Chia sẻ về ngành Quản trị kinh doanh

Tư duy sai có thể làm ảnh hưởng đến cả một tương lai

Là trưởng phòng thu hút nhân tài của HBR Holdings, cũng là một "hot" Tiktoker hướng nghiệp với 25 triệu view, chị Nguyễn Thái Hà cảm thấy phát ngôn của L.K chưa có suy nghĩ sâu sắc về hậu quả để lại.

"Clip trên có tới 2 triệu lượt xem, liệu L.K có ý thức được rằng người xem sẽ có ý thức lệch lạc, tiêu cực về ngành Quản trị kinh doanh không? Bạn có lo ngại rằng phát ngôn của mình sẽ làm thiệt hại, ảnh hưởng tới uy tín của các khoa, các trường đào tạo chuyên ngành này không? 

Bạn có nghĩ rằng mình sẽ làm bao nhiêu sinh viên chuyên ngành này lung lay niềm tin về những gì mình đã lựa chọn không? Nếu đăng thông tin thiếu tính đa chiều mà đánh đổi lại là sự hoang mang, lo lắng tiêu cực của bao người khác, bạn nên suy nghĩ lại về trách nhiệm xã hội của mình", chị Hà bức xúc.

Chia sẻ về ngành Quản trị kinh doanh

Điều chị Hà bức xúc và lo lắng là phát ngôn thiếu tích cực này có thể làm ảnh hưởng đến nhiều bạn trẻ muốn theo đuổi ngành Quản trị kinh doanh (Ảnh: NVCC).

Theo chị Thái Hà, ngành Quản trị kinh doanh vẫn luôn đứng ở vị đầu bảng trong các trường đại học về khối ngành kinh tế. Những năm trước 1986, Việt Nam là nước "sĩ - nông - công - thương", người làm kinh doanh bị coi là "con buôn", không được đề cao trong xã hội. 

Cũng vì tâm lý không coi trọng người làm kinh doanh mà kinh tế Việt Nam từ đó cho đến nay, dù đã có rất nhiều đổi mới và biến chuyển, vẫn chưa thể sánh với các cường quốc. 

Để cải thiện được vấn đề này, vai trò của ngành giáo dục là thay đổi tư duy, nhận định của con người, khuyến khích người Việt Nam học và làm kinh tế. Càng nghèo thì lại càng phải làm kinh doanh thì đúng hơn. "Có lẽ bạn L.K không hiểu được vai trò vĩ mô của ngành Quản trị kinh doanh nên mới phát biểu như vậy", chị Hà nói.

Nữ trưởng phòng cũng cho biết thêm: "Ai cũng hiểu rằng, khoa học kỹ thuật luôn cần phát triển song song cùng kinh doanh. Một ý tưởng phát minh sẽ mãi chỉ nằm ở trong phạm vi phòng nghiên cứu nếu thiếu người có đầu óc và kiến thức kinh doanh để đưa nó ra ngoài thị trường, trở thành một sản phẩm người người nhà nhà dùng được. 

Bên cạnh đó, khi bạn làm việc trong một doanh nghiệp, bạn sẽ hiểu rằng để có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp, để trở thành quản lý hoặc hơn nữa là khởi nghiệp, bạn sẽ nhận ra rằng kiến thức chuyên môn sâu lại không giúp bạn được nhiều bằng kiến thức, tư duy về quản trị kinh doanh, quản trị con người.

Đến lúc đó người ta lại lật đật đi tìm kiến thức để học, rồi lúc đó lại ước giá như mình biết những kiến thức này sớm hơn. Ngay cả người làm công tác nhân sự, như mình chẳng hạn, nghe thì có vẻ chỉ cần kiến thức về nhân sự, nhưng nếu thiếu kiến thức về quản trị kinh doanh bạn chỉ có thể làm Nhân sự ở lớp vỏ, và không bao giờ được phòng ban khác coi trọng. Vì thế, bộ phận nhân sự (Human Resources) đang dần được chuyển đổi thành Bộ phận Đối tác Chiến lược Nhân sự (Human Resources Business Partner)".

Đừng đổ lỗi cho gia đình, tất cả phải dựa vào chính mình 

Nguyễn Đặng Phúc Lộc (26 tuổi, hiện đang làm Business Analyst - chuyên viên phân tích kinh doanh) cũng rất không đồng tình với quan điểm trên, bên cạnh đó anh chàng còn chỉ ra 3 lý do nên chọn học ngành Quản trị kinh doanh. 

Lý do đầu tiên được Lộc chỉ ra rằng năng lực là hoàn toàn do bản thân chứ không quan trọng là bạn học ngành gì. 

Bởi "Quản trị không đơn giản là một ngành học, nó sẽ giúp chúng ta có kiến thức về tư duy và kinh doanh về con người và rất nhiều thứ khác. 

Chia sẻ về ngành Quản trị kinh doanh

Phúc Lộc cho rằng, tất cả các ngành học sẽ đều thất nghiệp chứ không riêng gì một ngành Quản trị kinh doanh (Ảnh: NVCC).

