Chỉ ra phép đối trong câu thơ sau Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Câu 324220: Chỉ ra và phân tích giá trị biện pháp tu từ trong câu thơ sau:


Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ


Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.


[Ngắm trăng – Hồ Chí Minh]

căn cứ các biện pháp tu từ đã học, phân tích

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ ,

trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"

 Các bptt:

- Điệp từ: " không "

-> Gợi lên một không gian thiếu thốn, vô vị và tẻ nhạt.

-Nhân hóa: "Trăng nhòm” 
->Tạo một cảm giác gần gũi, sinh động khiến người và trăng như có phút giao thao cùng nhau. Khi đó, hai bên song cửa như thấu hiểu lẫn nhau, đọc vị được nhau, trở thành tri âm, tri kỉ trong những ngày người ở trong ngục tù.

-Điệp từ “ ngắm” 

->Nhấn mạnh hình ảnh tương xứng giữa trăng và người. Cả hai nhìn vè phía nhau, ngắm nhìn nhau, đó là hành động nhẹ nhàng với tâm hồn luôn hướng tới cái đẹp, tới ánh sáng của người, bao giờ trăng cũng hiện lên như một tri âm tri kỉ.

- Đối: "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ ,

trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"

"nhân" - "nguyệt", "hướng" - "tòng", "song tiền" - "song khích", "minh nguyệt" - "thi gia". 

-> Thể hiện sự đồng điệu, giao hòa giữa người và trăng để trăng và người giống như đôi bạn tri âm tri kỉ

" Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

   Trong nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"

Trong bản nguyên tác chữ Hán, nhà thơ sử dụng phép đối giữa hai câu thơ "nhân"- "nguyệt"-"hướng"- "tòng" - "song tiền"-"song khích"- "minh nguyệt"-"thi gia". Điều đó thể hiện sự đồng điệu,giao hòa giữa người và trăng để trăng và người giống như đôi bạn ân tri kỉ.

Câu 2:
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: được viết trong tù. Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị đọa đày trong tù, vô cùng gian khổ. - Sự vượt ngục là sự thoát khỏi nhà tù để có tự do. ơ đây là sự vượt ngục trong tinh thần và bằng tinh thần của Bác. Tuy thân thể vẫn ở trong chốn lao tù nhưng tinh thần Người không hề bị giam cầm, tinh thần ấy đã tự do như tâm hồn một người nghệ sĩ để hòa nhịp với người bạn tri kỉ: trăng. Bài thơ là một cuộc ngắm trăng rất đặc biệt của Bác Hồ: ngắm trăng trong tù. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó, tình yêu thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh được bộc lộ rõ. - Sự vượt ngục trong Ngắm trăng [vọng nguyệt] được thể hiện ở việc người tù Cách mạng đã quên đi điều kiện khó khăn trong tù để thưởng thức trăng. Thông thường, người ta ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái. Nhưng Hồ Chí Minh đã ngắm trăng trong hoàn cảnh ngục tù, Người là một tù nhân dang bị đày đọa với cuộc sống khó khăn, thiếu thôn. Điều kiện trong tù: không rượu, không hoa. Trước cảnh đẹp đêm nay tâm hồn người tù cũng khó hững hờ. Người xưa, có cảnh trăng đẹp, thường mang rượu uống trước hoa để thưởng trăng. Có rượu, hoa thì ngắm trăng mới thi vị. Nhưng trong tù thiếu thốn không có rượu, hoa, người tù cách mạng vẫn say sưa ngắm trăng vì tình yêu với trăng đã đánh thức tâm hồn người nghệ sĩ. Tâm hồn người tù ung dung, tự do, muốn được tận hưởng cảnh trăng. Người tù Hồ Chí Minh vẫn rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp dù đang là thân tù. - Sự vượt ngục còn được thể hiện cao độ ở sự giao hòa đặc biệt giữa người tù nghệ sĩ với vầng trăng. Người tù đã trở thành một nhà thơ. Hai câu thơ cuối với một cấu trúc đem đối lại một hiệu quả thẩm mỹ [nhân hướng/ nguyệt tòng, song tiền/ song khích, khán minh nguyệt/ khán thi gia]. Câu thơ làm hiện lên hình ảnh nhân — người và nguyệt — trăng [ngoài trời] và song sắt nhà tù chắn ở giữa. Người đã thả hồn vượt ra ngoài song sắt để ngắm trăng, giao hòa với trăng [khán minh nguyệt — ngắm trăng sáng]. Còn vầng trăng cũng vượt qua song sắt kia để giao hòa với người [khán thi gia - ngắm nhà thơ]. Cả người và trăng đều giao hòa vào nhau. - Bài thơ cho thấy một cuộc vượt ngục với một sức mạnh tinh thần to lớn của người tù — người chiến sĩ — người thi sĩ. Nhà tù, song sắt [thế giới của chiến tranh, hiện thực tàn bạo] trở nên vô nghĩa trước vầng trăng [thế giới của tự do, của cái đẹp]. Đằng sau những vần thơ của Bác là một tinh thần thép, sự tự do nội tại, phong thái ung dung vượt lên mọi hoàn cảnh. - Tóm lại, Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị tù đày cực khổ [không có những điều kiện tối thiểu để thưởng trăng: không rượu, không hoa, không tự do] nhưng người tù cách mạng này đã thưởng trăng trọn vẹn, không bị vướng bận bởi hoàn cảnh. Người ung dung thưởng thức trăng với một tâm hồn râ't nghệ sĩ. Như vậy nhà tù chỉ giam cầm được thể xác chứ không thể giam cầm tinh thần của Người, về mặt tinh thần, Người đã vượt ngục trở thành một người tự do đế ngắm trăng trọn vẹn.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu [Ngữ văn - Lớp 7]

1 trả lời

Từ nào là đại từ [Ngữ văn - Lớp 4]

3 trả lời

Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào [Ngữ văn - Lớp 9]

1 trả lời

Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu [đoạn] sau:

d] Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
[Hồ Chí Minh, Ngắm trăng]

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ trong 2 cau sau:

"Người ngắm trăng soi ngoài chửa sổ

Trăng nhòm khe chử ngắm nhà thơ"

Các câu hỏi tương tự

Video liên quan

Chủ Đề