Chích 1 liều vaccine covid có hiệu quả không

Covid-19: Đã tiêm vaccine vẫn có thể nhiễm bệnh, làm lây bệnh

Chích 1 liều vaccine covid có hiệu quả không
Chích 1 liều vaccine covid có hiệu quả không

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Không có bằng chứng nào cho thấy bất kỳ loại vaccine phòng tránh Covid-19 nào hiện nay có thể giúp tránh nhiễm bệnh hoàn toàn - và điều này ảnh hưởng tới mong muốn tạo miễn dịch cộng đồng.

Đó là ngày 17/06/2009. Một cậu bé 11 tuổi từ Anh bay trở về Mỹ - và vô tình mang theo một thứ trong cơ thể.

Đại dịch Covid-19 khiến thói hay quên trở nên trầm trọng hơn?

Tại sao khó tìm ra thuốc chữa trị virus corona?

Những điều ta đã biết và còn chưa biết về đại dịch Covid-19

Cuối tuần đó, khi đang tham dự khóa học giáo lý ở Hạt Sullivan, New York, cậu bị triệu chứng sưng phù tuyến nước bọt. Cậu bé đã bị quai bị, căn bệnh hô hấp lây truyền do tiếp xúc với giọt bắn trong không khí.

Trong khi đó, khóa học giáo lý vẫn tiếp tục. 400 đứa trẻ khác cùng tham dự dành nhiều giờ mỗi ngày tương tác và trao đổi trực tiếp với nhau trong thời gian kéo dài - đặc biệt, một bài học trong Chính Thống Giáo Do Thái đòi hỏi người học ngồi đối diện với bạn học, gọi là chavrusa, ở cùng một bàn học hẹp, khi phân tích và thảo luận về lời răn trong pháp điển Do Thái Talmud.

Đến khi chương trình kết thúc, có 22 em khác nhiễm bệnh, cùng với ba người lớn.

Khi các em học sinh này về nhà, virus đã lây khắp Brooklyn và Rockland County, sau đó lây tới Ocean County và Orange County.

Tổng kết đợt dịch bùng phát kéo dài một năm, ít nhất 3.502 người đã nhiễm bệnh.

Khi các nhà khoa học phân tích xem điều gì đã xảy ra, họ cho rằng cách ngồi học chavrusa có thể đã khiến "virus quai bị lây lan cực kỳ hiệu quả".

Nhưng điều có vẻ đáng ngạc nhiên nhất trong vụ việc này đó là người siêu lây nhiễm lại là người đã chích đủ các loại vaccine ngừa sởi, quai bị và rubella (MMR).

Có vẻ như cậu bé có một số khả năng miễn dịch - như những bạn khác đã chích ngừa, cậu có triệu chứng bệnh khá nhẹ và không bị biến chứng - nhưng cậu vẫn có thể nhiễm virus và lây cho người khác.

Trong thực tế, hầu hết các loại vaccine không bảo vệ ta hoàn toàn khỏi nguy cơ nhiễm bệnh, dù chúng có thể khiến triệu chứng không xuất hiện.

Kết quả là người đã chích ngừa không biết họ mang mầm bệnh và làm lây lan sang người khác.

Đôi khi, họ là nguồn gây bùng phát dịch bệnh.

Miễn dịch 'hiệu quả' và miễn dịch 'khử trùng'

Có hai kiểu miễn dịch mà bạn có thể đạt được nhờ chích ngừa.

Một loại gọi là miễn dịch "hiệu quả", nghĩa là có thể ngăn cản mầm bệnh, không cho bệnh tình trở nặng, nhưng không thể ngăn ngừa được việc cơ thể bị nhiễm bệnh hoặc làm lây lan sang người khác.

Chích 1 liều vaccine covid có hiệu quả không
Chích 1 liều vaccine covid có hiệu quả không

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Israel đã chích ngừa hơn nửa dân số vào cuối tháng Giêng, khiến cho nước này trở thành địa điểm tốt để nghiên cứu vaccine hiệu quả ra sao với vấn đề ngăn ngừa lây nhiễm

Loại kia là "miễn dịch khử trùng", có nghĩa là ngăn cản hoàn toàn không cho tình trạng lây nhiễm xảy ra, và thậm chí ngăn chặn được cả các ca bệnh không triệu chứng.

Lý do khiến một số người không bao giờ mắc Covid-19

Tiến hành xét nghiệm virus corona khó, dễ tới đâu?

Covid-19: Các biến thể mới có 'qua mặt' được vaccine?

Chống Covid-19 bằng vaccine hay miễn dịch cộng đồng?

Kiểu miễn dịch thứ hai là điều mà mọi nghiên cứu vaccine đều khao khát và tìm cách vươn tới, nhưng hiếm khi đạt được.

Lấy bệnh viêm màng não làm ví dụ.

Với loại viêm màng não do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra, có nhiều loại vaccine cho hàng chục chủng vi khuẩn khác nhau.

Ba loại vaccine được tiêm ở Mỹ gồm có MCV4, MPSV4 và MenB - có thể giúp ngăn ngừa 85-90% số ca bệnh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cho thấy việc tiêm vaccine vẫn khiến người đã tiêm có thể mang vi khuẩn gây bệnh.

Vi khuẩn có thể ẩn trong mũi hay ở phần cuối khoang họng, từ vị trí đó chúng có thể lây lan qua người khác khi người bệnh hắt hơi, ho, hôn hoặc hút thuốc chung và xài dao nĩa chung.

Trong một nghiên cứu tiến hành trên sinh viên đại học ở Anh Quốc, vaccine không hiệu quả trong bốn tuần sau khi tiêm với một tