Chế độ cầm chừng là gì

Hệ thống nhiên liệu trên ô tô là một hệ thống không thể thiếu. Nó hòa chộn và cung cấp nhiên liêu cho động cơ phù hợp với những chế độ tải trọng của động cơ. Trên động cơ xăng thường trang bị một trong hai hệ thống sau

HTNL dùng bộ chế hòa khí

HTNL phun xăng điện tử

I. ĐỘNG CƠ XĂNG SỬ DỤNG BỘ CHẾ HÒA KHÍ.

1. Sơ đồ cấu tạo và chức năng của các bộ phận

1.1- Sơ đồ HTNL.

Thùng xăng---->Lọc xăng-----> bơm xăng---->CHK--->Động cơ

1.2- Cấu tạo và chức năng của các bộ phận của hệ thống

a. Lọc xăng.

Được đặt giữa thùng nhiên liệu và bơm xăng để loại bỏ các căn bẩn hoặc nước trong xăng nước và cặn bẩn đọng ở dưới đáy lọc

Lọc nhiên liệu phải được thay thế định kỳ

b. Bơm xăng.

Là loại bơm cơ khí nó có hai van một chiều một van nạp và một van xả nó còn có một đường nạp và một đường xả, tay đòn tỳ lên cam quay khi kéo màng da đi xuống mở van nạp và đóng vả xăng nạp vào trong bơm, khi tay đòn đi xuống đẩy màng da đi lên đóng van nạp và mở van xả xăng được đưa tới bình xăng con khi bộ chế hòa khí thừa xăng thì lúc này xăng hồi về đường ống hồi

c. Chế hòa khí.

Là bộ phận hòa chộn không khí và xăng cung cấp cho động cơ

II. BỘ CHẾ HÒA KHÍ

1. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI BỘ CHẾ HÒA KHÍ.

1.1- Định nghĩa:

- BCHK là một bộ phận dùng để hòa chộn xăng và nhiên liệu cung cấp cho động cơ phù hợp với mọi chế độ tải trọng của động cơ

1.2- Phân loại:

1 Bộ CHK một họng

2 Bộ CHK nhiều họng [2 hoặc 4 họng]

3 Bộ CHK hồi tiếp điện tử

2. BỘ CHẾ HÒA KHÍ MỘT HỌNG.

BCHK một họng có nghĩa là dùng một họng gió đưa vào động cơ

2.1- Cấu tạo cơ bản:

BCHK một họng bao gồm các thành phần chính sau.

1 Thân

2 Họng gió

3 Cánh bướm gió

4 Ống thắt eo hay ống khuếch tán

5 Vòi xăng chính

6 Bình giữ mực hay bình xăng con

Cấu tạo:

* Thân: thân bchk làm bằng hợp kim gang nó là nơi gắn ống xăng chính, ống thắt eo, khoan các đường gió, là nơi gắn các hệ thống bên ngoài. Phần đầu gắn họng gió, phần chân để gắn vào ống góp hút của động cơ

* Họng gió: để dẫn khí trời vào, là chỗ gắn ống thắt eo, cánh bướm ga

* Cánh bướm ga là một cái van hình tròn để điều khiển khi trời và nhiên liệu

- Khi đóng lại cánh bướm ga cản khí trời và nhiên liệu đi vào động cơ

- Khi mở ra thì nhiên liệu và khí trời đi vào động cơ mở càng lớn thì hỗn hợp vào càng nhiều.

* Ống thắt eo dùng để gia tăng tốc độ của khí trời, nhằm tạo ra vùng chân không, ở ngay vùng trung tâm ống thắt eo

* Vòi xăng chính được nối thông từ bình giữ mực đến trung tâm vùng thắt eo để hút xăng từ bình giữ mực ra hòa chộn với không khí đưa vào động cơ

* Bình giữ mực là nơi chứa nhiên liệu từ bơm xăng đưa vào

3. CHÂN KHÔNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁNH BƯỚM GA TỚI CHÂN KHÔNG.

3.1- Chân không.

Là vùng không gian kín có áp suất thấp hơn áp suất khí quyển

3.2- Ảnh hưởng của bướm ga đến chân không.

Khí trời đi ngang qua vùng thắt eo và tạo ra chân không ở đó

4. CÁC HỆ THỐNG CƠ BẢN.

+ CHK là một mạng lưới giao thông giữa các đường ống xăng và đường ống gió để tạo ra hòa khí cung cấp cho động cơ, Mỗi hệ thống phải cung cấp một tỷ lệ hòa khí định trước sao cho phù hợp với mọi điều kiện làm việc của động cơ

  • Tỷ lệ khí xăng 8: 1 dàng cho khởi động máy nguội
  • Tỷ lệ khí xăng 16:1 chạy cầm chừng
  • Tỷ lệ 15:1 tốc độ cầm chừng nhanh
  • Tỷ lệ 13:1 tốc độ cao
  • Tỷ lệ 18:1 tốc độ tiết kiệm cao

