Cảng cái lân ở đâu

(Xây dựng) – Theo Thông tư 06/2019/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về cửa khẩu được nhập khẩu ôtô chở người dưới 16 chỗ ngồi vào Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 8/5/2019 gồm các cửa khẩu cảng biển: Cái Lân (Quảng Ninh), Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu. Tuy nhiên đến nay đã hết tháng 5 mà cảng Cái Lân vẫn “án binh”.

Cảng cái lân ở đâu

Cảng Cái Lân đa dụng, chỉ có một bên xếp dỡ riêng container.

Lật lại thời gian, cảng Cái Lân từng là trọng điểm nhập khẩu ôtô con ở Việt Nam. Theo số liệu thống kê lưu: 6 tháng đầu năm 2016, cảng Cái Lân tiếp nhận 6.200 chiếc ôtô “sang”, thu thuế nhập khẩu trên 3.200 tỷ đồng, ăn chắc nguồn thu nộp ngân sách 5.000 tỷ đồng/năm.

Cảng Cái Lân đang “vào cầu” bỗng khự lại, do các doanh nghiệp nhập khẩu ôtô lần lượt “bẻ ghi”, chuyển hàng về cảng Hải Phòng. Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu ôtô bỏ lại sau lưng cảng Cái Lân cũng luyến tiếc cái nôi từng nuôi dưỡng mình ngày đầu khởi nghiệp, rầu rầu cho biết: “Quy luật kinh tế thị trường nó chi phối, đâu có lợi là hút hồn thương nhân. Cảng Hải Phòng cơ sở vật chất, năng lực xếp dỡ và chính sách chiêu thương hấp dẫn hơn cảng Cái Lân”.

Cụ thể, cước dịch vụ logistics ở cảng Cái Lân cao hơn cảng Hải Phòng, thậm chí cảng Cái Lân phải thuê lại chuỗi dịch vụ này của cảng Hải Phòng. Nôm na là các công đoạn quản lý, điều hành, cơ sở vật chất phục vụ bốc dỡ hàng hóa nhập khẩu có giá trị kinh tế cao của cảng Cái Lân không đáp ứng được yêu cầu. Cảng Cái Lân thường phải thuê lại nhân lực, phương tiện của cảng Hải Phòng, đương nhiên, giá dịch vụ đội lên lại đặt lên vai chủ hàng.

Cảng Cái Lân lại nằm trong vùng môi trường bất lợi, bởi hệ lụy của sự phát triển nóng đô thị và dịch vụ du lịch ven bờ, khiến vùng Cửa Lục bị thu hẹp, lạch tầu bị bồi lắng, nước dòng tàu cập cảng khó khăn. Công nghiệp nhiệt điện, xi măng với 4 nhà máy lớn khói bụi tuôn ra bao phủ không gian. Nhiều khi một dàn xe hàng trăm chiếc đắt tiền buổi chiều cẩu dưới tàu lên nước sơn bóng loáng, sau một đêm đã bị phủ lên lớp bụi tro bay. Thứ nữa, lịch sử để lại một bến cảng tạp hóa, kề cận với một khu công nghiệp Cái Lân hỗn tạp, sản xuất “thượng vàng hạ cám”. Những lô hàng dăm gỗ, hóa chất Soda, quạng clinker... cùng chung cầu tàu, bến xuất với những chiếc ôtô sang trọng đắt tiền, xấu tốt cùng chung một “rọ” không thể “kiêng” được những ảnh hưởng lô hàng này phương hại đến lô hàng kia.

Cảng cái lân ở đâu

Cảng Cái Lân trong quy hoạch cảng biển nước sâu Việt Nam.

Cảng Cái Lân giao thông chuyển tải còn cách trở. Mấy năm nay đường bộ khả dĩ, nhưng còn bề bộn công trình đang xây dựng. Đường sắt đầu tư trên 7 ngàn tỷ, định “đi tắt” nhưng không đón được “đầu” bởi một mình một kiểu, đường ray không hòa được mạng giao thông đường sắt quốc gia, đầu tư xong bỏ đấy, rêu phong cỏ mọc.

