Cậu là học sinh chăm chỉ và giỏi nhất lớp có mấy từ phức

Các câu hỏi tương tự

Bài 1 : Tìm từ đơn. từ phức trong câu sau : Em là học sinh lớp năm nên phải cố gằng chăm chỉ học tập.

Bài 2 : Hãy xếp những từ phức sau thành hai loại từ ghép và từ láy : sừng sững, chung quanh, lủng lủng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chăc, thanh cao, giản dị.

Bài 3 : Cho một số từ sau : thật thà, bạn bè, hư hỏng, san sẻ, bạn học, chăm chỉ, gắn bó, bạn đường, ngoan ngoãn, giúp dỡ, bạn đọc, khó khăn. Hãy xếp các từ đã cho vào 3 nhóm : Từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại, từ láy.

Dùng dấu gạch chéo [ / ] để phân cách các từ trong hai câu thơ sau :

Rất công bằng, rất thông minh

Vừa độ lượng, lại đa tình, đa mang.

Viết lại các từ đơn và từ phức trong hai câu thơ trên :

 

- Từ đơn:............................

- Từ phức:............................

Câu sau đây có 14 từ, mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo :

Nhờ / bạn / giúp đỡ / lại / có / chí / học hành /, nhiều / năm / liền /, Hạnh / là / học sinh / tiên tiến /.

1] Hãy xếp các từ trên thành hai loại và điền vào cột tương ứng :

- Từ chỉ gồm một tiếng [từ đơn]

M : nhờ, .................................

- Từ gồm nhiều tiếng [từ phức].

M: giúp đỡ, .................................

Tìm từ đơn và từ phức trong câu văn sau: [1 điểm]

Trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội

Đặt câu với một từ đơn hoặc với một từ phức tìm được ở trên

Từ đơn từ phức

  • Từ đơn từ phức là gì?
  • I. Luyện từ và câu từ đơn và từ phức phần Nhận xét
    • Câu 1 [trang 28 sgk Tiếng Việt 4]
    • Câu 2. [trang 28 sgk Tiếng Việt 4]
  • II. Ghi nhớ Từ đơn từ phức
  • III. Luyện từ và câu từ đơn và từ phức phần Luyện tập
    • Câu 1 [trang 28 sgk Tiếng Việt 4]
    • Câu 2 [trang 28 sgk Tiếng Việt 4]
    • Câu 3 [trang 28 sgk Tiếng Việt 4]

Soạn bài Luyện từ và câu lớp 4: Từ đơn từ phức là lời giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 4 trang 28 được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4. Lời giải bài tập tiếng Việt 4 này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập môn Tiếng Việt lớp 4. Mời các em cùng tham khảo.

>> Bài trước:Chính tả lớp 4: Nghe - viết: Cháu nghe câu chuyện của bà

Từ đơn từ phức là gì?

1. Từ đơn là gì?

Từ đơn là từ có một âm tiết/một tiếng tạo thành. Thành phần cấu tạo ra từ đơn có nghĩa cụ thể.

Ví dụ về từ đơn: xa, nhớ, yêu, đường, xe, nhà…

Cấu tạo đơn giản dẫn đến nghĩa của từ đơn cũng đơn giản.

2. Từ phức là gì?

Từ đơn là từ do một tiếng có nghĩa tạo nên. Từ phức là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên. Hiểu một cách đơn giản, từ phức chính là từ ghép. Ghép từ các tiếng giống nhau hoặc khác nhau tạo thành một từ có nghĩa. Khái niệm từ phức là gì chỉ đơn giản như trên.

Đặc điểm của từ phức:

– Từ phức chính là từ ghép

– Từ phức là từ do nhiều tiếng tạo thành.

Ví dụ về từ phức: Vui vẻ, xinh xắn, câu lạc bộ, vô tuyến truyền hình…

Có thể thấy từ phức được chia thành 2 loại từ mà chúng ta hiểu rõ hơn đó là từ ghép và từ láy.

>> Chi tiết: Từ đơn là gì? Từ phức là gì? Phân biệt với từ ghép

Nắm được các khái niệm từ đơn, từ phức, các bạn cùng luyện giải các bài tập sau đây.