Quản trị sẽ bao gồm cả quản lý, nhưng không phải ai ra trường là sẽ đủ kinh nghiệm và khả năng quản lý con người ngay thời điểm đó. Ngành học chỉ giúp chúng ta có nền tảng, kiến thức sâu hơn về thứ mà chúng ta đang tìm kiếm".

Đối mặt trước câu hỏi: "Học Quản trị kinh doanh có thất nghiệp hay không?", Phúc Lộc mạnh dạn chia sẻ: "Tất nhiên sẽ có, nhưng thất nghiệp sẽ được chia đều cho tất cả các ngành học và với nhiều tân cử nhân không có năng lực. 

Đâu phải sinh viên nào học vẽ cũng làm họa sĩ, học tài chính sẽ trở thành nhân viên ngân hàng. Việc gia đình không khá giả chỉ là bước cản trở ban đầu trên con đường làm giàu của chính mình".

Nhận định gia đình giàu có hay bố mẹ có sẵn gia sản để sau khi tốt nghiệp bạn có thể quản lý thì đó chỉ chiếm số % rất nhỏ. Vì kinh doanh cũng giống như một chiến trường, sẽ có rất nhiều biến động theo thời gian". 

"Con đường làm giàu chỉ phụ thuộc vào chính bản thân của mình chứ không phải dựa dẫm vào gia đình. Nếu thật tốt khi bạn có gia đình khá giả, nhưng cũng đừng buồn thì bạn cũng có thể làm giàu trên chính suy nghĩ, tư duy và năng lực của mình", Phúc Lộc nhấn mạnh. 

Anh chàng còn cho biết thêm: "Tuổi 18 vẫn còn rất nhiều điều mộng mơ, nhưng khi bạn đã đến độ tuổi trưởng thành thì tự bản thân bạn sẽ biết mình là ai, mình cần làm gì và cần những kinh nghiệm gì để thành công. 

Không có một công việc, một ngành học nào là thừa trên hành trình làm giàu của mình. Vì vậy, không có một ngành học nào là dành cho con nhà giàu và cũng chẳng có ngành học nào dành cho con nhà giàu".

Người giảng dạy Quản trị kinh doanh nói gì?

Thầy Trương Đức Thao (Phó Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Đại Nam) chia sẻ: "Bản thân tôi từ cử nhân đến tiến sĩ đều gắn với chuyên ngành Quản trị kinh doanh, khi nghe được quan điểm này tôi đã phải suy ngẫm rất nhiều, hơn cả là sự lo lắng trong tư tưởng vì những quan điểm sai lầm, phiến diện".

Chia sẻ về ngành Quản trị kinh doanh

TS. Trương Đức Thao - Phó trưởng khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Đại Nam.

Khi được hỏi về quan điểm này có làm tác động đến chính các trường đang đào tạo chuyên ngành Quản trị kinh doanh (QTKD) hay không? Thầy Thao đáp: "Tôi đã xem clip của L.K, tôi không phản đối vì đó là quan điểm riêng của bạn ấy. Nhưng Quản trị kinh doanh không giống như toán học, vật lý, khoa học cơ bản…, dường như nó không có gì là tuyệt đối, không có gì hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai, mà chỉ là hợp lý hay không mà thôi. 

Bởi vậy, người ta nói QTKD là một nghệ thuật, nếu người tiếp cận có định hướng  chính kiến và am hiểu về QTKD khi lựa chọn ngành học thì nó sẽ không ảnh hưởng gì đến các trường đang đào tạo chuyên ngành này cả".

Hai nền tảng chính đó bao gồm: "Quản trị hướng chúng ta đến việc thiết lập mục tiêu, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, và kiểm soát để đạt mục tiêu.

Kinh doanh hướng chúng ta đến quá trình tạo giá trị thông qua các hoạt động như: Logistics đầu vào, vận hành/sản xuất, logistics đầu ra, marketing và bán hàng, dịch vụ, cơ sở hạ tầng, quản trị nhân lực, quản trị mua sắm, nghiên cứu phát triển/quản trị đổi mới sáng tạo… 

Từ nền tảng này, người học sẽ có tư duy tổng quát để vận dụng vào việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, trong công việc, chuyên môn sâu…". 

Thầy Thao khẳng định, việc học ngành Quản trị kinh doanh không phụ thuộc vào việc bạn xuất thân giàu hay nghèo, sang hay hèn, nông thôn hay thành thị… 

Còn đứng trên vai trò giảng viên và nhà quản lý một đơn vị đào tạo ngành Quản trị kinh doanh, thầy Thao cũng bày tỏ ý kiến thể hiện quan điểm cá nhân về tầm quan trọng của ngành Quản trị kinh doanh.

"Học Quản trị kinh doanh giúp chúng ta thiết lập được mục tiêu cho chính mình hoặc tổ chức mình làm việc thông qua việc đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của bản thân, của tổ chức.

