Cây dừa thối đọt khắc phục như thế nào năm 2024

BT- Những năm gần đây, dừa xiêm được xem là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con nông dân xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết). Với lợi thế vị trí gần trung tâm du lịch Hàm Tiến – Mũi Né nên thị trường đầu ra cho sản phẩm này khá thuận lợi. Tuy nhiên thời gian gần đây, người trồng loại cây này đang gặp nhiều khó khăn khi bệnh lạ xuất hiện, làm cho cây chết non.

Cây dừa thối đọt khắc phục như thế nào năm 2024
Một gốc dừa bị chặt bỏ để ngăn bệnh lây lan.

Từ hơn 3 tháng nay, vườn dừa trên 100 gốc của ông Lê Văn Quới – thôn Thiện Trung, xã Thiện Nghiệp có khoảng 1/3 số gốc xuất hiện căn bệnh lạ. Theo đó, những cây dừa nhiễm bệnh thường là cây trên dưới 1 năm tuổi. Cây không có biểu hiện nhiễm bệnh bên ngoài cho đến khi ngọn tu hủ trên cây bị bệnh ăn đổ gục. “Do chưa biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh nên từ khi xuất hiện các trường hợp cây dừa chết do bị gãy đọt ngọn, tôi chỉ sử dụng thuốc sát trùng cộng với một số loại trừ bọ dừa, kiến vương để khắc phục. Những cây mình phun thuốc kỹ theo phương pháp này thì qua thời gian, các đọt thối sẽ khô lại, cây nảy đọt mới và sống sót. Đối với những cây phát hiện bệnh trễ, khi đọt tu hủ đã gãy ngang thì thua” – ông Quới chia sẻ.

Tình trạng cây dừa chết non do đọt tu hủ bị thối không chỉ xuất hiện tại vườn dừa nhà ông Quới mà còn ở rất nhiều nhà vườn khác tại xã Thiện Nghiệp. Nhiều hộ nông dân ở đây cho biết, khi gặp phải tình trạng cây dừa bị như vậy buộc phải chặt bỏ luôn cả cây vì lo sợ bệnh sẽ lan cả vườn. Đáng chú ý, bệnh này rất khó phát hiện. Người trồng thường chỉ biết khi thấy đọt bị gãy ngang mà không phát hiện ra loại côn trùng hay nấm bệnh nào. Ông Trần Minh Quân – Chủ tịch Hộinông dân xã Thiện Nghiệp cho biết, sau khi tiếp nhận thông tin về bệnh lạ cây thối đọt tu hủ trên cây dừa, hội đã báo cáo lên Trạm bảo vệ thực vật Phan Thiết để có hướng theo dõi, đưa ra phương pháp phòng trừ bệnh. Trước mắt, hội khuyến cáo bà con nông dân chủ động thực hiện các biện pháp sát trùng vườn dừa và sử dụng các loại thuốc trừ bệnh hại dừa truyền thống. Bên cạnh đó, người trồng cần thăm vườn dừa thường xuyên, nhất là ở những cây non để sớm phát hiện bệnh, qua đó tăng khả năng sống sót khi cây nhiễm bệnh.

Việc canh tác cây dừa xiêm tại Thiện Nghiệp tương đối dễ thực hiện và ít tốn kém công chăm sóc so với nhiều loại cây trồng khác. Hiện trên địa bàn xã có trên 300 hộ canh tác cây dừa xiêm, với tổng diện tích hơn 65ha. Trong đó, hộ trồng nhiều lên đến vài trăm cây, ít thì khoảng vài chục cây, chủ yếu phân bố ở những thôn có nguồn nước mạch tương đối khá như: Thiện Trung, Thiện Hòa và một phần thôn Thiện Bình. Người nông dân nơi đây hy vọng ngành chức năng sớm tìm hiểu nguyên nhân bệnh trên cây dừa, để có khuyến cáo sử dụng thuốc phòng trừ mang lại hiệu quả.

– Bệnh gây hại chủ yếu trên những lá non chưa mở và còn nằm bên trong đọt (các lá đã mở ra thường không bị hại).

– Cây bị nhiễm bệnh đọt non bị nghẹn, không bung ra được vì những lá nằm bên trong bị hư.

– Bệnh có thể ăn sâu xuống đỉnh sinh trưởng (đọt dừa và các lá chưa mở) làm thối cả đọt, có mùi hôi rất khó chịu, cây dừa bị chết.

– Nếu giai đoạn cây mang trái, các tàu lá già ra trước vẫn xanh và các buồng trái ở lá này vẫn có thể chín được, nhưng các buồng trái non ở trên sẽ rụng trầm trọng.

– Nếu nấm không xâm nhập đến củ hủ thì cây có thể phục hồi sau đó, nhưng trên ngọn các tàu lá sẽ méo mó và những lá chét chồng chất lên nhau, nhỏ hẵn đi.

– Nông dân cần nhận biết triệu chứng ngay giai đoạn đầu để phòng trừ kịp thời mới cứu được cây dừa.

– Nấm thường gây bệnh vào đầu mùa mưa, ẩm độ cao.

– Nấm xâm nhiễm vào cây qua các vết cắn phá của côn trùng và vết thương trên cây.

– Từ khi nấm bệnh xâm nhiễm vào đến khi dừa chết khoảng vài tháng.

Cây dừa thối đọt khắc phục như thế nào năm 2024

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH THỐI ĐỌT DỪA

– Để phòng trừ bệnh thối đọt, không trồng dừa nơi ẩm thấp, vườn trồng dừa phải cao ráo, thoát nước tốt.

– Không trồng quá dày, thiếu ánh sáng cây dễ nhiễm bệnh.

– Thường xuyên vệ sinh vườn dừa, làm cỏ để tạo thông thoáng vườn dừa.

– Tránh gây vết thương nhất là những lá non, tích cực tiêu diệt các tác nhân gây vết thương như kiến vương, chuột,… để hạn chế con đường xâm nhập của bào tử nấm vào cây.

– Phát hiện trong vườn dừa có cây bệnh nặng (không thể cứu được) thì nên đốn bỏ ngay và tiêu hủy để mầm bệnh không phát tán sang những cây khác.

– Thăm vườn thường xuyên, phát hiện sớm khi cây vừa chớm bệnh (những lá trên hơi vàng trong khi những lá dưới vẫn xanh), sử dụng cặp thuốc SẠCH NẤM BỆNH + EVANTON 80SL để phun phòng trị bệnh THỐI ĐỌT DỪA phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.