Trong khi đó đường sá giao thông của cảng Hải Phòng ưu việt hơn. Tính chuyên nghiệp cảng biển, cảng Hải Phòng “đàn anh” hơn cảng Cái Lân một tầm với. Trong khi cảng Cái Lân còn loay hoay với “bài toán” thủ công che bạt chống bụi tro bay cho “xế hộp” thì cảng Hải Phòng đã có cầu tàu riêng chuyên dụng nhập xe ôtô và một nhà ga mái che chứa hàng ngàn chiếc xe sang miễn phí. Hải Phòng ngồn ngộn chính sách chiêu thương.

Cảng Cái Lân không phải là cảng bị “bỏ rơi”, tỉnh Quảng Ninh cũng sớm có chương trình hành động thực hiện nghị quyết của Đảng về chiến lược phát triển cảng biển. Đảng bộ có Nghị quyết (15) chuyên về cảng biển, khuyến khích các thành phần kinh tế xuất nhập khẩu. Với vị thế cảng biển trong quy hoạch cảng nước sâu Việt Nam, nhưng rất tiếc sự quan tâm, chỉ đạo của trên như còn ở bên trên, chưa chạm đến cơ sở, cơ sở còn thiếu giải pháp đồng bộ dẫn đến sự tụt hậu về năng lực hội nhập thị trường bốc xếp.

Cảng cái lân ở đâu

Cảng Cái Lân trong vịnh Cửa Lục nguy cơ bồi lắng, thu hẹp thủy diện do phát triển “nóng” kinh doanh bất động sản, san đồi lấp biển

Nay Bộ Công Thương quy định cảng Cái Lân là 1 trong 5 cảng biển được nhập khẩu ôtô chở người dưới 16 chỗ ngồi vào Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 8/5/2019, là một vận hội lớn. Nhưng Cảng Cái Lân đang chới với, như cá sông ra biển lớn.

Đến nay, đã vào đầu tháng 6 mà cảng Cái Lân vẫn yên ắng, không thấy động tĩnh nhập khẩu xe cộ qua cảng. Nhìn vào thực tế, cảng Cái Lân còn ngồn ngang bất cập, liệu có phải là địa phương quá tập chung chỉ đạo vào nguồn thu từ đất cát, từ dịch vụ du lịch mà sao nhãng “tiền môn” hàng hóa. Hay tiền hô mà hậu chưa ủng, nghị quyết của Đảng về chiến lược kinh tế cảng biển chưa đi vào cuộc sống, chưa ăn nhập với cơ sở.

Quảng Ninh chủ quan để “cùn” mất một mũi nhọn kinh tế cảng biển có tính ổn định cao (không bấp bênh theo mùa như cảng đón tàu bè du lịch), nhưng vẫn còn chưa muộn, khi vùng đất này giàu tiền năng, năng động, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hội tụ biên mậu cả thuỷ bộ và đường không.

Lật lại thời gian mà thấy giật mình, nếu cảng Cái Lân mà không nhập khẩu ôtô, thì mỗi năm Quảng Ninh tuột tay mất 5 ngàn tỷ đồng.

Chủ đầu tư:Công Ty TNHH Cảng Container Quốc Tế Cái Lân (Liên doanh giữa SSA Marine (Mỹ) - Vinalines - Cảng Quảng Ninh).

Vị trí: Cái Lân - Tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.

Quy mô: Cảng CICT gồm bến số 2, 3, 4 tiếp nhận tàu 50.000 DWT, đường vào Cảng, Kè bảo vệ bờ, nạo vét khu nước và các hạng mục công trình xây dựng khác.

Dịch vụ tư vấn:

  • Khảo sát địa hình trên bờ và dưới nước.
  • Khảo sát địa chất.
  • Lập báo cáo NCKT & Thiết kế cơ sở và Lập báo cáo ĐTM.
  • Thiết kế bản vẽ thi công.
  • Lập Hồ sơ thầu.
  • Quản lý dự án và Giám sát thi công xây dựng.


