Thị trấn nam ban cách đà lạt bao nhiêu km

Thác Voi hay có tên là thác Liêng Rơwoa, thuộc thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng, nằm trên dòng suối Camly. Thác nằm cách Đà Lạt chừng 25 km, có chiều rộng khoảng 40m, chiều cao hơn 30m. Bên thác có những tảng đá như chú voi con nên có tên gọi là thác Voi. Thác Voi ngày đêm ầm ầm đổ nước tạo nên những âm thanh như tiếng gầm của thú rừng.

Thác Voi

Đây là một trong số ít thác còn giữ được nét hoang sơ của miền đất Tây Nguyên. Năm 2001 thác Voi đã được công nhận là di tích – thắng cảnh quốc gia.

Truyền thuyết về thác Voi

Theo truyền thuyết ngày xưa, có một vị tù trưởng của vùng núi Jơi Biêng có cô con gái rất đẹp. Mỗi khi sơn nữ cất giọng hát thì lá rừng thôi xào xạc, đàn chim ngừng tiếng hót để lắng nghe. Người yêu của nàng là con trai của tù trưởng làng bên. Chàng được rất nhiều người yêu mến, quý trọng không chỉ bởi vóc dáng vạm vỡ, khuôn mặt khôi ngô mà còn vì sự gan góc, dũng cảm ít ai sánh kịp của chàng. Họ đã trao lời hẹn ước nên duyên chồng vợ song chàng trai phải lên đường giết giặc và rồi nhiều mùa trăng trôi qua mà chẳng thấy quay về. Cô gái đau khổ tìm đến ngọn núi hoang vắng mà trước kia họ từng trao lời non hẹn biển, cất tiếng hát tha thiết, sầu thảm với hy vọng người trong mộng tìm về chốn xưa. Tiếng hát khiến loài chim B’ling xúc động. Chúng rủ nhau bay đi thật xa để dò la tin tức rồi về báo cho nàng biết là chàng trai đã hy sinh ngoài chiến trường.

Thế nhưng, sơn nữ vẫn không chịu chấp nhận sự thật phũ phàng đó. Nàng cứ hát, hát mãi cho đến khi kiệt sức, ngã quỵ và không bao giờ gượng dậy được nữa. Đàn voi phủ phục nghe nàng hát bấy lâu nay cũng hóa đá lặng câm. Bỗng có tiếng nổ lớn, trời đất rung chuyển khiến ngọn núi gãy ngang và một dòng nước xiết đột ngột tuôn chảy, tung bọt trắng xóa. Tiếng thác nước rì rầm hòa cùng tiếng xào xạc của rừng cây, tiếng líu lo chim hót như tiếp nối lời ca, tiếng đàn của sơn nữ xinh đẹp, thủy chung. Người K’ho bèn đặt tên cho thác là Liêng Rơwoa Jơi Biêng – thác của những con voi phủ phục hóa đá trước tình yêu nồng nàn, son sắt.

Thị trấn Nam Ban nằm trên thềm chuyển tiếp giữa cao nguyên với vùng bình nguyên, ở độ cao trung bình từ 800 đến 1000 mét so với mặt nước biển, Địa hình đồi núi nhấp nhô, nhân dân sống tập trung hầu hết là ở giữa các khe nú, thung lũng.

Đất đai ở thị trấn Nam Ban phần lớn là đất feralit [Ferralsols] sắt, hay đất bazan. Đất đai nói chung khá màu mỡ. Phù hợp với sự phát triển của các cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè và dâu tằm...cũng như các loại cây ngắn ngày khác như khoai lang, đậu phộng...

Dân cư của thị trấn tập trung chủ yếu tại các khu phố ngay trục đường 725. Tính đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2010, thị trấn có 11.685 nhân khẩu, 2680 hộ.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn Nam Ban trước đây vốn là thị trấn Nông trường Nam Ban, được thành lập ngày 19 tháng 9 năm 1981, khi đó là trung tâm của Vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng. Diện tích tự nhiên ban đầu của Thị trấn Nam Ban là 4.434 ha.

Tháng 10 năm 1987, huyện Lâm Hà được thành lập, thị trấn Nông trường Nam Ban được chia thành hai đơn vị hành chính là thị trấn Nam Ban và xã Mê Linh.

Năm 2002, một phần diện tích và dân số của thị trấn được tách ra để thành lập xã Nam Hà. Thị trấn Nam Ban còn lại là 2.089 ha diện tích tự nhiên và 10.912 nhân khẩu.

Du lịch[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn Nam Ban, tuy không có nhiều thắng cảnh du lịch độc đáo như Đà Lạt, nhưng cũng có vài thắng cảnh khá nổi tiếng như Thác Voi, Chùa Linh Ẩn. Hàng năm cũng thu hút một lượng khách du lịch đáng kể chủ yếu là khách du lịch nước ngoài ghé tham quan cũng như tìm hiểu bản sắc đa văn hóa ở đây và nghề dâu tằm vang bóng một thời.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn Nam Ban có 17 khu phố được đặt tên theo các địa danh nổi tiếng ở Hà Nội ngay từ khi mới thành lập, gồm: Đống Đa, Ba Đình, Trưng Vương, Thăng Long, Bạch Đằng, Chợ Thăng Long, Đông Anh 1, Đông Anh 2, Đông Anh 3, Đông Anh 4, Đông Anh 5 [tách ra từ khu phố Đông Anh 3], Từ Liêm 1, Từ Liêm 2, Thành Công, Chi Lăng 1, Chi Lăng 2, Chi Lăng 3.

Kinh tế - xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn có chợ Thăng Long là nơi đáp ứng nhu cầu mua bán trao đổi hàng ngày của người dân thị trấn cũng như các xã lân cận.

Cơ sở hạ tầng[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn Nam Ban được thành phố Hà Nội đầu tư xây dựng 1 khu văn hóa thể thao quy mô tại khu phố Ba Đình.

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn có 1 trường PTTH đủ để đào tạo 1.500 học sinh bậc THPT là trường PTTH Thăng Long - Lâm Hà và 1 trường THCS là trường THCS Từ Liêm, 3 trường tiểu học: trường tiểu học Nam Ban I, trường tiểu học Nam Ban II, Trường Tiểu học Từ Liêm cùng một số phân trường ở các thôn.

Chủ Đề