Đối với động đời cũ các bộ CHK có tỷ lệ đậm hơn vì lúc này không đề cao vấn đề tiết kiệm nhiên liệu cũng như ô nhiễm môi trường

* Hệ thống tiếp nhận nhiên liệu [bình giữ mực hay bình xăng con]

* Hệ thống cầm chừng hay mạch cầm chừng [mạch ra len ti]

* Hệ thống chuyển tiếp tốc độ chậm [mạch cầm chừng cao, mạch cầm chừng nhanh]

* Hệ thống chuyển tiếp tốc độ nhanh [mạch bơm bốc máy]

* Hệ thống tốc độ cao [mạch xăng chính hay mạch xăng tốc độ cao]

* Hệ thống tăng cường công suất [mạch tăng cường tốc độ cao, hay mạch tăng sức tải]

* Hệ thống khởi động tự động hay [mạch khởi động tự động

5. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ CỦA CÁC HỆ THỐNG BÊN TRONG CỦA BỘ CHẾ HÒA KHÍ.

5.1- BÌNH XĂNG CON.

* HÌNH VẼ

* CẤU TẠO

+ Phao xăng làm bằng nhựa, hoặc bằng đồng mỏng nổi bên trên bình nhiên liệu để đóng đường xăng vào bình. Một bên có bản lề để gắn vào vách bình hoặc treo trên nắp

+ Trên phao có gắn kim xăng có nhiêm vụ điều tiết lượng xăng đi vào .Kim xăng co mũi nhọn hình côn ăn khớp với bệ của nó

+ Bệ kim làm bằng đồng gắn ở trên nắp làm việc chung với kim xăng và phao xăng

+ Ống thông hơi bình giữ mực dùng ngăn ngừa áp suât xăng tăng lên khi xăng bơm vào ngăn ngừa chân không khi xăng hút ra

* HOẠT ĐỘNG

+ Khi tải trọng động cơ tăng lên xăng bị hút ra nhanh mức xăng trong bình giảm xuống lúc này kim xăng mở ra xăng tràn xuống phao xăng nổ dần lên và dần dần đóng bệ kim xăng lại

5.2- MẠCH TỐC ĐỘ THẤP SƠ CẤP [MẠCH CẦM CHỪNG]

+ Mạch cầm chừng cung cấp nhiên liệu cho động cơ khi cánh bướm ga hầu như đóng kín, dù khí trời vẫn được hút vào nhưng không đủ sức để tạo ra chân không mạnh để hút xăng ra khỏi vòi xăng chính do đó người ta bố chi mạch xăng cầm chừng

+ Do sức chân không ở dưới bươm ga rất mạnh nên xăng bị hút ra nhiều chảy thành tia nên động cơ có thể chết máy vì hòa khí quá đậm để hạn chế dòng chảy người ta đưa vào mạch một bộ phận cản xăng gọi là giclơ cầm chừng

+ Tuy có gic lơ cầm chừng nhưng dòng chảy vẫn còn mạnh người ta đưa vào một gic lơ tiết kiệm để hạn chế xăng thật hữu hiệu

+ Người ta khoan thủng mạch xăng cầm chừng để cho khí trời đi vào có tác dụng làm cho xăng tan vỡi thành bọt giúp cho động cơ cháy đạt hiệu quả cao hơn , mạch gió cầm chừng có hai mạch trước và sau gic lơ tiết kiệm

+ Ở của cầm chừng có vít chỉnh tỷ lệ hòa khí cầm chừng

* HOẠT ĐỘNG:

+ Khi cánh bướm ga đóng kín sức chân không tác dụng vào cửa cầm chừng nên xăng hút ra từ bình giữ mực qua giclơ cầm chừng đến mạch gió cầm chừng đầu tiên nên bị vỡ ra một phần, do đó bọt xăng đi qua gic lơ tiết kiệm dễ dàng và bị tán nhuyễn ở mạch gió kế tiếp sau đưa đến cửa cầm chừng

5.3- MẠCH TỐC ĐỘ CAO SƠ CẤP [MẠCH XĂNG CHÍNH]

HÌNH VẼ

+ Hệ thống cầm chừng cao đó là lúc đó là lúc người tài xế đạp ga từ từ. Nếu không có mạch cầm chừng tốc độ cao thì lên ga hòa khí sẽ quá loãng vì khí trời vào nhiều mà xăng ra ít lúc này tốc độ của máy chưa cao chưa đủ sức chân không để hút xăng ra từ mạch xăng chính do đó xe dễ bị chết máy

CẤU TẠO:

+ Mạch này là mạch cầm chừng mở rộng các của ra của mạch cầm chừng chuyển tiếp nằm ở trên của cầm chừng tương ứng với lúc bướm ga hé mở và mở lớn hơn một phần

HOẠT ĐỘNG:

Khi cánh bướm ga bắt đầu hé mở, nên sức chân không đi qua cửa cầm chừng cao + xăng từ cửa cầm chừng hút ra hòa chộn với khí trời đủ để tăng tốc cao dần lên đủ để tăng tốc cao dần khi cánh bướm ga tiếp tục mở lên

5.4- MẠCH THỨ CẤP TỐC ĐỘ THẤP [MẠCH BƠM BỐC MÁY]

+ Khi lên ga từ từ thì đã có mạch chuyển tiếp tốc độ chậm nhờ các cửa xăng cầm chừng cung cấp kịp thời. Nhưng khi người tài xế đột ngột đạp ga lúc này cánh bướm ga mở quá nhanh, lúc này xăng ở cửa cầm chừng cao cung cấp cũng không đủ lúc này sức chân không giảm đột ngột không đủ sức để hút xăng ra khỏi vòi xăng chính ngay lập tức được, do đó lúc này hòa khí rất loãng làm cho máy dễ bị chết

+ Để động cơ tăng tốc bất ngờ người ta đã trang bị một hệ thống cung cấp xăng khẩn cấp ngay lúc cánh bướm ga mở đột ngột để chuyển tiếp từ tốc độ chậm lên tốc độ cao thật nhanh lên gọi là chuyển tiếp tốc độ nhanh hay mạch bơm bốc máy

CẤU TẠO:

+ Bơm bốc máy có hai loại:

  • Loại dùng sức đẩy của bàn đạp ga gọi là bơm bốc máy cơ khí
  • Loại tự động là loại bơm sủ dụng sức chân không có máy gọi

là bơm màng, bơm chân không

Bơm cơ khí có một xy lanh nhỏ ở trong có piston ở đầu có gắn màng da hoặc cao su để đẩy xăng. Từ cửa vào có một viên bi để đóng mở. Trên đường có van một chiều để xăng không bj chân không hút ra cửa và có một vòi xăng nhỏ như đầu bút bi ló ra họng ở bên trên vùng thắt eo

HOẠT ĐỘNG:

+ Khi đạp ga đột ngột cánh bướm ga mở đột ngột đồng thời cơ cấu truyền động làm cho piston nén xăng trong xy lanh thật nhanh và mạnh dưới sức ép viên bi ở cửa vào đóng lại van một chiều bị đẩy lên và xăng vọt ra ở vòi và thành tia xăng cung cấp kịp thời cho động cơ

+ Khi nhả ga lò xo cơ cấu truyền động kéo piston kéo về vị trí cũ tạo ra ở dưới piston một sức hút kéo van một chiều đóng lại viên bi giữ mực bị mất áp suất nén, nên mở ra và xăng ở bình xăng con đi vào xy lanh tất cả đã sẵn sàng để tăng tốc lần hai

5.5- MẠCH THỨ CẤP TỐC ĐỘ CAO.

Mạch xăng chính cung cấp tỷ lệ hòa khí loãng nhất ít hao xăng nhất ở tốc độ cao từ 2000v/p ---> 3000v/p nên tốc độ này gọi là tốc độ tiết kiệm bình thường

CẤU TẠO:

+ Mạch xăng chính là mạch xăng đơn giản nhất so với các mạch xăng khác ở đầu nguồn có gắn một gic lơ cao tốc định lượng nhiên liệu

+ Trên mạch có khoan một lỗ cho thông với khí trời là mạch gió, xăng chính với mục đích hãm xăng khi tốc độ cao

+ Mở rộng mạch xăng chính thành cái giếng xăng và đưa vào giếng một ống thông gió để chộn xăng, phân tán nhiên liệu thành bọt xăng hay gọi là nhũ tương do đó xăng ở dạng bọt sẽ nhẹ hơn xăng ở dạng lỏng nên chỉ cần một sức chân không nhẹ đã có thể hút xăng ra ----> lên tốc độ cao được êm dịu hơn

+ Trang bị thêm một hoặc hai ống thắt eo gọi là ống thắt tăng cường hay ống thắt thứ cấp làm cho nhiên liệu hút ra dễ dàng ở số vòng quay thấp và khả năng tán nhuyễn nhiên liệu được cao hơn ở số vòng quay cao [ tỷ lệ hòa khí 15:1 đến 13:1 ]

HOẠT ĐỘNG:

+ Khi tốc độ vừa đủ cao thì sức chân không cũng tăng theo hút xăng đi từ gi lơ chính qua giếng xăng chộn với khí trời thành bọt trước khi tán nhuyễn một lần nữa tai ống thắt eo rồi mới đi vào xy lanh

5.6- HỆ THỐNG TĂNG CƯỜNG CÔNG SUẤT.

Nếu người lái muốn vướt qua một xe khác đang chạy thì xe phải có một tốc độ cao hơn

Hoặc xe đang chạy tốc độ cao bỗng gặp dốc cao thì tốc độ của xe sẽ giảm dần

Vì vậy muốn vượt qua xe hay dốc lúc này phải tăng đậm hòa khí bằng cách đưa một lượng xăng tương ứng vào mạch xăng chính

CẤU TẠO

+ Hệ thống này có hai loại loại cơ khí và loại chân không đều có chung một nguyên lý làm việc tăng đậm hòa khí tùy theo tốc độ thay đổi hay tải trọng thay đổi, khi tốc độ và tải trọng tăng thi tăng đậm hòa khí, khi tốc độ và tải trọng giảm thì giảm hòa khí

+ Hệ thống này đơn giản là một kim định lượng thêm bọt xăng vào mạch xăng chính kim định lương lên xuống ngay tâm của gic lo thứ cấp của mạch xăng chính

HOẠT ĐỘNG:

+ Cơ cấu truyền động cơ khí được nối liền với cánh bướm ga khi người lái đạp ga thi cánh bươm ga mở lớn kim định lương mở lớn, khi bướm ga đóng lại kim định lượng đóng lại do đầu kim có kích thước nhỏ dần hình thang nên lương xăng được duy trì đúng tỷ lệ cần thiết

+ Loại van định lượng chân không phụ thuộc vào áp thấp dưới cánh bướm ga khi cánh bươm ga mở lớn thì độ chan không lớn nó sẽ hút màng chân không làm cho kim mở lớn, ngược lại khi cánh bươm ga đóng dần lại thì chân không giam áp thấp tăng lúc này giam độ hút màng da đưa kim định lượng đóng đần lại

+ Van định lượng còn có tên là van tiết kiệm nó chỉ làm việc ở trên 90 km/h hay 3000 v/p còn 89 km/ h trở xuống thì không làm việc

5.7- HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG TỰ ĐỘNG.

+ Khi máy lạnh lúc này máy khởi động dễ chết do hòa khí co khuyên hướng đọng lại thành giọt và bốc hơi chậm vì lạnh, trong khi đó để động cơ nổ được dễ dàng thì hòa khí phải tán nhuyễn thành sương và bốc hơi nhanh. Vậy mà lúc khởi động hòa khí cần phải đậm 8:1 có nghĩa là muốn co hơi xăng nhiều cần phải có một hòa khí đậm và chấm nhận lượng xăng dư thải ra ngoài để dễ khởi động người ta phải xông nóng bằng những cách nhu sau

  • Xông nóng khí trời
  • Xông nóng hòa khí
  • Xông nóng hòa khí

+ Nhờ các biện phá trên mà thời gian khởi đông và thời gian hâm nóng được rút ngắn

CẤU TẠO:

+ Trên BCHK hiện đại hệ thống khởi động đều làm việc hoàn toàn tự động nguồn nhiệt điều khiển là nguồn nhiệt lấy từ khí cháy, tư nước, từ thân máy, từ điện do đó nó làm viêc hữu hiệu hơn do tay người điều khiển

+ Cánh bướm gió là một cái đĩa tròn đặt trên cao của họng gió và xoay quanh một trục lệch tâm, khi đong lai khí trời bị ngăn cản tạo ra một áp thấp trong họng gió nên xăng từ mạch xăng chính hút ra nhiều để khởi động .Nếu cánh bướm gió mở ra chậm quá thì xăng quá nhiều làm cho máy dễ bị ngộ xăng nên không nổ được .Nếu mở ra quá nhanh thì gió lạnh ùa vào làm cho máy ngộp gió không nổ được.Cả hai trường hợp đều không nổ được máy. Từ đó muốn điều chỉnh dễ dàng cánh bướm gió phải điều chỉnh tỷ lệ hòa khí sao cho thích hợp với nhiệt độ thân máy, với sức hút của máy

+ Để thỏa mãn yêu cầu đó người ta đã:

  • Gắn vào cánh bướm gió một lò xo để khởi động mặc dù cánh bướm gió đang vào tư thế đóng kín cánh bướm gió vẫn có thể tự mở ra đóng lại tùy theo sức hút của máy để khỏi bị ngộp xăng
  • Trang bị lò xo cảm úng nhiệt để đóng hãm sức mở ra nhanh của canh bươm ga
  • Trang bị một piston hay màng da để cánh bướm gió mở ra thật nhanh khi cần thiết

HOẠT ĐỘNG

* Loại điều khiển bằng khí thải

  • Lúc máy ngội lò xo cảm ứng hay lò xo soắn ốc luôn ở tư thế kéo cánh bướm gió đóng lại
  • Khi khởi động áp thấp dưới cánh bướm gió hút xăng ra khỏi mạch xăng chính lượng gió này được điều tiết bởi cánh bướm gió
  • Khi máy nổ khí trời xông nóng lò xo xoắn ốc gặp nóng lò xo gian nở từ từ làm cho cánh bướm gió cũng được mở từ từ kết quả này làm cho hòa khí loãng hơn làm cho máy không bị ngộp xăng và chết máy
  • lúc máy nóng ấm mà cánh bướm gió chưa mở ra hẳn thì máy ngộp xăng vì hòa khí quá đậm , lúc máy nóng hòa khí khác với lúc máy lạnh

* Loại điều khiển bằng nhiệt khí và loại điều khiển bằng nhiệt điện làm việc của chúng được chia làm hai giai đoạn

  • Giai đọan máy nguội: khởi động lúc này hơi ấm xông nóng lò xo xoắn ốc lên cánh bướm gió mở ra một góc độ nhỏ để máy nổ hâm nóng
  • Giai đoạn máy nóng: công tắc cảm ứng nhiệt lập tức đóng mạch điện làm cho vỉ điện trở nóng nên khiến cho nhiệt độ xông nóng lò xo tăng lên làm cho cánh bướm gió mở ra nhanh chóng và kịp thời giảm được tiêu hao nhiên liệu và độc hại của khí thải ra ngoài

* Loại điều khiển bằng điện

  • Loại này có hai tầng điện trở tầng một làm việc lúc lạnh tầng hai làm việc lúc nóng

5. CÁC HỆ THỐNG BÊN NGOÀI CỦA BỘ CHẾ HÒA KHÍ.

Các hệ thống bên ngoài của bộ chế hòa khí đều là những hệ thống điều khiển sự vận hành của bộ chế hòa khí chúng gồm các bộ điều khiển bướm gió, điều khiển bướm ga, bộ phận điều khiển tỷ lệ hòa khí

5.1- BỘ ĐIỀU KHIỂN CÁNH BƯỚM GIÓ.

- Loại tự động [đã được trình bày]

- Loại chân không: có hai loại

Trước khi khởi động lò xo kéo cánh bướm gió hầu như đóng kín. Ngay sau khi khởi động áp suất tác động vào màng da kéo cánh bướm gió mở ra một phần dùng để phòng ngừa chống ngộp một phần dùng để cho máy hoạt động được

Màng sơ cấp làm việc giống loại một màng. màng thứ cấp làm việc sau màng sơ cấp trong điều kiện thời tiết ấm hơn hoặc khởi động lúc máy ấm riêng màng thứ cấp đươc diều khiển bởi công tắc chân không cảm ứng nhiệt

Đơn giản là một miếng kim loại gắn chặt vào cốt cánh bướm ga hai đầu được bẻ quặp vuông góc như một cái cựa gà dùng để đá vào đối trọng của cam cầm chừng nhanh làm cho cánh bướm gió mở ra nhằm mục đích chống ngộp xăng khi khởi động lạnh

5.2- CAM CẦM CHỨNG NHANH.

  • Được trang bị dùng để độ cánh bướm ga hé mở trong suốt quá trình khởi động và hâm nóng máy. Nhờ có bộ phận này mà tài xế chỉ cần mở công tắc là đủ khỏi phải giữ ga trong luc khởi động nếu có chỉ cần nhấp bàn đạp ga một cái là đủ
  • Cam cầm chùng nhanh là một bộ phận lằm trung gian giữa cánh bướm ga và cánh bướm gió và chúng làm việc liên quan với nhau
  • Khi máy nguội tài xế nhấp ga để lò xo xoắn ốc kéo cánh bướm gió đóng lại kéo đối trọng đi lên. Do đó cánh bướm ga đang mở nên cam cầm chừng nhanh xoay theo
  • Khi tài xế buông ga cánh bướm ga lâm vào thế kẹt mở không đóng kín lại được vì vít cầm chừng nhanh đội vào cam cầm chừng nhanh. Nhờ đó ngay sau khi khởi động máy nổ máy sẽ chạy ở tốc độ cầm chừng cao để tăng nhanh thời gian hâm nóng động cở mà không cần tài xế phải giữ ga
  • Ngay sau khi máy nóng ấm cánh bướm gió đã mở ra nhưng cánh bướm ga đã bị kẹt, ta thấy máy nổ rồi nhưng máy chạy chưa êm dịu vì lúc này máy đang chạy ở tốc độ cầm chừng cao khi ga lên lần nữa máy chạy êm dịu trở lại. Do là lúc nhâp ga vít cầm chừng nhanh không còn đè nên cam cầm chừng nhanh, đối trọng của cam đi xuống lên cánh bướm ga thoát khỏi thế kẹt
  • Tóm lại từ khi máy nguội cho tới khi máy nguội cho tới khi đạt được nhiệt độ vận hành phải trải qua hai giai đoạn
    • Khởi động máy nổ
    • Hâm nóng máy

Có loại chia làm 4 giai đoạn sau:

Giai đoạn một: Máy nguội cánh bướm gió đóng kín cánh bướm ga ở vị trí cầm chừng nhanh

Giai đoan hai: Cánh bướm gió hé mở và mở lớn một phần cánh bướm ga ở vị trí cầm chừng nhanh

Giai đoạn ba: Cánh bướm gió mở gần hết cánh bướm ga ở vị trí cầm chừng, máy đang hâm nóng

Giai đoạn bốn: Cánh bướm gió mở lớn hoàn toàn cánh bướm ga ở vị trí chạy cầm chừng

5.3- BỘ CHỐNG NGỘP [hay là bộ giảm chân ga]

Khi xe đang chạy tốc độ cao canh bướm ga mở lớn hoàn toàn bất ngờ gặp chướng ngại vật người tài xế buông bàn đạp ga để đạp phanh, lúc này cánh bướm ga bị kéo về vị trí cầm chừng quá nhanh nên máy chết vì ngộp xăng, vì vậy người ta bố trí bộ chống ngộp

+ Bộ chống ngộp giống như một con đội băng hơi tác dụng như ống nhún bên trong la một màng da và có một lỗ rò khí

+ Khi lên ga lò xo đẩy con đội vượt ra và đẩy khí trời vào lỗ rò

+ Khi buông chân ga cần ga đè lên con đội khí trời qua lỗ rò ra ngoài cánh bướm ga từ từ đóng lại

5.4- VAN HẠ NHIỆT CẦM CHỪNG.

  • Do kéo dài thời gian chạy cầm chừng nên nhiệt độ thân máy tăng lên làm cho hòa khí đậm hơn khiến máy chạy cầm chừng không ổn định dễ chết vì ngộp xăng vì vậy van hạ nhiệt cầm chừng được trang bị nhằm thêm gió để

+ Làm mát máy

+ làm loãng hòa khí

+ Ngăn ngừa xăng bốc hơi, sôi ở bình xăng con

  • Van hạ nhiệt cầm chừng đơn giản là một van lưỡng kim làm việc theo nhiệt độ
    • Khi máy nóng van mở ra cho khi trời đi vào để tăng tốc độ cầm chừng nhằm làm mát máy ngừa xăng bốc hơi tiết kiệm xăng cũng như kiểm soát được khí xả
    • khi máy trở lại nhiệt độ bình thường van đóng lại tốc độ cầm chừng trở lại bình thường

5.5- VAN GIẢM GA.

Van giảm ga làm việc lúc đang giảm ga tức là cao hơn cầm chừng, khi giảm ga hòa khí sẽ đậm hơn nên cháy không hết trong buồng cháy và phải cháy tiếp ở ngoài, do đó người ta đưa thêm một lượng gió qua van giảm ga gắn ở bên ngoài BCHK

Hoạt động khi giảm ga áp thấp tác động vào màng da kéo van mở ra cho khí trời nạp vào ống góp hút và chỉ lam việc lúc giảm ga mà thôi

5.6- VAN KHÍ ÁP.

Van khí áp thêm gió vào BCHK để thay đổi tỷ lệ hòa khí tùy theo tốc độ của xe

+ Khi xe lên núi cao trọng lực và mật độ khí trời giảm xuống làm cho hòa khí đậm ống khí áp thêm gió vào trong đọng cơ

+ Khi xe xuống một vùng thấp hơn mực nước biển thì áp suất và mật độ khí trời tăng lên làm cho hòa khí loãng

III. MỘT SỐ DẠNG BỘ CHẾ HÒA KHÍ.

1. BỘ CHẾ HÒA KHÍ HAI HỌNG VÀ BỘ CHẾ HÒA KHÍ BỐN HỌNG.

Nhiều động cơ ô tô nhỏ dùng BCHK một họng tuy nhiên bộ chế hòa khí hai họng và bốn họng cung cấp nhiều nhiên liệu hơn động cơ vói hiệu suất tốt hơn, các họng thêm vào cải thiện việc nạp hay hiệu suất dung tích của động cơ đặc biệt ở tốc độ cao, Họng đơn đường kính họng lớn nên chân không yếu

  • Bộ chế hòa khí hai họng về cơ bản đây là 2BCHK một họng

+ Loại hai họng một tầng thì không có họng thứ cấp cả hai đều như nhau

+ Loại hai họng hai tầng thì có một họng thứ gấp một họng sơ cấp

  • Bộ chế hòa khí 4 họng : có hai họng sơ cấp và hai họng thứ cấp

+ Hai họng sơ cấp làm việc như trong điều kiện bình thường, Họng thứ cấp làm việc trong điều kiên công suất cao

  • Trong điều kiện bình thường thì sức chân không ở họng sơ

cấp chưa đủ cao để hút màng da kéo cánh bướm ga thứ cấp mở ra

  • Khi tài xế đạp ga cao sức chân không đủ mạnh để hút màng

da và kéo cánh bướm ga thư cấp mở ra động cơ tăng công suất

2. BỘ CHẾ HÒA KHÍ CÓ ỐNG THẮT EO THAY ĐỔI.

Ống thắt eo thay đổi nhằm duy trì tốc độ khí trời và nhiên liệu nạp vào động cơ ở mức độ tương đối không đổi

  • Ở tốc độ cầm chừng đường kính ống thắt oe nhỏ và kim định lương giảm bớt nhiên liệu hút ra
  • Khi tốc độ tăng dần thì chân không tạo ra càng lớn ống thắt eo được dần dần mở rộng tùy theo từng tốc độ của động cơ

3. BỘ CHẾ HÒA KHÍ HỒI TIẾP.

BCHKHTĐT: Nó sử dụng các bộ phân bằng điện tử để điều khiển lượng khí trời lượng xăng nạp vào động cơ với một tỷ lệ tiết kiệm nhất định, công suất nhất định và đáp ứng thỏa mãn mọi đòi hỏi của động cơ trong những điều kiện khác nhau. Các bộ phân này chị sự giám sát của hệ thống cảm biến và chấp hành mọi sự điều khiển của COMPUTER.

