Chạm điện gián tiếp là gì

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:16/02/2017

 Yêu cầu kỹ thuật  Thiết bị điện

Các biện pháp dử dụng để bảo vệ chống điện giật do tiếp xúc trực tiếp là gì? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Hưng, đang sinh sống tại Cần Thơ. Tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi các biện pháp dử dụng để bảo vệ chống điện giật do tiếp xúc trực tiếp được quy định thế nào? Vấn đề này được quy định ở đâu? Rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Xin cám ơn. [Minh Hưng_091***]

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Các biện pháp dử dụng để bảo vệ chống điện giật do tiếp xúc trực tiếp được quy định cụ thể tại Mục 2.4.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD về Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng, theo đó, phải sử dụng một trong các biện pháp sau đây:

    2.4.1.1 Bao bọc hoàn toàn các bộ phận mang điện bằng vật liệu cách điện đạt tiêu chuẩn sao cho chỉ tháo gỡ ra được bằng cách phá hủy.

    2.4.1.2 Dùng rào chắn hoặc vỏ bọc lắp cố định chắc chắn, đảm bảo độ bền cơ, được cách ly với các phần có điện phù hợp với điều kiện làm việc bình thường, có xét đến các ảnh hưởng từ bên ngoài và phải sử dụng đến dụng cụ hoặc chìa khóa mới có thể tháo ra được và có cấp bảo vệ thấp nhất là IPXXB hoặc IP2X để ngăn ngừa mọi tiếp xúc của con người, vật nuôi với phần có điện. Trường hợp có những lỗ mở để thay thế một phần thiết bị thì phải có các biện pháp ngăn ngừa tiếp xúc vô ý với phần có điện, đồng thời phải có cảnh báo để tránh chạm phải phần có điện;

    Dùng tấm chắn hoặc vỏ bọc có cấp bảo vệ thấp nhất là IPXXD hoặc IP4X ở bề mặt nằm ngang trên cùng dễ tiếp cận;

    Các bộ phận có thể tiếp cận đồng thời mà có các điện thế khác nhau thì không đặt trong phạm vi giới hạn thể tích trong tầm với.

    2.4.1.3 Sử dụng vật cản có thể tháo ra được, nhưng không thể bị di chuyển ngẫu nhiên để bảo vệ những nơi có người qua lại hoặc làm việc có thể vô ý tiếp xúc với vật mang điện.

    Trên đây là tư vấn về các biện pháp dử dụng để bảo vệ chống điện giật do tiếp xúc trực tiếp. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD về Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng.

    Trân trọng!


·      Điện là nguồn năng lượng cơ bản trong các công xưởng, xí nghiệp, từ nông thôn đến thành thị, số người tiếp xúc với điện ngày càng nhiều.

·      An toàn điện là một trong những vấn đề quan trọng của công tác bảo hộ lao động: Những nguyên nhân có thể gây ra tai nạn điện:

o  Thiếu các hiểu biết về an toàn điện.

o  Không tuân theo các quy tắc về an toàn điện.

·      Dòng điện có thể làm chết người:

o  Trường hợp chung: khoảng 100[mA].

o  Có trường hợp chỉ khoảng [5 - 10][mA] đã làm chết người [tuỳ thuộc điều kiện nơi xảy ra tai nạn và trạng thái sức khoẻ của nạn nhân].

·      Dòng điện đi qua cơ thể con người gây nên phản ứng sinh lý phức tạp như:

o  Huỷ hoại cơ quan thần kinh điều khiển các giác quan bên trong của người, làm tê liệt cơ bắp,

o  Huỷ hoại cơ quan hô hấp, sưng màng phổi, ...

o  Huỷ hoại cơ quan tuần hoàn máu.

 

Các hình thức sản xuất điện năng.

Tuabin phát điện. Phần lớn điện năng được sản xuất bởi máy phát điện tại các nhà máy điện. Máy phát điện được nối với tuabin, chuyển động quay của tuabin dẫn động máy phát điện và tạo ra điện.

Tuabin phát điện có thể:

·      Tuabin hơi nước: năng lượng nhiệt thu được từ hơi nước:

o  qua quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch [như than, khí thiên nhiên  hay dầu mỏ  tại các nhà máy nhiệt điện]; hay:

o  phản ứng hạt nhân [như trong các nhà máy điện nguyên tử] làm nước bốc hơi, dưới áp suất cao làm quay tuabin  nước.

·      Tuabin thủy điện:c được tụ lại với thế năng lớn, năng lượng dòng chảy của nước làm quay tuabin.

·      Tuabin gió: gió có thể trực tiếp làm quay tuabin khí nóng. Tuabin có thể được vận hành trực tiếp từ các khí nóng trong quá trình đốt cháy khí thiên nhiên hay dầu.

Động cơ phát điện kiểu píttông. Các máy phát điện nhỏ hoạt động với động cơ píttông [động cơ đốt trong], nhiên liệu dầu diesel hay xăng, khí sinh học hay khí thiên nhiên.

a]. Điện trở của người.

·      Điện trở của cơ thể người:

o   Da có điện trở lớn nhất, chủ yếu do trên da có lớp sừng dày khoảng [0,05 - 0,2] [mm].

o   Xương có điện trở tương đối lớn.

o   Thịt và máu có điện trở nhỏ.

·      Điện trở của người rất không ổn định và phụ thuộc:

o   trạng thái sức khoẻ của cơ thể, trạng thái thần kinh của người, VD:

§  Khi người khô ráo, điện trở là [10.000 - 100.000][Ω]

§  Điện trở người phụ thuộc vào chiều dày lớp sừng da, nếu mất lớp sừng trên da thì điện trở người còn khoảng [800 - 1000] [Ω]

o   môi trường xung quanh.

o   điều kiện tổn thương, VD:

§ Khi tiếp xúc điện, nếu da người bị dí mạnh trên các cực điện, điện trở da cũng giảm đi. Với điện áp bé [50 - 60][V] có thể xem điện trở tỷ lệ nghịch với diện tích tiếp xúc.

§ Khi tiếp xúc điện U > 250[V], có khi chỉ cần [10 - 30][V], thì sẽ có hiện tượng đánh thủng điện, lúc này điện trở người có thể xem như tương ứng với trường hợp bị bóc hết lớp da ngoài.

§ Khi có dòng điện qua người, da bị đốt nóng, mồ hôi toát ra làm điện trở người giảm xuống:

với dòng điện   0,1 [mA] điện trở người  Rngười = 500.000 [Ω]

với dòng điện 10    [mA] điện trở người  Rngười = 8.000 [Ω]

§  Khi có dòng điện qua người, điện trở người giảm tỷ lệ với thời gian tác dụng của dòng điện, vì da bị đốt nóng, mồ hôi thoát ra và có sự thay đổi về điện phân.

b]. Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người.

·      Khi con người tiếp xúc với mạng điện, sẽ có dòng điện chạy qua người và dòng điện sẽ tác dụng vào cơ thể người.

·      Dòng điện là yếu tố vật lý trực tiếp gây ra tổn thương khi bị điện giật. Điện trở của thân người, điện áp đặt vào người chỉ làm biến đổi trị số dòng điện mà thôi.

·      Mức độ nguy hiểm của điện giật tuỳ theo:

o   Biên độ dòng điện [trị số dòng điện].

o   Tần số dòng điện.

o   Đường đi của dòng điện.

o   Thời gian tồn tại điện giật.

o   Trình trạng sức khỏe [hoàn cảnh xảy ra tai nạn, và phản xạ của nạn nhân].

·      Trị số dòng điện an toàn:

o   với dòng điện xoay chiều tần số [50 - 60][Hz] lấy bằng 10[mA];

o   với dòng một chiều lấy bằng 50[mA].

Bảng 5.1. Ngưỡng giá trị dòng điện Ing giới hạn gây tác hại lên cơ thể người.

Ing,[mA]

Tác hại đối với người

Điện xoay chiều AC,  f = [50 - 60][Hz]

Điện một chiều DC

0,6 - 1,5

Bắt đầu thấy tê

Chưa có cảm giác

  2 - 3

Tê tăng mạnh

Chưa có cảm giác

  5 - 7

Bắp thịt bắt đầu co

Đau như bị kim đâm

  8 - 10

Tay không rời vật có điện

Nóng tăng dần

20 - 25

Tay không rời vật có điện, bắt đầu khó thở

Bắp thịt co và rung

50 - 80

Tê liệt hô hấp, tim bắt đầu đập mạnh

Tay khó rời vật có điện, khó thở

90 - 100

Nếu kéo dài với t ≥ 3[s] tim ngừng đập

Hô Hô hấp tê liệt

c]. Ảnh hưởng của thời gian điện giật.

Thời gian điện giật càng lâu, điện trở người càng bị giảm xuống vì lớp da bị nóng dần lên và lớp sừng trên da bị chọc thủng ngày càng tăng dần. Và như vậy tác hại của dòng điện với cơ thể người càng tăng lên.

Khi dòng điện tác động trong thời gian ngắn, thì tính chất nguy hiểm phụ thuộc vào nhịp tim đập. Mỗi chu kỳ giãn của tim kéo dài độ 1 giây. Trong chu kỳ có khoảng 0,1 sec tim nghỉ làm việc [giữa trạng thái co và giãn] và ở thời điểm này tim rất nhạy cảm với dòng điện đi qua nó.

Nếu thời gian dòng điện qua người lớn hơn 1 giây thế nào cũng trùng với thời điểm nói trên của tim. Thí nghiệm cho thấy rằng dù dòng điện lớn [gần bằng 10 mA] đi qua người mà không gặp thời điểm nghỉ của tim cũng không có nguy hiểm gì.

Căn cứ vào lý luận trên, ở các mạng cao áp 110 kV, 35 kV, 10 kV, và 6 kV... tai nạn do điện gây ra ít dẫn đến trường hợp tim ngừng đập hay ngừng hô hấp. Với điện áp cao dòng điện xuất hiện trước khi người chạm vào vật mang điện, dòng điện này tác động rất mạnh vào người và gây cho cơ thể người một phản xạ tức thời. Kết quả là hồ quang điện bị dập tắt ngay [hoặc chuyển qua bộ phận bên cạnh], dòng điện chỉ tồn tại trong khoảng vài phần của giây. Với thời gian ngắn như vậy rất ít khi làm tim ngừng đập hay hô hấp bị tê liệt.

Tuy nhiên, không nên kết luận điện áp cao không nguy hiểm vì dòng điện lớn này qua cơ thể trong thời gian ngắn nhưng có thể đốt cháy nghiêm trọng và làm chết người. Hơn nữa khi làm việc trên cao do phản xạ mà dể bị rơi xuống đất rất nguy hiểm.

Thời gian và điện áp điện giật [xem bảng 5.2]: [theo quy định của Uỷ ban điện quốc tế IEC].

Bảng 5.2. Điện áp và thời gian tiếp xúc cho phép.

Điện áp tiếp xúc, [V]

Thời gian tiếp xúc, [s]

xoay chiều < 50[V]

một chiều

Chủ Đề