Page 2

Trụ sở chính: 92 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Cơ sở 1: 328 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 02, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Cơ sở 2: Phòng 2301, Toà A1, Khu văn phòng và nhà ở cao cấp Vinaconex1, 289a đường Khuất Duy Tiến, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội

(84-28) 62970345; 62970341

;

Cảng cái lân ở đâu
Cảng container quốc tế Cái Lân - phát huy lợi thế cảng biển của Quảng Ninh. (Nguồn: Quangninh.gov)

Theo báo cáo nghiên cứu chi tiết về thị trường container miền Bắc của Công ty tư vấn hàng hải Drewry – một đơn vị tư vấn có uy tín về lĩnh vực hàng hải, Cảng container quốc tế Cái Lân (CICT) của Quảng Ninh sẽ có lợi thế cạnh tranh với cảng Hải Phòng để thu hút nhiều hơn các chủ hàng từ những vùng hấp dẫn tại khu vực phía Bắc Việt Nam.

Lợi thế cạnh tranh

Trong hệ thống cảng khu vực miền Bắc, CICT là cảng nước sâu, có hạ tầng hiện đại, đồng bộ, điều kiện tốt nhất hiện nay. Những năm qua, Cảng đã đóng vai trò quan trọng trong các kế hoạch phát triển kinh tế cảng biển của Quảng Ninh. Để tiếp tục nâng cao tính cạnh tranh, thu hút nguồn hàng, Cảng CICT đã liên tục đổi mới, ứng dụng hiệu quả các giải pháp công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian cho các chủ tàu khi làm hàng tại cảng.

CICT có tổng chiều dài là 594m được trang bị 6 cẩu giàn. Công suất xếp dỡ container hàng năm dự kiến là 1,000,000 TEUs. Bên cạnh đó, cầu bến 2, 3, 4 cảng Cái Lân có khu vực bãi lưu hàng rộng 14 ha, trang bị loại cẩu mép bến loại Post Panamax với mục tiêu đạt năng suất cao là 30 Cont/giờ. Năng suất bốc xếp hiện tại ở cảng Hải Phòng – một trong những cảng hàng đầu của miềm Bắc là 20 Container/giờ. Do đó, năng suất làm hàng cho tàu tại cảng CICT chắc chắn sẽ cao hơn, làm tăng lợi thế cạnh tranh của cảng bằng việc rút ngắn thời gian quay vòng tàu tại cảng, tiết kiệm chi phí cầu cảng cho các hãng tàu.

So với cảng Hải Phòng, luồng vào cảng có mớn nước sâu hơn 10 mét và khu nước trước bến sâu – 13m của CICT đảm bảo cho tàu trọng tải cỡ lớn với tải trọng 3000 TEU có thể ra vào làm hàng, trong khi đó cảng Hải Phòng chỉ đáp ứng được cho tàu 600 TEU.

CICT cũng có một hệ thống hạ tầng giao thông thuận lợi, nối liền tới các vùng lân cận, trung tâm sản xuất, xuất nhập khẩu hàng đầu ở miền Bắc như Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên và Lạng Sơm. Lợi thế cạnh tranh nhất đó là CITC sẽ là cảng container hiện đại đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam được vận hành bởi SSA – một nhà khai thác cảng độc lập và có kinh nghiệm khai thác trên toàn cầu.

CICT còn được thực hiện chức năng như một cảng trung chuyển để chuyển tiếp hàng container từ các tỉnh phía Nam của Trung Quốc như Vân Nam, Quảng Tây đến các nơi trên thế giới và ngược lại.

Đẩy mạnh kết nối hạ tầng, ứng dụng công nghệ

Cảng CICT hiện đang quản lý, khai thác các bến số 2, 3 và 4 của Cảng Cái Lân. Cảng nằm trong vùng vịnh kín, luồng vào cảng ít bị sa bồi, mực nước sâu trước bến -13m, được trang bị hiện đại với 4 cẩu bờ STS loại Panamax tầm với 17 hàng container; cẩu ERTG, độ rộng 7 hàng container; xe khung nâng, xe chở container trong bãi, hệ thống cẩu làm hàng rời và các dịch vụ logistics đồng bộ.

