Cách viết thiệp chúc mừng năm mới của người Nhật

Người Nhật có văn hóa viết thiệp chúc mừng tới bạn bè, người thân nhân dịp năm mới gọi là Nengajou. Như 1 lời cảm ơn đã đối xử tốt với họ trong 1 năm và cũng là lời chúc mừng cho 1 năm mới an lành.

Nengajou đôi khi còn mang mục đích thông báo cho bạn bè và người thân, về những sự kiện trọng đại trong đời 1 con người. Ví dụ như năm đó họ kết hôn hoặc có em bé, thì họ sẽ gửi thiệp có dán kèm hình của vợ/chồng/con, như 1 lời thông báo.

2 Viết Nengajou tặng cho ai?

Người Nhật thường viết Nengajou để gửi cho:

①Những người đã có ơn hoặc đối tốt với họ trong 1 năm hoặc bạn bè thân thiết

Nengajou lúc này như 1 lời cảm ơn. お世話になります。

②Những người đã từng có ơn hoặc những người bạn bè lâu ngày không gặp, không liên lạc.

Nengajou lúc này như 1 lời chào: お久しぶりです。Lâu rồi không gặp. Họ gởi Nengajou vì họ muốn giữ được mối quan hệ, không muốn mất đi mối quan hệ với những người này. Có thể là bạn bè cấp 3 vài năm không gặp, hay những người đồng nghiệp ở chỗ làm cũ…

Ở đây nhiều bạn sẽ thắc mắc: Nengajou có gửi cho người trong cùng công ty được không? Câu trả lời là tất nhiên là được, nhưng theo quan sát của ad thì người Nhật phải thân thiết lắm họ mới cho biết địa chỉ nhà. Thường là ở vùng quê thì thân thiện hơn, chứ ở tokyo thì ad cũng chưa biết địa chỉ nhà ai trong số vài đồng nghiệp của mình. Nhiều người muốn tách biệt hẳn công việc và đời tư.

3 Phong tục viết Nengajou có từ khi nào?

Bức Nengajou cổ nhất là bức thư của 1 học giả thời đại Heian: Fujiwara no Akihira [藤原明衡] . Trong thư có đoạn viết về năm mới: 「春の始めの御悦び、貴方に向かってまず祝い申し候」 tạm dịch: Xin gửi lời chúc phúc tới bạn trong sự vui mừng đầu xuân.

Cũng trong thời đại Heian [ 794 sau CN – 1185 ]. Người Nhật có tục đi chúc tết người thân gọi là 「年始回り」 . Phong tục này giống với phong tục đi chúc tết của người Việt.

Thời kỳ Edo [ 1603 – 1868] người Nhật bắt đầu chúc tết nhau bằng thư, gửi thư thông qua những người đưa thư. Từ thời kỳ này, trước cửa nhà Nhật bắt đầu để các hộp thư gọi là [名刺受け]. Hình thức này giống với việc gửi Nengajou.

Nengajou phát triển mạnh mẽ nhất từ khi Nhật bản thành lập Bưu điện Nhật bản vào năm 1871. Năm 1873 Bưu điện Nhật phải phát hành はがき- thiệp và tới năm 1887, phong tục gửi Nengajou bùng nổ tới mức những người làm bưu điện làm việc 不眠不休 không ngủ không nghỉ vào dịp cuối năm và đầu năm mới và người Nhật duy trì phong tục này tới bấy giờ.

4 Số người viết Nengajou có nhiều không?

Theo thống kê của báo Asahi thì có tới hơn 67% số người được hỏi nói là sẽ viết Nengajou trong năm 2019 này. Thống kê của các năm trước đều cho con số cao hơn 75%. Những người ở độ tuổi 50-60 chịu khó viết Nengajou nhất, còn lứa tuổi 1x,2x thì quá nửa là trả lời không.

Để viết Nengajou thì phải mua thiệp, viết tay, rồi đi gửi, khá tốn công và tốn phí nên người trẻ thường Line hoặc facebook cho nhanh. Xu thế này làm cho tỷ lệ người viết Nengajou giảm dần.

5 Một người sẽ viết bao nhiêu tấm thiệp Nengajou?

Cũng theo thống kê của báo Asahi năm 2019:Số người sẽ viết dưới 20 thiệp là 24%21~50 thiệp là 23%51~100 thiệp là 11%101~200 thiệp là 4%

201~ thiệp là 2%

Con số trung bình cho 1 người là 27 thiệp[ theo thống kê của bưu điện Nhật bản].

Nghe đài hay xem tivi, nghe mấy người trên đài cũng nói viết tầm 20-30 là thấy nhọc lắm rồi. Chưa kể viết nhiều quá bị sai, mất tập trung, một từ cảm ơn ありがとう mà viết tới 2 lần… Nhiều người mua thiệp về rồi mà cũng bỏ vì ngại không viết.

Ad sang Nhật vừa tròn 6 năm, lần đầu tiên viết Nengajou là trong lớp học tiếng Nhật, còn lại thì cũng chưa viết và gửi cho ai. Tham khảo vài đồng nghiệp thì cũng có khoảng phân nửa người nói là sẽ viết. Thời đại công nghệ thông tin mà vẫn còn nhiều người viết vậy là mừng lắm rồi.

Comments

comments

Thiệp chúc tết – Nengajou [年賀状] là một nét văn hoá đặc sắc được người dân gìn giữ cho đến tận bây giờ, mặc dù cô g nghệ như internet, điện thoại di động… rất phát triển nhưng những tấm thiệp gửi qua đường bưu điện vẫn được gửi đi vào dịp cuối năm. Để có thể dành tặng những tình cảm yêu thương, muốn gửi gắm những lời chúc thì bạn hãy tham khảo những lời chúc dưới đây nhé!

Câu mở đầu trong lời chúc của Nengajo gọi là “gashi” [賀詞]. Gashi sẽ khác nhau với từng đối tượng người gửi. Bạn tham khảo các cách viết gashi như sau:

  • Viết cho người lớn tuổi hơn, thầy cô giáo, cấp trên.

「謹賀新年」 「謹賀新春」 「恭賀新年」

「謹んで新年のお慶びを申し上げます」

「寿」「賀」「春」「賀正」「賀春」「迎春」「慶春」「寿春」「初春」「新春」

「あけましておめでとう」

  • Cách viết chung dùng cho mọi đối tượng

「明けましておめでとうございます」

「謹んで新年をお祝いします」 「新年おめでとうございます」 「新春のお慶びを申し上げます」 「謹んで初春のお慶びを申し上げます」 「謹んで新春のご祝詞を申し上げます」

「Happy New Year」

Những lời chúc mừng năm mới bằng tiếng nhật ý nghĩa nhất

④元気ですか?身体に気をつけてお互い頑張りましょう。今年もよろしくお願いします。

Dạo này bạn vẫn khoẻ chứ, hãy cùng cố gắng để chăm sóc bản thân thật tốt nhé. Năm nay rất mong chúng ta sẽ lại giúp đỡ lẫn nhau,

⑤家族揃って楽しいお正月を迎えました。今年もよろしくお願い申し上げます。

Tôi đã được đón năm mới rất vui vẻ cùng cả gia đình. Rất mong năm sau sẽ được mọi người giúp đỡ.

⑥住所が変わりましたのでお知らせいたします。お近くにお越しの際には是非お立ち寄りください。

Tôi mới chuyển đến chỗ mới. Nếu có thời gian ghé qua hãy vào nhà tôi chơi nhé.

⑦明るい一年となりますようお祈りいたします。今年もよろしくお願いいたします。

Chúc bạn một năm mới thật tươi sáng. Rất mong trong năm mới chúng ta sẽ cùng giúp đỡ lẫn nhau.

⑧皆様にとって希望に溢れる一年となりますよう心からお祈り申し上げます。今年もよろしくお願いいたします。

Chúc bạn có một năm mới với những mong ước trở thành hiện thực. Rất mong trong năm mới chúng ta sẽ cùng giúp đỡ lẫn nhau.

⑨皆様との絆を大切に日々を過ごそうと思います。本年もよろしくお願いいたします。

Cảm ơn mọi người đã cho tôi có những ngày thật ý nghĩa. Rất mong trong năm mới chúng ta sẽ cùng giúp đỡ lẫn nhau.

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn những mẫu thiệp năm mới Nhật Bản và cách viết lời chúc năm mới trên Nengajo. Hi vọng rằng chúng sẽ giúp ích nhiều cho các bạn.

Xem Thêm:

Video liên quan

Chủ Đề