Học Quản trị kinh doanh giúp chúng ta biết cách lập kế hoạch/xây dựng chiến lược nhằm hiện thực hóa các mục tiêu. Học Quản trị kinh doanh giúp chúng ta biết cách tổ chức, vận hành, phối hợp, phân bổ các nguồn lực hữu hạn để đạt được các mục tiêu mong muốn.

Cuối cùng, "Học Quản trị kinh doanh ra trường, bạn có thể là ông chủ, bạn cũng có thể là người làm thuê nhưng chắc chắn bạn sẽ luôn là người làm chủ "cuộc chơi" (từ cuộc chơi này để trong ngoặc kép)".

"Hãy nhớ rằng "Mục tiêu rõ nét thì con đường sẽ rõ nét, con đường rõ nét thì sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu" hay đơn giản là "Con đường đúng, tương lai sáng", lý thuyết QTKD nếu được vận dụng tốt vào các lĩnh vực, ngành nghề chuyên môn thì sẽ dễ đạt được sự thành công hơn", thầy Thao nhấn mạnh. 

Theo Dân trí

Chia sẻ về ngành Quản trị kinh doanh

Ngành quản trị kinh doanh được xem là ngành học đào tạo nên những nhà quản trị, quản lý cho tương lai, do đó kiến thức mà các bạn được cung cấp trong quá trình học tập sẽ rất rộng.

Ngành Quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh đang là ngành học được rất nhiều bạn trẻ theo đuổi hiện nay. Đây là ngành học chuyên sâu về quản lý điều hành doanh nghiệp, kinh doanh quốc tế, marketing, tổ chức nhân sự, quản trị logistic chuỗi cung ứng… phù hợp với những bạn trẻ có niềm đam mê về kinh doanh, muốn trở thành CEO, muốn tự khởi nghiệp thành công, muốn trở thành các chuyên gia về marketing, logistic hay tổ chức nhân sự…

Chia sẻ về ngành Quản trị kinh doanh

Để theo học được ngành này đòi hỏi bạn phải là một người năng động, nắm vững những kiến thức tổng quan về kinh tế, xã hội. Đây chính là những nền tảng vững chắc để bạn có thể nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu thị trường một cách sâu rộng nhất. Ngoài ra, khi bạn theo học ngành quản trị kinh doanh bạn cũng cần phải có kiến thức ngoại ngữ tốt. Đây chính là yếu tố quan trọng trong hành trình phát triển công việc của bạn.

Ngành Quản trị kinh doanh học những gì?

Theo học ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức nền tảng liên quan đến lĩnh vực kinh tế, thị trường - môi trường kinh doanh thông qua các môn học như: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Quản trị học… để tạo bước đà cho việc đi sâu vào chuyên môn.

Vào chuyên ngành, sinh viên được cung cấp kiến thức, kỹ năng về phân tích, dự đoán, quản lý và xây dựng kế hoạch, chiến lược trong kinh doanh bằng những môn học cụ thể như: Kế toán quản trị, Quản trị marketing, Quản trị tài chính, Quản trị nhân sự, Quản trị chuỗi cung ứng…

Những kiến thức chuyên sâu luôn được xây dựng, cập nhật liên tục theo xu hướng phát triển của nền kinh tế, thị trường kinh doanh trong và ngoài nước. Sinh viên được chú trọng kiến thức quản lý trong kinh doanh, tư duy hệ thống và kỹ năng thực hành nghề  trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, doanh nghiệp, tổ chức, công ty, tập đoàn kinh tế đa quốc gia.

Đây cũng là một trong những hướng đào tạo thiên về quản lý trong ngành quản trị kinh doanh mà thí sinh có thể lựa chọn, với mong muốn trở thành một nhà quản lý chuyên nghiệp sau này. 

Chia sẻ về ngành Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Kinh tế quốc dân

Học ngành quản trị kinh doanh ở đâu?

Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều trường đào tạo ngành này. Và mỗi trường có những định hướng đạo tạo khác nhau để các bạn lựa chọn. Sau đây là danh sách đào tạo ngành quản trị kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam:

  • ĐH Kinh tế quốc dân
  • Đại học Ngoại thương Hà Nội
  • Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Học viện Ngân hàng
  • Học viện Tài Chính
  • Đại học Thương mại
  • Đại học FPT
  • Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
  • Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chính Minh
  • Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Lựa chọn ngành quản trị kinh doanh sẽ mang đến nhiều cơ hội việc làm cho các bạn, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Khi theo học ngành này bạn sẽ có cơ hội trở thành: Chuyên viên marketing, chuyên viên kinh doanh, nhân viên phòng kế hoạch, nhân viên phòng hỗ trợ, giao dịch khách hàng... Hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn đã hiểu phần nào về ngành quản trị kinh doanh. Nếu bạn có đam mê với ngành này bạn hãy đầu tư kiến thức ngay từ hôm nay để có khởi đầu nghề nghiệp vững vàng.