Chất nào sau đây là chất trung gian hóa học trong truyền tin qua xináp phổ biến nhất ở thú

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 11
  • Giải Sinh Học Lớp 11 Nâng Cao
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 11
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 11 Nâng Cao

Giải Bài Tập Sinh Học 11 – Bài 30: Truyền tin qua xináp giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 30 trang 121: Nghiên cứu hình 30.2 và mô tả cấu tạo của xináp hóa học.

Lời giải:

Cấu tạo của xináp hóa học gồm:

– Chùy xináp: có các bóng chứa chất trung gian hóa học.

– Màng trước xináp.

– Khe xináp.

– Màng sau xináp: có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 30 trang 122: Nghiên cứu hình 30.3 và trả lời các câu hỏi sau:

– Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra như thế nào?

– Tại sao tin được truyền qua xináp chỉ theo một chiều, từ màng trước qua màng sau mà không thể theo chiều ngược lại?

Lời giải:

– Quá trình truyền tin quá xináp diễn ra như sau;

+ Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào trong chùy xináp.

+ Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng axêtincôlin vào khe xináp.

+ Axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp.

– Tin được truyền qua xináp chỉ theo một chiều, từ màng trước qua màng sau mà không thể theo chiều ngược lại vì phía màng sau không có chất trung gian hóa học để đi về phía màng trước và ở màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.

Bài 1 [trang 123 SGK Sinh 11]: Vẽ sơ đồ cấu tạo xináp.

Lời giải:

Vẽ sơ đồ xinap: [hình 30.2 sgk Sinh học 11]

Bài 2 [trang 123 SGK Sinh 11]: Chất trung gian hóa học có vai trò như thế nào trong truyền tin qua xináp?

Lời giải:

Chất trung gian hóa học có vai trò quan trọng trong việc truyền tin qua xináp:

Chất trung gian hóa học được giải phóng khỏi các bóng xináp sẽ đi qua khe xináp và gắn vào thụ thể ở màng sau xináp, làm thay đổi tính thấm ở màng sau và làm xuất hiện xung thần kinh [điện thế hoạt động] lan truyền đi tiếp.

Bài 3 [trang 123 SGK Sinh 11]: Đánh dấu X vào ô ▭ cho câu đúng về xináp.

▭ A – Tốc độ truyền tin qua xináp hóa học chậm hơn so với tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có miêlin.

▭ B – Tất cả các xináp đều có chứa chất trung gian hóa học là axêtincôlin.

▭ C – Truyền tin khi qua xináp hóa học có thể không cần chất trung gian hóa học.

▭ D – Xináp là diện tiếp xúc của các tế bào cạnh nhau.

Lời giải:

Đáp án: A.

Bài 4 [trang 123 SGK Sinh 11]: Tại sao xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều?

Lời giải:

Trong một cung phản xạ xung thần kinh chỉ được dẫn truyền đi theo một chiều vì: các nơron trong cung phản xạ liên hệ với nhau qua xináp, mà xináp chỉ cho xung thần kinh đi theo một chiều.

Xinap cấu tạo gồm các bộ phận

Trong xináp, chất trung gian hóa học nằm ở

Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở động vật có vú là

Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở

Yếu tố không thuộc thành phân xináp là :

Vai trò của ion Ca2+ trong sự chuyển xung điện qua xináp:

Quá trình truyền tin qua xináp hóa học diễn ra theo trật tự nào?

Do đâu các bóng chứa chất trung gian hóa học bị vỡ?

Khi nào xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau xináp?

Điều không đúng với axêtincôlin sau khi xuất hiện xung thần kinh là

Quá trình truyền tin qua xináp gồm các giai đoạn theo thứ tự:

Đặc điểm không có trong quá trình tuyền tin qua xináp là

Câu 1. Xináp là

A. Nơi tiếp xúc giữa chùm tận cùng của nơron này với sợi nhánh của nơron khác hoặc cơ quan đáp ứng.

B. Nơi tiếp xúc giữa sợi trục của nơron này với sợi nhánh của nơron khác.

C. Nơi tiếp xúc giữa các nơron với nhau.

D. Nơi tiếp xúc giữa sợi trục của tế bào thần kinh này với thân của tế bào thần kinh bên cạnh

Câu 2. Xináp là diện tiếp xúc giữa

A. các tế bào ở cạnh nhau

B. tế bào thần kinh với tế bào tuyến

C. tế bào thần kinh với tế bào cơ

D. các tế bào thần kinh với nhau hay giữa tế bào thần kinh với tế bào khác loại [tế bào cơ, tế bào tuyến,...]

Câu 3. Xinap cấu tạo gồm các bộ phận

A. Xináp hóa học và xinap điện

B. khe xináp, cúc xinap, màng xinap

C. chùy xináp, khe xinap, màng sau xinap

D. màng sau, màng giữa và màng trước xinap

Câu 4. Cấu trúc cơ bản của một xinap gồm có

A. Khe xinap; các thụ thể trên màng sau xinap

B. Các ti thể, bóng xinap, các chất trung gian hóa học

C. Màng trước xinap, khe xinap, màng sau xinap

D. Màng trước xinap, bóng xinap, màng sau xinap

Câu 15. Xung thần kinh được truyền qua xinap theo thứ tự?

A. Chùy xináp → khe xináp → màng sau xináp → màng trước xináp.

B. Khe xináp → màng trước xináp → chuỳ xináp → màng sau xináp.

C. Màng trước xináp → chuỳ xináp → khe xináp → màng sau xináp.

D. Chuỳ xináp → màng trước xináp → khe xináp → màng sau xináp

Câu 17. Các bóng chứa chất trung gian hóa học bị vỡ khi?

A. Ca2+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp

B. Na+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp

C. K+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp

D. H+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp

Câu 26. Quá trình truyền tin qua xináp gồm các giai đoạn theo thứ tự:

A. Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xi náp → Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp → axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp

B. Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xi náp → axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp → Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp

C. axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp → Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp → Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xináp

D. Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp → Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xi náp → axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp

Câu 28. Đặc điểm không có trong quá trình tuyền tin qua xináp là

A. các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp

B. các chất trung gian hóa học trong các bóng Ca2+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xináp đến màng sau

C. xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước

D. xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm Ca2+ đi vào trong chùy xináp

Câu 29. Ý nào sau đây đúng?

A. Tốc độ lan truyền qua xi náp hóa học chậm hơn so với tốc độ lan truyền qua xinap điện

B. Tất cả các xináp đều chứa chất trung gian hóa học axêtincôlin

C. Truyền tin qua xináp hóa học có thể không cần chất trung gian hóa học

D. Xináp là diện tiếp xúc các tế bào cạnh nhau

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1ACâu 19B
Câu 2DCâu 20B
Câu 3CCâu 21C
Câu 4CCâu 22A
Câu 5BCâu 23B
Câu 6DCâu 24A
Câu 7DCâu 25D
Câu 8DCâu 26D
Câu 9ACâu 27A
Câu 10CCâu 28C
Câu 11DCâu 29A
Câu 12DCâu 30A
Câu 13ACâu 31A
Câu 14CCâu 32B
Câu 15DCâu 33C
Câu 16CCâu 34D
Câu 17ACâu 35A
Câu 18D

Chu Huyền [Tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề