Chi dậu tên thật là gì

Ngữ văn là một trong hai môn học chính trong chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam. Xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12, học sinh được làm quen với nhiều tác phẩm văn học thuộc nhiều thể loại từ truyện, thơ, tản văn,... Nhưng có lẽ một trong những tác phẩm ghi dấu ấn nhất với các thế hệ học trò phải kể đến truyện ngắn Tắt Đèn của nhà văn Ngô Tất Tố.

Xuất hiện trong chương trình Ngữ văn lớp 8 và lớp 12, thường xuyên được chọn làm nội dung cho các kỳ thi quan trọng như thi học kỳ, thi tốt nghiệp, thi đại học, nhưng có bạn có chắc đã nắm trọn vẹn được hết mọi chi tiết gói trong cuốn tiểu thuyết kinh điển này?

Mới đây, trong chương trình Ai Là Triệu Phú, 1 câu hỏi liên quan tới tác phẩm này đã làm khó người chơi. Câu hỏi có nội dung: Nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tắt Đèn có tên thật là gì?

Hẳn ai cũng đã hàng chục, hàng trăm lần nghe tới cái tên chị Dậu hay thậm chí cũng hiểu biết kha khá về số phận cùng cực, khốn khổ của người đàn bà này. Nhưng vì mải gọi nhân vật chính với danh xưng là chị Dậu mà không ít độc giả "quên béng" tên thật của chị.

Đáp án chính xác cho câu hỏi trên là Lê Thị Đào. Chị được miêu tả là một cô gái đẹp, giỏi giang, tháo vát và sinh ra trong gia đình trung lưu. Lê Thị Đào lấy chồng tên Nguyễn Văn Dậu nên người ta gọi là chị Dậu. Trước khi lâm vào bi kịch, gia đình chị còn có của ăn của để. Sau đó, liền lúc mẹ và em trai anh Dậu cùng qua đời, anh chị dù đã hết sức cần kiệm nhưng vẫn phải tiêu quá nhiều tiền cho hai đám ma.

Sau đó, anh Dậu bỗng mắc bệnh sốt rét, không làm gì được, mọi vất vả dồn lên vai chị Dậu, khiến gia cảnh lâm vào thế "nhất nhì trong hạng cùng đinh". Chị hết mực thương con, thương chồng song cũng cứng cỏi, dũng cảm chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng.

Trong tác phẩm, có đoạn viết như sau để chứng minh điều trên:

"Dón dén, chị Dậu đến cạnh tràng kỷ. Ông giáo đằng hắng ba tiếng, rồi bằng giọng cắt nghĩa cho học trò, ông ấy đọc :

- Tên tôi là Nguyễn Văn Dậu, hai mươi sáu tuổi ở làng Đông xá, và vợ tôi là Lê Thị Đào, hai mươi bốn tuổi, cũng ở làng ấy, có mượn ông của ông bà Hoàng Thị Sẹo, năm mươi tám tuổi, vợ cả ông Nghị viên Trần Đức Quế ở làng Đoài thôn, một đôi hoa tai bằng vàng nặng ba đồng cân, đáng giá hai chục đồng bạc. Hạn trong năm năm phải trả. Nếu không trả, chúng tôi xin chịu tội bội tín. Giấy này làm tại làng Đoài thôn ngày... tháng... năm..."

Nói về tác phẩm Tắt Đèn, đây là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố được in trên báo Việt nữ năm 1937. Đây là một tác phẩm văn học hiện thực phê phán với nội dung nói về cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỉ XX dưới ách đô hộ của thực dân Pháp.

Theo Doanh nghiệp và tiếp thị

Chị Dậu là một trong những hình tượng tiêu biểu của nền văn học Việt Nam giai đoạn trước năm 1945.

Câu 3: Chị Dậu có tên thật là gì?

Lê Thị ĐàoPhạm Thị SenTrần Thị HếnKhông có tên thật

Theo Tắt đèn, chị Dậu có tên thật là Lê Thị Đào, vốn là người phụ nữ xinh đẹp, thông minh, lanh lợi, giỏi giang, tháo vát. Lúc đầu, gia cảnh anh chị Dậu [Nguyễn Văn Dậu] có dư giả, nhưng vì liền lúc mẹ và em trai anh Dậu cùng qua đời, anh chị dù đã hết sức cần kiệm nhưng vẫn phải tiêu quá nhiều tiền cho hai đám ma. Sau đó, anh Dậu bỗng mắc bệnh sốt rét, không làm gì được, mọi vất vả dồn lên vai chị Dậu, khiến gia cảnh lâm vào thế "nhất nhì trong hạng cùng đinh". Ảnh: Hình ảnh trong phim "Chị Dậu".

Câu 5: Tại sao chị Dậu ra tay đánh tên cai lệ và người nhà lý trưởng?

Bị cưỡng hiếpBảo vệ conBảo vệ chồngCả 3 đáp án trên

Sau khi phải bán con lấy tiền đóng sưu, bọn địa chủ phong kiến vẫn chưa tha cho chị, chúng bắt gia đình chị phải đóng thêm phần sưu của chú Hợi [em trai anh Dậu đã chết]. Sau khi tha hồ quát tháo, hoạnh họe, mặc cho chị van xin, chúng quyết trói cổ anh Dậu mang đi lần nữa. Tức nước vỡ bờ, chị phản kháng quyết liệt: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ", rồi chị nói như thách thức: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Cuối cùng uất ức quá không thể chịu đựng, chị đã ra tay đánh cả cai lệ và tên người nhà lý trưởng. Ảnh: Phim "Chị Dậu".


Thầy giáo Chu Văn An từng viết sách y thuật nào?

Không chỉ nổi tiếng về dạy học, Chu Văn An còn là thầy thuốc, từng viết sách y thuật.

‘Đồng hào có ma’

0 1

"Đồng hào có ma" là một tác phẩm văn học nổi tiếng, được đưa vào giảng dạy trong chương trình văn học phổ thông ở nước ta.

Xem thêm: Ca Sĩ Yaya Trương Nhi Sinh Năm, Ghim Trên Hot Sexy

‘Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay’

0 30

"Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho”, đó là câu nói mang tính chất tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn Nam Cao.

Thầy giáo Chu Văn An từng viết sách y thuật nào?

0

Không chỉ nổi tiếng về dạy học, Chu Văn An còn là thầy thuốc, từng viết sách y thuật.

Những vườn quốc gia ở Việt Nam thuộc địa phận 3 tỉnh

0

Các vườn quốc gia ở Việt Nam chủ yếu thuộc địa phận một hoặc 2 tỉnh, riêng những địa điểm này trải rộng trên cả 3 tỉnh.

7 từ tiếng Anh được thêm vào từ điển năm 2021

0

Công ty xuất bản Merriam-Webster tại Mỹ đã thêm nhiều từ mới cùng định nghĩa vào từ điển hồi cuối tháng một vừa qua.

Nữ nhà văn từng được ghi nhận có chỉ số IQ cao nhất lịch sử

0

Bà là nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch từng được sách Kỷ lục Guinness công nhận là người có IQ cao nhất vào năm 1980, với chỉ số 228.

Quốc gia nào có 48 di sản thế giới?

0

Đây là quốc gia rộng lớn ở châu Âu, có lịch sử phát triển lâu đời, nhiều thành tựu văn hóa đặc sắc.

Bạn biết gì về các môn phái trong Võ Lâm Truyền Kỳ 1 Mobile?

0 1

Võ Lâm Truyền Kỳ 1 Mobile được NPH VNG “đặt hàng” nhà sản xuất Seasun Games [Kingsoft] làm riêng cho thị trường Việt Nam, hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho người chơi.

Người từng có chỉ số IQ cao nhất thế giới, biết 40 ngôn ngữ

0 37

Ông từng nổi danh là thần đồng, sở hữu IQ từ 250 đến 300, được ghi nhận là người thông minh nhất thế giới.

Cây cầu dây văng nào dài nhất Việt Nam?

0

Không chỉ mang tính biểu tượng của các tỉnh, thành phố, những cây cầu dây văng dưới đây còn có quy mô bề thế giúp kết nối giao thông.

Chủ Đề