Cách xem quản lý thụ chi trên app MB Bank

Kể từ nay, khách hàng Ngân hàng Quân đội [MB] sẽ được truy vấn và tìm lại lịch sử biến động số dư tài khoản hoàn toàn miễn phí trên App MBBank chỉ với vài thao thác đăng ký đơn giản.

Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ nhận biến động số dư  qua SMS. Đây sẽ là dịch vụ lựa chọn theo nhu cầu của khách hàng với mức phí12.000 đồng/tháng/tài khoản [chưa bao gồm VAT].

Khách hàng có thể chủ động đăng ký/hủy dịch vụ nhận biến động số dư nếu không có nhu cầu, thao tác trực tiếp trên App MBBank.

Hướng dẫn đăng ký/hủy dịch vụ nhận biến động số dư qua SMS Banking:

Hướng dẫn đăng ký nhận Biến động số dư MIỄN PHÍ trên App MBBank:

Bước 1: Đăng ký dịch vụ nhận BDSD miễn phí trên App MBBank

- Truy cập App MBBank/chọn Mục Tiện ích/

- Chọn Đăng ký biến động số dư/ Nhận biến động số dư qua Mobile app/Lựa chọn tài khoản phù hợp/ Xác thực.

Bước 2: Luôn luôn bật chế độ hiển thị tin nhắn thông báo từ App MBBank trên điện thoại.

- Vào mục “Cài đặt” trên điện thoại để cập nhật kịp thời các biến động số dư tài khoản của bạn.

- Các bước kiểm tra chế độ hiển thị tin nhắn thông báo từ App MBBank

Máy sử dụng hệ điều hành IOS

Máy sử dụng hệ điều hành Android

Hướng dẫn theo dõi lịch sử tin nhắn thông báo biến động số dư tài khoản cá nhân trên App MBBank:

- Đăng nhập App MBBank/

- Vào hình quả chuông góc phải trên cùng màn hình/Chọn tab thứ 2 “Biến động số dư”.

Truy vấn lịch sử giao dịch các tài khoản cá nhân trong vòng 90 ngày gần nhất:

- Đăng nhập App/Vào mục “Xem tài khoản”/Tài khoản nguồn/

- Lựa chọn tài khoản muốn truy vấn/Chọn khoảng thời gian cần truy vấn [lưu ý nhỏ hơn 90 ngày]

Thông tin chi tiết và giải đáp thắc mắc, khách hàng liên hệ hotline MB247: 1900 545426 hoặc liên hệ CN/PGD gần nhất để được hỗ trợ.

Chào bạn. Nếu bạn đang muốn Quản lý tiền chi tiêu của mình một cách thuận tiện và đơn giản nhất.

Nếu bạn đang muốn tìm một công cụ để quản lý tiền của mình hiệu quả.

Bài viết chia sẻ thực tế xuất phát từ bản thân mình ở đây là dành cho bạn.

Từ khi mình có ý thức quản lý chi tiêu thì mình đã bắt đầu dùng sổ ghi, rồi dùng ứng dụng quản lý chi tiêu như kiểu ứng dụng Money Lover….

Thời gian mình dùng lâu nhất là Money Lover, lúc đầu hăng hái lắm vì nó khá rõ ràng rành mạch từng khoản từ ăn uống, cafe, học hành, …

Nhưng thực sự nó làm mình nản lòng vì tốn thời gián quá trời. Đôi khi Hòa lại quên không ghi chép được.

Một vấn đề quan trọng là nó không kết nối được tài khoản Ngân hàng, thẻ tín dụng, ví điện tử, tiêu tiền mặt, thanh toán online… của Hòa với tài khoản quản lý chi tiêu này.

Vì tiền thu nhập của mình thì chảy trong tài khoản bank mà quản lý lại trên một ứng dụng khác không liên kết thì thật là quá khó khăn.

Vậy nên vấn đề ở đây là phải quản lý được tiền chi tiêu của mình trên tài khoản Bank mà kết nối được với thẻ tín dụng, ví điện tử, thẻ ATM, Thẻ Debit… và quản lý được việc giao dịch thành toán online, rút tiền mặt …

Hòa ý thức được việc này nên đã tìm kiếm dùng tài khoản bank để tập trung quản lý chi tiêu cho mình tốt nhất. Trước thì mình hay dùng Techcombank nhưng mà chung đụng đầu tư và chi tiêu thấy không ổn lắm. Đôi khi tiêu nhầm sang cả tiền đầu tư. :]]

Thực ra Ngân hàng nào cũng được nhưng nếu mà dùng Ngân hàng chuyên hỗ trợ cho mình quản lý chi tiêu được sẽ là tốt nhất phải không các bạn.