Tuy nhiên, từ khi đưa vào khai thác năm 2012, CICT chưa thực sự phát huy được hiệu quả sau đầu tư. Nguyên nhân được cho là Thương hiệu cảng biển Quảng Ninh chưa được quảng bá rộng rãi; hạ tầng kết nối còn thiếu; dịch vụ cảng biển còn khiêm tốn, chưa đáp ứng tốt khả năng phục vụ các khách hàng lớn, đặc biệt là các hãng tàu quốc tế…

Để khắc phục những khó khăn này, Cảng CICT đã và đang trong quá trình nâng cấp trên nhiều phương diện. Lãnh đạo Cảng CICT cho biết, Công ty đã tăng cường quảng bá thương hiệu, chuẩn hóa quy trình khai thác hàng rời, ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ, áp dụng phần mềm Cổng thông tin điện tử CICT Portal kết nối với hệ thống một cửa quốc gia để triển khai các bộ thủ tục hành chính lĩnh vực hàng hải. Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý nhà nước chuyên ngành để thực hiện ký số giấy phép điện tử cho tàu thuyền cập hoặc rời cảng.

Theo đó, các tàu làm thủ tục cập hoặc rời cảng, thay vì mang giấy tờ đi từng bộ phận chức năng, nay chỉ phải triển khai tại bộ phận một cửa. Các thủ tục, giấy tờ được khai báo qua mạng ngay trong quá trình đến cảng. Căn cứ thông tin đăng ký do Cảng CICT cung cấp, cơ quan quản lý nhà nước sẽ sử dụng phần mềm để rà soát, đối chiếu, xử lý thông tin về hồ sơ, giấy tờ của tàu thuyền, thuyền viên trên hệ thống dữ liệu quốc tế. Công nghệ này còn cho phép chủ tàu, doanh nghiệp có thể kiểm tra ngay lượng hàng hóa bốc xếp còn bao nhiêu, giúp sớm giải phóng hàng hóa.

Để tăng tính tiện ích, song song với việc tăng cường quảng bá, Cảng CICT đã tập trung phát triển các loại hình dịch vụ logistics như: Vận tải đường bộ, vận tải đường thủy từ Hải Phòng sang Cái Lân và ngược lại; thực hiện giảm tải cho các tàu trọng tải lớn; tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế là một trong những điểm trung chuyển của tuyến hàng hải quốc tế ACS... Năm 2019, ước tính sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt trên 3 triệu tấn hàng rời và hơn 100.000 Teu container.

Cảng cái lân ở đâu
Cảng Cái Lân nằm trong vùng vịnh kín, luồng vào cảng ít bị sa bồi, mực nước sâu trước bến -13m. (Nguồn: Ricons.vn)

Bằng sự chủ động, vận dụng linh hoạt các giải pháp trong giải quyết thủ tục cho tàu vào làm hàng, nâng cao năng lực bốc xếp, cung ứng kịp thời các dịch vụ logistics. đến nay, các thủ tục hành chính khi làm hàng tại CICT đã được đơn giản hóa, thời gian thực hiện, thời gian lưu tàu rút ngắn.

Nếu trước đây, để làm thủ tục hàng hải, các tàu phải mất từ 6-8h, thì nay thời gian chỉ còn 15 - 30 phút/tàu; để bốc dỡ tàu hàng rời thường mất 7-10 ngày thì nay chỉ còn 2-3 ngày. Tiến bộ này đã tạo điều kiện thuận lợi, tiện ích, tiết kiệm chi phí cho khách hàng, tăng hiệu quả khai thác tàu, phù hợp với xu thế phát triển giao thông biển quốc tế, được người dân, doanh nghiệp đánh giá cao, góp phần thu hút các mối hàng, phát huy lợi thế cảng biển của Quảng Ninh.

Đồng hành với doanh nghiệp, có thể thấy, thời gian qua, tỉnh đã dành ưu tiên cho phát triển hạ tầng giao thông kết nối, có nhiều chính sách đặc thù nhằm phát triển cảng biển.

Điển hình năm 2018, tỉnh đã chính thức đưa các tuyến cao tốc Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn vào khai thác, thực hiện đầu tư cao tốc Vân Đồn – Móng Cái nhằm kết nối chuỗi các khu công nghiệp, cảng biển và cửa khẩu; xây dựng Đề án phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;...

Những chính sách này là đòn bẩy, sẽ tạo đột phá để cảng biển phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2020 và các năm tiếp theo.