IV- NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP CỦA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU DÙNG CHẾ HÒA KHÍ.

1. NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP.

1.1- HIÊN TƯỢNG THỪA XĂNG.

* Hiện tượng:

Động cơ khó nổ khi nổ thì có nhiều khói đen, có tiếng kêu lụp bụp ở ống xả, động cơ không chạy chậm được, tăng ga không bốc công xuất động cơ gảm, nếu tháo bugi thì thấy ướt nhiều, hoặc có nhiều muội than bám lên cực của bugi

* Nguyên nhân:

  • Gic lơ chính mòn rộng, van bộ tiết kiệm xăng đóng không kín
  • Mức xăng trong buồng phao quá cao
  • Kim ba cạnh đóng kín, phao xăng bị thủng
  • Van tiết kiệm xăng đóng không kín
  • Bướm gió bị kẹt không mở hết, bầu lọc gió bị bẩn tắc, áp lực bơm xăng quá lớn

* Tác hại:

Lượng tiêu hao nhiên liệu tăng lên muội than bám vào buồng đốt gây hiện tượng kích nổ công suất động cơ giảm

1.2- HIỆN TƯỢNG THIẾU XĂNG:

* Hiện tượng:

Động cơ khó khởi động, có tiếng nổ ở bộ chế hòa khí nếu đóng bớt bướm gió lại thì động cơ chạy tốt hơn nhưng không bốc

* Nguyên nhân:

  • Mạch xăng bị tắc, đường ống dẫn bị hẹp, gấp khúc. Bầu lọc xăng, cốc lọc bị bẩn
  • Xăng bị rò chảy ở đường ống dẫn, bầu lọc cốc lọc bị gioăng đệm bị rách các đầu nối kín bắt không chặt
  • Bơm xăng yếu do màng bơm rách trùng, van đóng không kín cần bơm máy bị mòn
  • Bộ chế hòa khí thiếu xăng do điều chỉnh mức xăng qua thấp, các gic lơ bẩn tắc

* Tác hại:

Công suất của động cơ giảm, tốc độ mài mòn các chi tiết tăng nhanh

1.3- HIỆN TƯỢNG RÒ CHẢY XĂNG:

Rò chảy xăng ở thùng chứa, các đường ống, bầu lọc, cốc lọc, thân bộ chế hòa khí, các đầu nối ren

Tác hại gây tiêu tốn nhiên liệu, động cơ làm việc yếu, xăng không cung cấp đủ cho bộ chế hòa khí, ngoài ra còn gây nguy hiểm cho xe có thể gây hỏa hoạn khi có tia lửa

1.4- HIỆN TƯỢNG RÒ HƠI.

* Hiện tượng:

Động cơ chạy chậm không được, chạy không đều, khi chạy phải đóng bớt bướm gió

* Nguyên nhân:

  • Đệm làm kín dưới bộ chế hòa khí hở, mặt bích bị vênh
  • Đường hút chân không nối với bộ chia điện bị hở

* Tác hại:

Lượng tiêu hao nhiên liệu tăng công suất động cơ giảm

2. SỬA CHỮA CÁC CHI TIẾT.

2.1- SỬA CHỮA BẦU LỌC XĂNG:

* Nhưng hư hỏng và nguyên nhân tác hại

  • Vỏ bầu lọc bị nứt vỡ, các đầu nối ren bị chờn, đệm làm kín giữa vỏ và nắp bị rách do tháo nắp không chú ý
  • Lõi lọc bị bẩn, tắc do nhiều cặn bẩn
  • Những hư hỏng trên làm cho nhiên liệu không được cấp đủ cho động cơ

* Kiểm tra sửa chữa:

  • Vỏ bị nứt vỡ nhỏ có thể hàn đắp hoặc thay thế mới
  • Rửa sạch cặn bẩn ở lõi lọc bằng bàn chải và dùng khí nén thổi sạch, dùng xăng rửa sạch
  • Thay thế mới các gioăng đệm bị rách hoặc đã sử dụng lâu ngày

Ngay nay người ta sử dụng bơm xăng dùn

2.2- SỮA CHƯA BƠM XĂNG:

* Những hư hỏng và nguyên nhân, tác hại:

  • Màng bơm bị trùng, rách rão màng bị biến cứng bơm xăng yếu
  • Lò xo màng bươm gẫy yếu các van mòn không đóng kín, lò xo van yếu là do làm việc lâu ngày năng suất bơm giảm
  • Các mặt nắp ghép của vỏ bơm bị cong vênh do tháo lắp không đúng kĩ thuật
  • Vỏ bơm bị nứt, lỗ ren bị trờn do tháo không đúng kỹ thuật làm chảy xăng
  • Lưới lọc bám nhiều cặn bẩn làm giảm lưu lượng xăng bơm lên bộ chế hòa khí

* Kiêm tra sửa chữa:

  • Tháo rời bơm xăng ra rửa sạch sẽ tiến hành kiểm tra và sửa chữa
  • Màng bơm bị trùng rão phải thay màng mới
  • Lò xo màng bơm yếu gẫy phải thay thế
  • Các van xăng đóng không kín phải rà lại mòn nhiều lò xo yếu phải thay van khác
  • Cần bơm bị mài mòn thì phải hàn đắp rồi gia công
  • Mặt lắp ghép mòn, cong vênh thì rà lại cho phẳng
  • Các lỗ ren bị trờn thì phải khôi phục lại, đệm rách thì phải làm đệm mới

* Yêu cầu kỹ thuật:

  • Dùng đồng hồ đo áp lực bơm xăng xem có đạt yêu cầu không áp lực phải đạt 0,2- 0,3 kg/cm2[ một số xe hiện đại 2-3 kg/cm2 ]
  • Lắp vào động cơ và dùng tay quay quay động cơ và quan sát tình hình phun xăng
  • Xăng phun ra phải đầy ống và phải bắn ra xa miệng ống từ 60-70mm là đạt

2.3- SỬA CHỮA BỘ CHẾ HÒA KHÍ [bộ chế hòa khí thông thường]

2.3.1- Thao lắp bộ chế hòa khí:

  • Trước khi tháo các chi tiết của bộ chế hòa khí phải rửa sạch sẽ bên ngoài rồi mới tiến hành tháo[ chú ý khi tháo trên xe xuống phải nút giẻ các đường ống
  • Phải nghiên cứu và tìm hiểu kết cấu của nó chắc chắn để khi nắp cho đúng
  • Tháo rời các chi tiết phải sử dụng dụng cụ thích hợp, ví dụ kích thước của tuốcnơvít phải phù hợp với rãnh của giclơ hoặc của các vít
  • Các chi tiết tháo rời phải có khay sạch để bảo quản, chú ý các gioăng đệm
  • Khi tháo các vít phải ốc phải nới lỏng rồi mới tháo hẳn tránh bi cong vênh, các bề mặt lắp ghép
  • Các chi tiết tháo ra phải rửa băng xăng sạch và dùng khí nén thổi lại
  • chỉ nên tháo những bộ phận cần sửa chữa
  • Sau khi tháo xong và sửa chữa lắp lại theo quy trình ngược lại

2.3.2- Kiểm tra sửa chữa:

  • Thông thường làm sạch các giclơ là chủ yếu nếu bị tắc có thể ùng dây đồng có đường kính nhỏ hơn để thông[ tốt nhất là dùng dung dịch chuyên dùng để thông rửa các đường ống trong bộ chế hòa khí
  • Nếu lỗ giclơ quá lớn thì phải khoan rộng rồi nút đồng sau đó khoan lỗ theo tiêu chuẩn hoặc có thể thay giclo

2.3.3- Sửa chữa phao xăng:

  • Nếu phao xăng bị bẹp thì phải nắn lại bằng cách cho phao xăng vào nước đun sôi cho phao phồng lên
  • Kiểm tra xăng xem phao có phải ngấm xăng hay không nếu bị ngấm xăng thì phải khoan lỗ nhỏ lấy hết xăng ra rồi hàn lại bằng thiếc chú ý khi hàn phải hàn thật mỏng nêu hàn dầy sẽ tăng trọng lượng của phao mặt khác trọng lượng không được vượt quá 5-6% so với lúc ban đầu

2.3.4- Kiểm tra sửa chữa bộ van kim:

  • Kiểm tra độ kín của van kim nếu không kín dùng bột rà rà lại cho kín
  • Nắp bộ van kim vào bộ chế hòa khí để kiểm tra tại mức xăng xem có phù hợp không nếu không tà dùng đệm đê van kim để điều chỉnh mức xăng trong bầu phao cho đúng quy định

2.4- PHÁT HIỆN PAN BÊNH KHI ĐỘNG CƠ ĐANG LÀM VIỆC:

2.4.1- Động cơ đang nổ bị chết máy.

  • Ta cho một ít xăng vào bộ chế hòa khí rồi nổ máy nếu nổ được mọi lúc chứng tỏ rằng bộ chế hòa khí không có xăng
  • Kiêm tra xem thùng xăng có còn xăng không nếu còn thì kiểm tra xem bơm xăng có làm việc tốt không, nếu không thì phải sửa chữa bơm

2.4.2- Động cơ không tăng tốc được:

* Hiện tượng:

Tăng tốc đột ngột thì động cơ chết máy, tăng ga từ từ thì được

* Nguyên nhân:

Bơm tăng tốc bị hỏng, piston bơm bị mòn nhiều do làm việc lâu ngày, ống phun hoặc giclơ tăng tốc bị tắc

* Sửa chữa:

  • Nếu piston tăng tốc bị mòn thì phải thay mới

Thông rửa các đường xăng tăng tốc và giclơ xăng tốc

Video liên quan

Chủ Đề