Cầu mỹ lợi chịu được trọng tải bao nhiêu

Những chiếc ô tô đầu tiên lưu thông trên cầu Mỹ Lợi trong ngày 29/8/2015. Ảnh: Báo Giao thông

Cầu Mỹ Lợi bắc qua sông Vàm Cỏ Đông, nối huyện Cần Đước [tỉnh Long An] và huyện Gò Công [tỉnh Tiền Giang] có tổng chiều dài toàn tuyến 2,691 km, phần cầu dài 1.422 m.

Cầu được xây dựng bằng kết cấu bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực; tốc độ thiết kế 80 km/h. Mặt cắt ngang cầu rộng 12 m đảm bảo 2 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ lưu thông.

Dự án do liên danh Công ty CP Phát triển bất động sản Phát Đạt và Công ty CP Đầu tư và Phát triển hạ tầng 620 thực hiện theo hình thức BOT [tổng mức đầu tư 1.438 tỉ đồng, trong đó, phần vốn BOT là 1.312 tỉ đồng].

Cầu Mỹ Lợi được triển khai thi công từ cuối tháng 1/2014 và hoàn thành vào tháng 8/2015.

Như vậy dịp nghỉ lễ Quốc khánh năm nay, người dân Tiền Giang, Bến Tre khi đi từ TP. Hồ Chí Minh về quê theo Quốc lộ 50 sẽ rút ngắn được hơn một giờ đồng hồ [trước đây mất 2 giờ] và không phải chịu cảnh chờ phà Mỹ Lợi như trước.

Trưa 4-7, ông Nguyễn Hoàng Thanh, chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Tiền Giang, cho biết đang phối hợp với ngành chức năng xử lý vụ chìm sà lan tại chân cầu Mỹ Lợi.

Hiện trường nơi xảy ra hai vụ chìm sà lan - Ảnh: H.T

Theo thông tin ban đầu, khoảng 1h15 cùng ngày, chiếc sà làn mang biển số CT-076.89 [có tải trọng 1.450 tấn] chở 1.400 tấn đá clinker do thuyền trưởng Cô Văn Dũng [ngụ huyện Mang Thít, Vĩnh Long] điều khiển cùng 5 thành viên đi cùng đang di chuyển trên tuyến sông Vàm Cỏ theo hướng từ TP.HCM về các tỉnh miền Tây.

Khi đến đoạn gần chân cầu Mỹ Lợi [xã Bình Đông, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang], thuyền trưởng Dũng để chiếc sà lan đi xuôi nước chuẩn bị vào khoang thông thuyền cầu Mỹ Lợi thì hệ thống lái nghi mất lái và bị nước đẩy nằm ngang vướng chân trụ cầu phía bên Tiền Giang làm sà lan bị nghiêng và chìm xuống sông.

Rất may, vụ tai nạn không thiệt hại về người nhưng thiệt hại tài sản chưa thể xác định cụ thể do phương tiện còn nằm dưới dòng sông.

Trước đó cũng đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông tương tự. Một sà lan khác khi đang di chuyển đã va đập vào trụ chống va đập cầu Mỹ Lợi.

Cụ thể: vào rạng sáng 3-7, sà lan [chưa rõ danh tính thuyền trưởng và biển kiểm soát] chở hàng trăm tấn đá lưu thông trên sông Vàm Cỏ từ hướng TP.HCM về miền Tây. Khi đến đoạn cầu Mỹ Lợi thuộc địa bàn xã Phước Đông, huyện Cần Đước, Long An bất ngờ đâm vào trụ chống va đập cầu Mỹ Lợi.

Cú tông mạnh khiến sà lan có tải trọng trên 1.000 tấn xoay ngang, nước tràn vào khoang chìm xuống đáy sông. Rất may, vụ tai nạn không gây thiệt hại về người nhưng thiệt hại về tài sản.

Theo CSGT đường thủy: do sà lan bị chìm sâu dưới lòng sông nên công tác trục vớt gặp rất nhiều khó khăn. Hiện các lực lượng chức năng phải chờ đến khi thủy triều rút mới tiến hành trục vớt phương tiện.

Để đảm bảo ATGT đường thủy, Phòng CSGT Công an tỉnh Tiền Giang và Long An thông báo, các phương tiện thủy khi lưu thông đến khu vực này phải chú ý quan sát, tuyệt đối tuân thủ theo sự hướng dẫn của hệ thống biển báo hiệu đường thủy nội địa và lực lượng điều tiết tại khu vực.

Ngay khi cầu Mỹ Lợi bắc qua sông Vàm Cỏ được thông xe sáng 29/8, người dân Tiền Giang và Long An rủ nhau "xông đất" cây cầu có vốn đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng.

Người dân phấn khởi chạy qua cầu Mỹ Lợi sau lễ khánh thành. Ảnh: A.Q

Cầu thông xe khiến người dân hai tỉnh này rất hân hoan. Hàng trăm người sáng nay đã kéo đến "chạy thử cây cầu nghìn tỷ" và chụp ảnh làm kỷ niệm.

"Mấy chục năm sống ở đây nhưng chưa dám nghĩ tới cây cầu như thế này. Làm công việc kinh doanh thường xuyên đi lại 2 tỉnh, đi phà rất mất thời gian. Chưa nói là nhiều lúc sóng to, gió lớn cũng sợ. Nay bà con có thể dễ dàng qua lại làm ăn, thăm người thân rồi", ông Nguyễn Văn Minh [xã Bình Đông, thị xã Gò Công] nói.

Chung tâm trạng, chị Nguyễn Thị Phương An cho biết dù làm việc ở TP HCM nhưng thường xuyên về nhà ở phường 4, thị xã Gò Công. "Ngày thường còn đỡ, những ngày lễ phải chờ phà hơn cả tiếng, rất mệt mỏi. Nay có cầu thì nhanh hơn, thoát cảnh luỵ phà rồi", chị An nói giọng hồ hởi.

Cầu Mỹ Lợi dài hơn 2,6 km [phần cầu dài hơn 1,4 km], rộng 12 m bắc qua sông Vàm Cỏ nối liền quốc lộ 50, huyện Cần Đước [Long An] và thị xã Gò Công [Tiền Giang]. Cầu giúp khoảng cách từ thị xã Gò Công về huyện Bình Chánh [TP HCM] chỉ còn 25 km, thay vì 100 km đi vòng ra quốc lộ 1 và đường cao tốc TP HCM - Trung Lương.

Các đại biểu cắt băng khánh thành cầu Mỹ Lợi. Ảnh: A.Q.

Phát biểu tại lễ khánh thành, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, cầu Mỹ Lợi là công trình đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, đảm ảo an ninh quốc phòng của 2 tỉnh Long An, Tiền Giang và khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Cầu đưa vào khai thác đã phá vỡ thế độc đạo của tuyến quốc lộ 1A, giúp hai tỉnh này có động lực, cơ hội phát triển tốt hơn.

Theo Thứ trưởng, trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn ngân sách, việc vận động nguồn vốn xã hội hóa là điều rất quan trọng. Trong năm 2013, 2014, đã có 135.000 tỷ đồng nguồn vốn xã hội hóa phát triển giao thông. "Tiền Giang và Long An xem xét quy hoạch phát triển cụm công nghiệp, khu dịch vụ để khai thác hiệu quả cầu Mỹ Lợi", ông Thể nói.

Cầu Mỹ Lợi nối liền 2 tỉnh Long An và Tiền Giang. Ảnh: T.P

Từng triển khai năm 2009 bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ nhưng do khó khăn về vốn nên dự án này được chuyển sang đầu tư theo hình thức BOT [xây dựng - kinh doanh - chuyển giao] với tổng mức đầu tư hơn 1.438 tỷ đồng. Theo chủ đầu tư, bắt đầu từ tháng 11 sẽ thu phí và kéo dài hơn 28 năm.

Quốc lộ 50 dài hơn 88 km, là tuyến đường trọng yếu nối TP HCM đi vùng duyên hải phía Đông của tỉnh Long An, Tiền Giang, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và ngược lại.

Hiện, tuyến đường này được nâng cấp để chia sẻ lưu lượng xe với quốc lộ 1. Tuy nhiên, tại đoạn vượt qua sông Vàm Cỏ từ trước đến nay, các loại xe phải qua phà gây chậm trễ và hạn chế năng lực thông xe trên toàn tuyến. Mặt khác, đường dẫn xuống phà hẹp nên thường xảy ra ùn tắc.

Chủ Đề