Chi phí khác là bao gồm những chi phí nào năm 2024

Cách hạch toán Tài khoản 811- Chi phí khác theo Thông tư 200: Dùng để phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp.

1. Nguyên tắc kế toán

  1. Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp. Chi phí khác của doanh nghiệp có thể gồm:
    Chi phí khác là bao gồm những chi phí nào năm 2024

- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ (gồm cả chi phí đấu thầu hoạt động thanh lý). Số tiền thu từ bán hồ sơ thầu hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ được ghi giảm chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ; - Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC nhỏ hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát; - Giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ; - Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có); - Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; - Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính; - Các khoản chi phí khác.

  1. Các khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 811 - Chi phí khác Bên Nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh. Bên Có: Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ.

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

  1. Hạch toán nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ: - Ghi nhận thu nhập khác do nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi: Nợ các

TK 111, 112, 131,... Có TK 711 - Thu nhập khác Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).

- Ghi giảm TSCĐ dùng vào SXKD đã nhượng bán, thanh lý, ghi: Nợ

TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn) Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại) Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá) Có TK 213 - TSCĐ vô hình (nguyên giá).

- Ghi nhận các chi phí phát sinh cho hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi: Nợ TK 811 - Chi phí khác Nợ

TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có) Có các TK 111, 112, 141,...

- Ghi nhận khoản thu từ bán hồ sơ thầu liên quan đến hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi: Nợ các TK 111, 112, 138...

Có TK 811 - Chi phí khác.

  1. Khi phá dỡ TSCĐ, ghi: Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn) Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá) Có TK 213 - TSCĐ vô hình (nguyên giá).

  1. Kế toán chi phí khác phát sinh khi đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết: Thực hiện theo quy định của các TK 221, 222, 228.

Theo ông Tuấn hiểu “các chi phí khác có liên quan” là các chi phí hợp lý phát sinh nhằm thực hiện công tác nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia như: Mua xăng cho xe chở cán bộ kiểm tra công tác nhập, xuất hàng; chi phí tiếp khách phục vụ kiểm tra công tác nhập, xuất hàng; chi phí đăng báo thông tin nhập, xuất hàng, các chi phí khác phát sinh liên quan đến nhập, xuất hàng dự trữ chưa nêu cụ thể trong Thông tư số 145/2013/TT-BTC. Các chi phí này nằm trong cơ cấu chi phí nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia.

Ông Tuấn đề nghị cơ quan chức năng giải đáp, ông hiểu như vậy có đúng không?

Về vấn đề này, Bộ Tài chính trả lời như sau:

Hiện nay, Điều 13 Thông tư số 145/2013/TT-BTC ngày 21/10/2013 đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 6, Điều 1 Thông tư số 131/2018/TT-BTC ngày 28/12/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 145/2013/TT-BTC ngày 21/10/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế hoạch dự trữ quốc gia và ngân sách Nhà nước chi cho dự trữ quốc gia (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/2/2019); trong đó nội dung chi, mức chi đối với chi phí nhập, chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia tại cửa kho hiện hành được quy định như sau:

“1. Đối với các mặt hàng đã có định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia: Nội dung chi và mức chi thực hiện theo quy định tại định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia hiện hành.

2. Đối với các mặt hàng chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật: Nội dung chi và mức chi phí nhập, chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia tại cửa kho (nhận trên phương tiện của người bán, xuất lên phương tiện của người mua):

  1. Nội dung chi phí tại cơ quan Tổng cục Dự trữ Nhà nước, các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực và các đơn vị được giao quản lý hàng dự trữ quốc gia thuộc các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, bao gồm:

Tuyên truyền, quảng cáo, thông tin liên lạc, đăng tin, tập huấn, hướng dẫn; kiểm tra công tác nhập, xuất tại các đơn vị trực thuộc; chi phí thẩm định chất lượng hàng; chi đầu tư cơ sở vật chất; chi sửa chữa thường xuyên kho tàng; chi phí sửa chữa tài sản, phương tiện, thiết bị phục vụ công tác nhập, xuất; chi làm đêm, thêm giờ, bữa ăn giữa ca; in ấn tài liệu, văn phòng phẩm; họp chỉ đạo, hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết và các chi phí khác có liên quan.

  1. Nội dung chi phí tại đơn vị tổ chức, triển khai thực hiện, bao gồm: Chi phí theo Điểm a Khoản này và chi phí thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá; kiểm tra, kiểm định hàng dự trữ quốc gia; sửa chữa, kiểm định phương tiện đo lường; sửa chữa, mua sắm tài sản, công cụ, dụng cụ, bao bì phục vụ nhập, xuất (nếu có); cân, đong, đo, đếm, sang bao, đổ bao, đóng gói, hạ kiêu; chi phí lắp đặt, nổ thử máy tại chỗ, chi phí thuê phương tiện bốc dỡ (nếu có); bốc xếp hàng dự trữ quốc gia từ phương tiện vận chuyển vào kho hoặc từ kho lên phương tiện vận chuyển; công tác an ninh, bảo vệ; mái che tạm phục vụ giao, nhận hàng và các chi phí khác có liên quan.
  1. Đối với các tổ chức, doanh nghiệp được bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia ngoài những chi phí đã nêu tại Điểm a, Điểm b Khoản này, nội dung chi còn được tính thêm chi phí nhân công bao gồm: Lương thủ kho, bảo vệ, các khoản đóng góp theo lương, các khoản thanh toán cho người lao động (nếu có).
  1. Mức chi

Đối với những khoản chi tại Điều này đã có trong chế độ Nhà nước quy định thì thực hiện theo chế độ hiện hành;

Đối với những khoản chi chưa có trong chế độ Nhà nước quy định thì thực hiện theo mức phí cụ thể do Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước giao, bảo đảm không vượt mức phí tối đa do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định”.

Căn cứ quy định hiện hành về chi phí nhập, chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia tại cửa kho nêu trên, các chi phí phát sinh trong câu hỏi của ông Lê Tuấn được hiểu là các chi phí đối với các mặt hàng chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật; trong đó:

- Các chi phí, gồm: Chi mua xăng xe chở cán bộ kiểm tra công tác nhập, xuất hàng; chi phí tiếp khách phục vụ kiểm tra công tác nhập, xuất hàng là các chi phí thuộc nội dung chi phí kiểm tra công tác nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia tại các đơn vị trực thuộc, không phải là chi phí khác có liên quan.

- Chi phí đăng báo thông tin nhập, xuất hàng thuộc nội dung chi phí đăng tin, không phải là chi phí khác có liên quan..

- Đối với các chi phí khác phát sinh (nếu có) quy định tại Khoản 6, Điều 1 Thông tư số 131/2018/TT-BTC phải là các chi phí phục vụ trực tiếp cho công tác nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia tại cửa kho và phải bảo đảm đúng thẩm quyền chi, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đầy đủ các hồ sơ, chứng từ hợp lý, hợp lệ kèm theo.

Chi phí khác bao gồm những chi phí gì?

Chi phí khác bao gồm:.

Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ sau khi đã trừ đi phần tiền thu được từ việc bán hồ sơ đấu thầu thanh lý TSCĐ.

Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán..

Chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản được chia từ hợp đồng hợp tác kinh doanh < chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát;.

Chi phí bán hàng bao gồm những chi phí gì?

Chi phí bán hàng phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển,…

Chi phí khác trong kinh doanh là gì?

Chi phí khác gồm các khoản phí phát sinh do sự kiện hoặc nghiệp vụ riêng biệt với các hoạt động tạo ra doanh thu, chẳng hạn như: Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định kể cả giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán (nếu có). Tiền phạt do vi phạm hợp đồng và chi phí thu tiền phạt vi phạm hợp đồng.

Khi nào đưa vào 811?

Khi phát sinh số tiền lãi chậm nộp từ BHXH, BHYT, BHTN thì được hạch toán vào tài khoản chi phí TK 811. Khoản chi phí này thì không được tính chi phí hợp lý được trừ của doanh nghiệp theo luật thuế. Khoản này phải điều chỉnh giảm khi làm quyết toán thuế TNDN năm.