Mình hay dùng Ngân hàng MBbank là nơi mà mình công tác 5 năm trước đây. Bây giờ thì Hòa nghỉ làm rồi nên bài viết này không có quảng cáo cho MBbank nhé.

Hòa thấy hay và vẫn dùng hàng ngày tốt thì Hòa chia sẻ và làm video này  view cho mọi người xem. Mọi người tham khảo thêm một cách tiếp cận quản lý chi tiêu như Hòa đang làm.



Nói chung là mỗi tháng xác định bỏ vào đây tiêu khoảng 10 triệu chẳng hạn, rồi dùng thẻ, ví điện tử hay thẻ visa… nó cập nhật hết cho mình tiêu gì, tiêu bao nhiêu, tổng hợp hết.

Mình sẽ quản lý được chi tiêu đó.

Quản lý chi tiêu được thì mới biết cân đối thu nhập để có thu nhập dòng mà đầu tư các bạn ạ.

Mình thấy việc này khó nhưng không phải không làm được. Chỉ cần mình có ý thức tiết kiệm là mình sẽ làm được ngay thôi.

Chúc các bạn buổi tối vui vẻ và bình an nhé.

Mọi người muốn xem lịch sử rút tiền, chuyển tiền tài khoản MB bank. Cần tra cứu lịch sử giao dịch MB bank để đối chiếu với đối tác khi xảy ra tranh chấp chuyển nhưng nhận được tiền. Nganhangaz.com sẽ hướng dẫn cách kiểm tra lịch sử giao dịch MB bank chi tiết, dễ hiểu qua nhiều hình thức. Mọi người đón đọc ở bài viết sau đây.

Xem lịch sử giao dịch ngân hàng để làm gì?

Cần thiết phải xem lại lịch sử giao dịch sau khi phát sinh bất kì một hành động chuyển tiền rút tiền trong tài khoản ngân hàng. Vì trước tiên, chúng ta hoàn toàn có dữ liệu để làm điều này. Mọi người có biết mọi lịch sử giao dịch tại ngân hàng nói chung và MB bank nói riêng đều được lưu lại trong hệ thống dữ liệu.

Đảm bảo an toàn số dư tài khoản

Tra cứu giao dịch ngân hàng là điều nên làm nếu không muốn thất thoát tiền trong tài khoản mà không hay biết gì. Đừng đợi đến lúc kiểm tra số dư thấy hao hụt  thì mới tá hỏa gọi điện cầu cứu ngân hàng. Thời gian qua lâu rồi rất khó để mà truy xét lại sự việc. Cũng như vài sự việc đã hết hạn thời gian truy cứu trách niệm nên có kiện thưa cũng vô ích.

Kiểm soát chi tiêu hiệu quả

Khi sở hữu một chiếc thẻ ghi nợ chỉ mua sắm trong phạm vi số dư hiện có. Mà có lúc giật mình không hiểu sao tiền lại mau chóng ra đi đến vậy. Huống hồ, dùng thẻ tín dụng chi tiêu trước, trả tiền sau. Nhiều người vung tay quá trán rồi cuối cùng trở thành con nợ ngân hàng vì qua thời hạn được miễn phí lãi mà vẫn không biết đào đâu ra tiền tất toán nợ.

Cách kiểm tra lịch sử giao dịch MB bank

Cho nên, nếu sau một đợt quẹt thẻ, bạn xem lại lịch sử giao dịch. Từ đó, lên kế hoạch sử dụng tiền trong tài khoản hợp lý thì cớ sự đã không khốn cùng như một vài trường hợp điển hình trong cuộc sống.

Nắm bắt tình trạng thành công của giao dịch

Thời khắc đối tác gọi điện phàn nàn chưa nhận được tiền thanh toán hợp đồng thì mới “nhảy cẫng lên”. Việc chuyển khoản thanh toán nợ công ty tài chính mới thật dở khóc dở cười. Khi đinh ninh chuyển tiền rồi mà giờ bị liệt vào danh sách nợ quá hạn.

Lắm lúc khách hàng quên click enter để chạy lệnh hoặc trục trặc hệ thống mà giao dịch vẫn bị treo, chưa được xử lý. Thì tra cứu lịch sử giao dịch là cách chữa cháy để nhanh chóng khắc phục, đảo ngược tình thế.

Xác minh, minh bạch tài khoản

Đây thực chất là “bằng chứng” có trọng lượng để chứng minh chủ tài khoản đã thực hiện giao dịch với ngày giờ nào, với số tiền bao nhiêu tại đâu. Lấy việc đi làm từ thiện của nghệ sỹ làm ví dụ. Nếu không kiểm tra lịch sử giao dịch thường xuyên. Thì làm sao mà cập nhật số tiền quyên góp cho đông đảo người dân được biết.

Ngoài ra, xem lịch sử giao dịch giúp các trinh sát mau lần ra dấu vết của kẻ phạm tội. Những phi vụ làm ăn hầu hết chi trả qua tài khoản ngân hàng. Nếu phát hiện bất thường trong việc biến động số dư tài khoản. Nắm bắt được phát sinh từ đâu, thời điểm nào là mắc xích quan trọng trong việc phá án.

Cách kiểm tra lịch sử giao dịch MB bank

Tra cứu giao dịch qua app MB bank

App MB bank là dịch vụ Mobile banking ngân hàng số vô cùng tiện lợi của Ngân hàng Quân đội. KH ưa chuộng App MB bank vì trong rất nhiều tính năng vượt trội. Cũng cho phép xem lịch sử giao dịch.

  • Bước 1: Tải và cài đặt thành công app MB bank về thiết bị hệ điều hình IOS hoặc Android.
  • Bước 2: Đăng kí tài khoản trên app
  • Bước 3: Đăng nhập bằng tên truy cập và mật khẩu như với ứng dụng Internet banking
  • Bước 4: Tại giao diện chính của app, nhấn chọn “Xem tài khoản”
  • Bước 5: Click vào tài khoản mà KH muốn kiểm tra. Nếu KH mở nhiều hơn một tài khoản tại MB, nếu mở 1 tài khoản thì duy nhất hiển thị 1 tài khoản.
  • Bước 6: Chọn khoảng thời gian để truy vấn lịch sử giao dịch và ấn chọn “tìm kiếm”

Cách kiểm tra lịch sử giao dịch trên app MB bank

  • Bước 7: Màn hình hiển thị đầy đủ các giao dịch đã thực hiện gồm khoảng thời gian, số tiền chênh lệch và nội dung chuyển tiền [nếu có]

Truy vấn biến động số dư bằng SMS banking

Đã đăng kí sử dụng dịch vụ SMS banking thì tự động ngân hàng MB sẽ gửi thông báo biến động số dư đến hộp thư đến của số điện thoại đã đăng kí. Mọi người cứ thông qua đó rà soát lịch sử giao dịch.

Kiểm tra giao dịch bằng Internet banking MB bank

  • Bước 1: Đăng nhập Internet banking MB bank TẠI ĐÂY:
  • Bước 2: Tại giao diện của ngân hàng số ngân hàng MB, bấm chọn chức năng “Thông tin”
  • Bước 3: Click vào mục “Giao dịch tài khoản” và chọn tài khoản cần xem bảng sao kê
  • Bước 4: Lựa chọn dữ liệu sao kê phù hợp với mong muốn từ ngày hiện tại hay trong vòng 1 tuần/ 1 tháng hoặc từ ngày mấy đến ngày mấy.
  • Bước 5: Kết quả lịch sử giao dịch được hiển thị để người xem rà soát.
  • Bước 6: Chọn lưu lại lịch sử giao dịch về máy tính nếu muốn

Bạn nào chưa biết cách đăng nhập MBBank trên máy tính thì xem ngay nhé!

Xem sao kê tài khoản MB bank tại cây ATM

Kiểm tra lịch sử MB tại cây ATM MB là phương án đa số KH vận dụng và đã rất hiệu quả. Các thao tác KH cần làm chỉ vỏn vẹn như sau:

  • Bước 1: Chọn cây ATM MB bank gần nhất và đút thẻ vào khe
  • Bước 2: Nhập mã PIN thẻ và bấm nút Enter để đăng nhập.
  • Bước 3: Trên thanh menu phía góc trái màn hình máy ATM, mọi người chọn “Vấn tin tài khoản”.
  • Bước 4: Màn hình hiển thị “Xem bảng sao kê”, nhấn vào ô này.
  • Bước 5: KH có thể chụp lại màn hình máy hoặc chọn in bảng sao kê để xem xét kĩ lượng lớn lịch sử giao dịch của mình.

Kiểm tra lịch sử giao dịch bằng tin nhắn SMS

Dùng bất kì chiếc điện thoại gì miễn đang lắp sim là số điện thoại trùng với tài khoản ngân hàng. KH soạn tin nhắn với cú pháp: MB SAOKE SOCMND gửi 8136 hoặc 8162[không phân biệt chữ in thường hay in hoa, KH cứ nhắn tin với thói quen của mình].

Một khi tin nhắn được gửi đi thành công. Lập tức, bạn kiểm tra thì sẽ nhận được tin nhắn SMS phản hồi từ tổng đài. Trong đó chứa đựng thông tin 5 giao dịch gần nhất của tài khoản đăng kí.

Tham vấn lịch sử giao dịch tại quầy

KH chuẩn bị giấy tờ CMND/ CCCD/ HC đến trực tiếp chi nhánh/ PGD ngân hàng MB để yêu cầu được trích xuất lịch sử giao dịch bằng cách in bảng sao kê. Nhân viên sẽ đặt câu hỏi khoảng thời gian KH muốn giới hạn đối chiếu lịch sử giao dịch. Chỉ cần trả lời, trả phí và nhận được bảng sao kê.

Kiểm tra lịch sử giao dịch MB bank có mất phí không?

Ưu đãi cho KH là kiểm tra lịch sử giao dịch tại MB bank miễn phí. Tuy nhiên, với việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng MB. KH phải bỏ ra một khoản phí nhất định hàng tháng theo quy định của MB bank từng thời kì.

Còn khi nào mọi người muốn cung cung cấp bảng sao kê giấy hoặc trích xuất file dữ liệu từ MB phải dựa vào mức phí như sau:

Cung cấp sao kê tài khoản, sổ phụMức phí
Cung cấp định kỳ hàng tháng5.000 VND/ tháng hoặc 0,5 USD/ tháng
Cung cấp theo yêu cầu của KH 
Sao kê/ sổ phụ các giao dịch phát sinh bằng hoặc dưới 12 tháng5.000 VND/ trang hoặc 0,25 USD/ trang
Sao kê/ sổ phụ các giao dịch phát sinh trên 12 tháng10.000 VND/ trang hoặc 0,5 USD/ trang
Phí fax sổ phụ, chứng từ  theo yêu cầu của KH5.000 VND/ tờ

Kiểm tra lịch sử giao dịch tại cây ATM ngân hàng khác được không?

Hoàn toàn có thể vấn tin lịch sử giao dịch tại cây ATM ngân hàng chủ quản khác. Miễn là đó cây ATM có gắn logo Napas thuộc tài sản quản lý bởi ngân hàng có liên kết với ngân hàng MB. Chẳng hạn, mọi người thực hiện kiểm tra lịch sử giao dịch tài khoản MB tại cây ATM Vietcombank, Agribank, Vietinbank, BIDV, Techcombank, Sacombank,…

Có nên xóa lịch sử giao dịch ngân hàng Quân đội không?

Xóa lịch sử giao dịch ngân hàng MB được người ta chú ý đến khi không muốn bất kì một ai dòm ngó đến số dư tài khoản hay các giao dịch mà mình đã thực hiện. Bởi biết chắc sẽ có rắc rối xảy đến.Có quá nhiều lý do mà bạn nên xóa lịch sử giao dịch MB bank. Kể như:

  • E sợ ai đó vô tình thấy số dư hiện có mà nảy sinh lòng tham muốn chiếm đoạt nó.
  • Chuyển tiền hỗ trợ cho con cái mua nhà mà phỏng đoán sự đố kị của những người con khác, cho tiền em ruột đi học mà sợ vợ/ chồng nghi mình dành quỹ đen để dùng vào việc giấu diếm khác.

Cách xóa lịch sử giao dịch ngân hàng MB

Tùy theo chính sách nội bộ của MB, lịch sử giao dịch chỉ được phép sao kê trong thời hạn KH mong muốn và phải phù hợp với quy định thời gian của MB bank. Tức là, sau định kỳ bao nhiêu năm, MB sẽ lược bỏ đi dữ liệu này vì nó không thực sự cần thiết.

Nhưng không phải đã hết cách để xóa lịch sử giao dịch. Từ cách tra cứu lịch sử giao dịch, mọi người có thể áp dụng một vài gợi ý của chúng tôi để xóa lịch sử giao dịch hiển thị trong thiết bị của mình:

  • Xóa bỏ các tin nhắn thông báo biến động số dư
  • Không chia sẻ mật khẩu Mobile/ Internet banking với người khác
  • Truy cập các hệ thống bằng thiết bị cá nhân, nếu dùng máy tính dùng chung nên đăng xuất trước khi rời đi
  • Khi thao tác tại cây ATM bắt buộc mà che bàn phím lúc nhập mã Pin

Cũng phải nói thêm rằng, việc xuất bảng sao kê từ MB chỉ được thực hiện khi có nhu cầu. Hoặc đó là lệnh từ cơ quan có thẩm quyền vì mục đích điều tra xác minh tài chính. Ngân hàng MB bank xác định không đơn phương công khai lịch sử giao dịch khi chưa được sự đồng ý của KH. Nên mọi KH có thể yên tâm thông tin vẫn được lưu trữ an toàn.

Mọi người đã được tìm hiểu cách kiểm tra lịch sử giao dịch MB bank. Nhắc lại đây là việc nên làm. Bảng sao kê tài khoản là bằng chứng có trọng lượng để chứng minh rất nhiều điều. Hơn nữa, đây là việc quan trọng để kiểm soát tốt tài khoản ngân hàng MB của mọi người.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề