Cách viết đơn kiến nghị vệ môi trường

Từ trước đến nay, vấn đề bảo vệ môi trường luôn được toàn xã hội quan tâm và pháp luật cũng quy định các cơ chế chặt chẽ về vấn đề này. Khi phát hiện có các hành vi  gây ô nhiễm môi trường thì các tổ chức, cá nhân có quyền làm đơn khiếu nại, tố cáo hành vi đó. Trong bài viết sau, Công ty Luật Thái An sẽ hướng dẫn về cách viết đơn khiếu nại hàng xóm làm ô nhiễm môi trường.

Câu hỏi của khách hàng về các làm đơn khiếu nại hàng xóm làm ô nhiễm môi trường:

Chào Luật sư, tôi tên là Phước, trú tại một xã nhỏ ở Đồng Nai. Tôi có thắc mắc như sau: Gia đình tôi sinh sống lâu năm ở một vùng nông thôn. Cách đây 3 tháng, hàng xóm ngay cạnh gia đình tôi có mở xưởng sản xuất nội thất nhưng không đảm bảo các vấn đề môi trường.

Hàng ngày, một lượng rác thải lớn được đổ ra cạnh nhà tôi, cùng với đó là khói bụi, mùn cưa phts tán khắp nơi do không che chắn kỹ lưỡng, việc sản xuất đục cưa diễn ra đến tận đêm khuya làm ảnh hưởng đến gia đình tôi và những hộ xung quanh.

Dù chúng tôi đã nhiều lần nhắc nhở nhưng hàng xóm không có hướng xử lý. Vậy nên tôi muốn làm đơn khiếu nại hàng xóm làm ô nhiễm môi trường thì cần viết thế nào? Tôi xin cảm ơn

Công ty Luật Thái An trả lời câu hỏi của khách hàng:

Về câu hỏi của bạn về soạn đơn khiếu nại hàng xóm làm ô nhiễm môi trường, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Cơ sở pháp lý điều chỉnh các vấn đề đơn khiếu nại hàng xóm làm ô nhiễm môi trường là các văn bản pháp lý sau

  • Luật Khiếu nại năm 2011;
  • Luật Tố cáo năm 2018;
  • Nghị định 124/2020/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại;
  • Luật bảo vệ môi trường 2014

Điều 162 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 về khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường có quy định như sau:

Điều 162. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường

1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo.

3. Thời hiệu khởi kiện về môi trường được tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân bị thiệt hại phát hiện được thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của tổ chức, cá nhân khác”.

Theo đó, tổ chức, các nhân hoàn toàn có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định về khái niệm khiếu nại như sau:

“1. Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”

Những lưu ý về đơn khiếu nại hàng xóm làm ô nhiễm môi trường – Nguồn ảnh minh họa: Internet

Theo đó, đối tượng để khiếu nại phải là quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Vậy nên, bạn có thể khiếu nại đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước liên quan đến lĩnh vực môi trường khi có căn cứ cho rằng quyết định về lĩnh vực môi trường hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Còn trong trường hợp, bạn thấy nhà hàng xóm có hành vi gây ô nhiễm mỗi trường, làm ảnh hưởng môi trường sống nói chung và ảnh hưởng đến gia đình bạn nói riêng thì thay vì làm đơn khiếu nại, bạn cần viết đơn tố cáo và nộp đơn ra ủy ban nhân dân xã nơi bạn cư trú. 

===>>> Xem thêm:Phân biệt khiếu nại và tố cáo như thế nào?

Tuy nhiên, trên thực tế, khi cá nhân, tổ chức phát hiện các cá nhân, tổ chức khác có hành vi gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sinh hoạt, sản suất, kinh doanh gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi cá nhân mình thì việc làm Đơn khiếu nại hoặc Đơn tố cáo gửi đến cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý đều được chấp nhận.

===>>> Xem thêm:Thời hiệu khiếu nại là bao lâu ?

Căn cứ vào điểm Điều 143 và khoản 3 Điều 159 Luật Bảo vệ môi trường 2014, Ủy ban nhân dân các cấp nơi xảy ra hành vi gây ô nhiễm môi trường có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường theo quy định của pháp luật.

Công ty Luật Thái An sẽ cung cấp mẫu đơn khiếu nại về hàng xóm làm ô nhiễm môi trường như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————-

…, ngày… tháng … năm…..

ĐƠN KHIẾU NẠI [HOẶC TỐ CÁO]
[Về việc…………………..]

Kính gửi: Ủy bản nhân dân cấp xã/huyện………………

Chúng tôi là:

1, Họ và tên: ………. Sinh ngày……..

Chứng minh nhân dân số: ………. cấp ngày ……. tại  ……

Trú tại: ………

2, …………

Là người đại diện cho  …… hộ dân sống gần ……[nơi chịu tác động của ô nhiễm môi trường]

Cá nhân/Tổ chức bị khiếu nại/tố cáo: ……………

Trú tại: ……………………

Chúng tôi xin trình bày về sự việc như sau:

[Trình bày về sự việc, chủ thể, nguồn gây ô nhiễm, tình trạng hiện tại, tác động tới môi trường sống]

………

Vậy, chúng tôi làm đơn này, kính đề nghị quý cơ quan có biện pháp xác minh, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm môi trường nêu trên theo quy định pháp luật.

Chúng tôi cam đoan, sự việc nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật. Kính mong quý cơ quan nhanh chóng giải quyết.

Xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI LÀM ĐƠN
[Chữ ký hoặc điểm chỉ]

Họ và tên

===>>> Xem thêm: Thủ tục khiếu nại

Phải ghi đầy đủ họ và tên địa chỉ của người khiếu nại/tố cáo. Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.

Đối tượng bị khiếu nại/ tố cáo là hành vi của các chủ thể vi phạm pháp luật về môi trường, gây ảnh hưởng đến bản thân người khiếu nại/tố cáo hoặc cộng đồng nói chung.

===>>> Xem thêm:Các trường hợp khiếu nại về đất đai

Đây là nội dung quan trọng nhất của đơn khiếu nại/tố cáo, người làm phải giải trình vụ việc bằng cách tóm tắt sự việc ô nhiễm môi trường và phải đầy đủ các tình tiết để cơ quan có thẩm quyền dễ dàng giải quyết.

Ghi ngắn gọn, rõ ràng, trung thực diễn biến nội dung vụ việc khiếu nại. Với nội dung này, phải cho cơ quan có thẩm quyền biết được các thông tin như:

– Hành vi ô nhiễm xảy ra ở đâu,

– Bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm từ khi nào

– Loại ô nhiễm gì gì [ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, …..],

– Hành vi này do cá nhân/ tổ chức nào thực hiện,

– Kéo dài trong bao lâu,……..

Những quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm và chứng minh thiệt hại: việc ô nhiễm môi trường [như đã nêu ở trên] đã xâm phạm đến những quyền và lợi ích hợp pháp nào của mình [ví dụ: gây ôi nhiễm không khí, làm xáo trộn cuộc sống, ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra bệnh tật cho mình và người thân, không sử dụng được nguồn nước,….]

– Quá trình khiếu nại và kết quả giải quyết khiếu nại [nếu đây không phải là khiếu nại lần đầu]: Ghi rõ đã gửi đơn đến cơ quan nào; đã được những cơ quan nào giải quyết và kết quả giải quyết;

Người làm đơn cần đưa ra yêu cầu khiếu nại/tố cáo của mình. Những yêu cầu này phải xuất phát từ nội dung như:

– Đề nghị thẩm tra, xác minh, giám định mức độ ô nhiễm;

– Buộc cá nhân/ tổ chức gây ra ô nhiễm dừng ngay hành vi của mình;

– Đòi bồi thường và mức độ bồi thường do việc ô nhiễm đã gây ra, …..

  • Ghi những cam kết của người khiếu nại về nội dung đã trình bày trong đơn khiếu nại/tố cáo và tính chính xác của tài liệu kèm theo.
  • Trường hợp vụ việc đã được giải quyết lần đầu mà tiếp khiếu theo trình tự hành chính thì người khiếu nại phải cam kết không khởi kiện vụ việc này ra Toà án.

===>>> Xem thêm: Hướng dẫn viết đơn khiếu nại cơ bản

===>>> Xem thêm:Mẫu đơn khởi kiện mới nhất 2021

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về đơn khiếu nại hàng xóm làm ô nhiễm môi trường

Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật  – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

Khiếu nại và tố cáo là quyền cơ bản của mỗi công dẫn, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ được trình tự, thủ tục thực hiện hai quyền này.

Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn khiếu nại, tố cáo của Luật Thái An là rất khôn ngoan vì bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình và giúp các cơ quan xác định được hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân khác.

Công ty Luật Thái An  cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khiếu nại, tố cáo như sau:

  • Tư vấn về quyền lợi của khách hàng trong vụ việc cụ thể;
  • Kiểm tra căn cứ, điều kiện khiếu nại, tố cáo
  • Soạn thảo, hướng dẫn nộp đơn khiếu nại, tố cáo
  • Xác minh, thu thập chứng cứ, đối thoại giải quyết vụ việc khiếu nạ, tố cáo
  • Đại diện tham gia quá trình giải quyết khiếu nại;
  • Tư vấn khởi kiện khi khách hàng có nhu cầu.

===>>> Xem thêm: Thủ tục khiếu nại lao động theo quy định của pháp luật

===>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư tranh tụng, khiếu nại, tố cáo

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ

Tác giả bài viết:

Luật sư Đàm Thị Lộc

  • Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam
  • Cử nhân luật Đại học Luật Hà Nội
  • Lĩnh vực hành nghề chính: * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

    * Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình 

  • Giới thiệu tác giả
  • Bài viết mới nhất

Luật sư tại Công ty Luật Thái An

Luật sư Đàm Thị Lộc:• Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam• Cử nhân luật Đại học Luật Hà Nội • Lĩnh vực hành nghề chính:* Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

* Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

Video liên quan

Chủ Đề