I. Luyện từ và câu từ đơn và từ phức phần Nhận xét

Câu sau đây có 14 từ, mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo:

Nhờ / bạn / giúp đỡ /, lại / có / chí / học hành /, nhiều / năm / liền /, Hạnh / là / học sinh / tiên tiến /

Theo Mười năm cõng bạn đi học

Câu 1 [trang 28 sgk Tiếng Việt 4]

Hãy chia các từ trên thành hai loại:

- Từ chỉ gồm một tiếng [từ đơn]. M: nhờ

- Từ gồm nhiều tiếng [từ phức]. M: giúp đỡ

Gợi ý trả lời

Hai loại từ:

- Từ chỉ gồm một tiếng [từ đơn]: nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hạnh, là.

- Từ gồm nhiều tiếng [từ phức]: giúp đỡ. học hành, học sinh, tiên tiến.

Câu 2. [trang 28 sgk Tiếng Việt 4]

Theo em:

- Tiếng dùng để làm gì?

- Từ dùng để làm gì?

Gợi ý trả lời

Theo em:

- Tiếng dùng [để cấu tạo từ: Có thể dùng một tiếng để tạo nên một từ. Đó là từ đơn. Cũng có thể phải dùng từ 2 tiếng trở lên để tạo nên một từ. Đó là từ phức.

- Từ được dùng để cấu tạo câu. Từ nào cũng có nghĩa.

II. Ghi nhớ Từ đơn từ phức

1. Tiếng cấu tạo nên từ. Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn

Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức

2. Từ nào cũng có nghĩa và dùng để tạo nên câu

III. Luyện từ và câu từ đơn và từ phức phần Luyện tập

Câu 1 [trang 28 sgk Tiếng Việt 4]

Chép vào vở đoạn thơ và dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ trong hai câu thơ cuối đoạn. Ghi lại các từ đơn, từ phức trong đoạn thơ:

Chỉ/còn/truyện cổ/thiết tha/

Cho/tôi/nhận mặt/ông cha/của/mình

Rất công bằng rất thông minh

Vừa độ lượng lại đa tình đa mang

Lâm Thị Mỹ Dạ

Gợi ý:

- Từ gồm một tiếng gọi là từ đơn.

- Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức.

Trả lời:

Chỉ/còn/truyện cổ/thiết tha/

Cho/tôi/nhận mặt/ông cha/của/mình

Rất/công bằng/ rất/thông minh/

Vừa/độ lượng/lại/đa tình/ đa mạng/

- Từ đơn: rất, vừa, lại

- Từ phức: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mạng

Câu 2 [trang 28 sgk Tiếng Việt 4]

Hãy tìm trong từ điển và ghi lại

- 3 từ đơn; 3 từ phức

Trả lời:

+ 3 từ đơn: ăn, học, ngủ

+ 3 từ phức: kinh nghiệm, sạch sẽ, nhà cửa

>> Xem thêm: Hãy tìm trong từ điển và ghi lại 3 từ đơn; 3 từ phức

Câu 3 [trang 28 sgk Tiếng Việt 4]

Đặt câu với một từ đơn hoặc với một từ phức tìm được ở trên

Trả lời:

Đặt câu như sau

- Từ đơn: "học"

Chị em đang theo học năm thứ ba Đại học Luật ở thành phố Hồ Chí Minh

Bạn Hạnh học giỏi nhất lớp em

- Từ phức: "nhà cửa"

Ở xóm em, nhà cửa rất khang trang.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 7, tất cả nhà cửa của người dân trong làng bị đổ.

>> Bài tiếp theo: Kể chuyện lớp 4 tuần 3: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Chuyên mục Tiếng Việt lớp 4 cung cấp đầy đủ lời giải các phần Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu để các em học sinh tham khảo. Các em so sánh kết quả tại đây khi học tập tại nhà.

Luyện từ và câu lớp 4: Từ đơn và từ phức được VnDoc sưu tầm, tổng hợp hướng dẫn giải các dạng bài tập về Từ loại cho các em học sinh tham khảo củng cố kỹ năng làm bài Luyện từ và câu lớp 4 chuẩn bị cho các bài kiểm tra trong năm học đạt kết quả cao.

Ngoài ra, các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa Lý, Tin học mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 4 mới nhất.

Đề thi giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt theo Thông tư 22 – Có Đáp Án Số 2 mới nhất năm 2020 – 2022. Barem chấm đề thi giữa kỳ 1 môn tiếng việt lớp 4 Chi tiết.Tự học Online xin giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn tham khảo Đề thi giữa kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt theo Thông tư 22 – Có Đáp Án Số 2. 

Tải Xuống 

                                                                                       Thứ        , ngày      tháng      năm 202

    KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I

                                                                                                       Năm học: …………

                                                                                           MÔN: TIẾNG VIỆT 4 [Phần đọc]

Điểm

          Đọc:

          Viết:

Tiếng Việt:

Nhận xét và chữ kí của giáo viên coi, chấm thi:

I . Đọc thành tiếng  [ 3 điểm ]

  1. Đọc thầm và làm bài tâp [ 7 điểm ]

Đọc bài văn sau :

Điều ước của vua Mi-đát

Có lần thần Đi-ô-ni-dốt hiện ra, cho vua Mi-đát được ước một điều. Mi-đát vốn tham lam nên nói ngay:

– Xin Thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hóa thành vàng !

Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận.

Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa !

Bọn đầy tớ dọn thức ăn cho Mi-đát. Nhà vua sung sướng ngồi vào bàn. Và lúc đó ông mới biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp. Các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Mi-đát bụng đói cồn cào, chịu không nổi, liền chắp tay cầu khẩn:

– Xin Thần tha tội cho tôi ! Xin người lấy lại điều ước để cho tôi được sống !

Thần Đi-ô-ni-dốt liền hiện ra và phán:

– Nhà ngươi hãy đến sông Pác-tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép mầu sẽ biết mất và nhà ngươi sẽ rửa sạch lòng tham.

Mi-đát làm theo lời dạy của thần, quả nhiên thoát khỏi cái quà tặng mà trước đây ông hằng mong ước. Lúc ấy, nhà vua mới hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.

                                                                                 Theo Thần thoại Hy Lạp

                                                                                       [Nhữ Thành dịch]

CÂU HỎI :

  1. Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều ước: chạm tay vào mọi vật sẽ thế nào ? [0,5điểm]

  Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

  1. a. đều hóa thành vàng.
  2. b. đều hóa thành bạc.
  3. đều hóa thành đồng.
  1. Món quà tặng đem lại điều ước gì bất ngờ cho vua Mi-đát ? [0,5 điểm]

  Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

  1. Vua thấy mình có quá nhiều vàng .
  2. b. Vua thấy mình có nhiều phép lạ thật độc đáo.
  3. c. Vua thấy mình có thể làm được những việc thấy trong mơ.
  4. d. Vua chạm vào đồ ăn, thức uống đều hóa thành vàng nên đành nhịn đói.
  1. Tại sao vua Mi-đát lại xin thần lấy lại điều ước ? [0,5điểm]

  Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

  1. Vì vua nhận ra sự khủng khiếp của điều ước, các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào điều biến thành vàng, vua bụng đói cồn cào chịu không nổi.
  2. Vì vua không ham thích vàng nữa.
  3. Vì vua muốn có điều ước khác.
  1. Vua Mi-đát đã hiểu ra điều gì ? [0,5điểm]

   Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

  1. Hạnh phúc là do bàn tay mình làm ra.
  2. Hạnh phúc không phải chỉ có vàng.
  3. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.
  1. Ý chính của bài tập đọc là gì ? [1 điểm]

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

  1. Nếu em là thần Đi-ô-ni-dốt thì em sẽ nói thế nào khi vua chắp tay cầu khẩn xin tha tội ? [1 điểm]

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

  1. Tiếng ‘ước’ gồm có những bộ phận nào tạo thành ? [0,5 điểm]
  2. bộ phận vần
  3. bộ phận vần và thanh
  4. bộ phận âm đầu, vần và thanh
  1. Trong câu Vua ngắt quả táo từ nào không phải là danh từ ? [0,5điểm]
  2. vua
  3. ngắt
  4. quả táo
  1. Tìm từ đơn, từ phức trong câu sau

                    “Cậu là học sinnh chăm chỉ và giỏi nhất lớp”. [1 điểm]

– Từ đơn: ……………………………………………………………………………………………………

– Từ phức:…………………………………………………………………………………………………..

  1. Gạch dưới từ láy có trong những câu văn sau và xếp chúng vào các nhóm tương ứng. [1 điểm]

     Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương tom tóp, lúc đầu còn loáng thoáng, dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền.

  1. Từ láy phụ âm đầu:……………………………………………………………………………….
  2. Từ láy vần:…………………………………………………………………………………………..
  3. Từ láy tiếng:………………………………………………………………………………………..

HƯỚNG DẪN CHO ĐIỂM

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ- GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 202  – 202

MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4 – PHẦN ĐỌC

I/. Đọc thành tiếng. [3 điểm] Học sinh bốc thăm đọc 1 trong các bài tập đọc, học thuộc lòng [2 điểm], trả lời một câu hỏi liên quan trong đoạn đọc [1điểm].

* GV đánh giá và cho điểm dựa vào các yêu cầu sau: 

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu 75 tiếng/phút, giọng đọc có diễn cảm [1 điểm].

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, từ [không sai quá 5 tiếng] [1 điểm]

    Nếu Hs đọc chưa đạt các yêu cầu trên, tùy theo mức độ GV trừ điểm.

II/ Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức. [7 điểm]

GV cho HS đọc thầm bài “Điều ước của vua Mi-đát

Chọn đúng mỗi câu đạt:

Câu 1 [0,5 điểm]Câu 2 [0,5 điểm]Câu 3 [0,5 điểm]Câu 4 [0,5 điểm]
adac

Câu 5. 1 điểm.   Có nhiều câu, tùy theo HS chọn ‘ Hương vị quyến rũ đến kì lạ’

        Câu 6. 1 điểm.   Nêu nội dung bài tập đọc: Hiểu giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng.

Câu 7 [0,5 điểm]Câu 8 [0,5 điểm]
bb

Câu 9. 1 điểm. – Từ đơn: cậu, là, và, giỏi, nhất, lớp.   [0,5 điểm]

                            Từ phức: học sinh, chăm chỉ.            [0,5 điểm]

Câu 10. [1 điểm].

– HS gạch dưới đúng 5 từ: tom tóp, tũng toẵng, loáng thoáng,  dần dần [0,5 điểm]

– HS chọn đúng và đủ các từ [0,5 điểm]

  1. a] Từ láy phụ em đầu: tom tóp, tũng toẵng.

             b]Từ láy vần: loáng thoáng.

             c]Từ láy tiếng: dần dần.

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 202 – 202

MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4 – [ Phần viết ]

GV đọc cho HS nghe viết chính tả bài: “Những hạt thóc giống ” [từ Lúc ấy…..đến ông vua hiền minh] SGK- TV4-  Tập 1, trang 46.

Đề bài:  Dựa vào cốt truyện cổ tích Cây khế đã học, hãy kể lại truyện Cây khế.

            HƯỚNG DẪN CHO ĐIỂM

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ – GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 202 – 202

MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4 [ Phần viêt]

  1. PHẦN CHÍNH TẢ: [2điểm]

 * GV đọc cho HS nghe viết chính tả bài: “Những hạt thóc giống ” [từ Lúc ấy…..đến ông vua hiền minh] SGK- TV4-  Tập 1, trang 46 .

 * GV đánh giá và cho điểm dựa vào các yêu cầu sau:

– Tốc độ viết đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trìh bày đúng quy định, viết sạch, đẹp………………… [1 điểm]

– Viết đúng chính tả [không mắc quá 5 lỗi]…[1 điểm]

Nếu sai từ lỗi thứ sáu trở lên cứ mỗi lỗi trừ ..[0,25 điểm]

Đề bài: Dựa vào cốt truyện cổ tích Cây khế đã học, hãy kể lại truyện Cây khế. .

* GV đánh giá và cho điểm dựa vào các yêu cầu sau:

– Mở bài …..[1 điểm].

– Thân bài…[4 điểm]: Nội dung [1,5 điểm], kĩ năng [1,5 điểm], cảm xúc [1 điểm].

– Kết bài…. [1 điểm]

– Chữ viết, chính tả…….. [0,5 điểm]

– Dùng từ, đặt câu……… [0,5 điểm]

– Sáng tạo………………. [1 điểm]

   Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, về chữ viết mà GV phê điểm cho phù hợp.

Thứ         , ngày      tháng      năm 202

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I

                                                                                                        Năm học: 202-202

                                                                                              MÔN:TIẾNG VIỆT 4 [Phần viết]

ĐiểmNhận xét và chữ kí của giáo viên coi, chấm thi:

Đề: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Video liên quan

Chủ Đề