong từng dự án, giáo viên đưa ra vấn đề để trẻ khám phá, tìm hiểu các nguyên lý khoa học đơn giản và hướng trẻ đến việc thiết kế, chế tạo ra một sản phẩm mới có tính ứng dụng trong cuộc sống. Những trải nghiệm thú vị, những thí nghiệm đặc biệt khiến trẻ vô cùng hứng thú, giúp các bé lĩnh hội tri thức và rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo, sự mạnh dạn, tự tin cũng như kỹ năng hoạt động nhóm… Sau các dự án, trẻ đã biết vận dụng các kiến thức đã học vào trong cuộc sống. Bà Trần Thị Kim Dung, Hiệu trưởng trường Mầm non 1-6, thành phố Cao Bằng cho biết: “Đối với phương pháp giáo dục STEAM đã mang lại hiệu quả tích cực đối với các cháu học sinh. Thay vì các phương pháp dạy học truyền thống thì STEAM mang lại cho các cháu học sinh nhiều điều bổ ích và lý thú. Bằng các dự án lồng ghép vào các chủ đề trong năm học thì các cháu học sinh đã có những trải nghiệm hết sức thú vị, giúp cho các cháu có thêm kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Ví dụ như dự án làm khăn ấm phục vụ cho các bạn nhỏ khi thời tiết mùa đông, đấy là tính ứng dụng rất là cao. Bản thân các em bé tự trải nghiệm, tạo ra các sản phẩm, vì vậy, các em bé rất hứng khởi khi tham gia học STEAM. Trong thời gian sắp tới, nhà trường sẽ có sự chỉ đạo sát sao hơn để có nhiều cái hoạt động trải nghiệm dành cho các em bé ở lứa tuổi mầm non, để các em có thể tìm được nhiều niềm vui khi đến học tại trường”.

Có thể thấy, phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non đang đem lại một hướng đi mới, khác với phương pháp giáo dục truyền thống. Trẻ được thỏa sức chơi, học và thể hiện những kỹ năng và ý tưởng sáng tạo của mình trong từng hoạt động cụ thể. Nhờ đó, trẻ sẽ hào hứng và khám phá với việc học nhiều hơn. Đây thực sự là mô hình giáo dục mới, thiết lập môi trường học tập thoải mái và năng động dành cho trẻ trong trường mầm non.

Diệu Linh – Đàm Kiều

Video liên quan

Chủ Đề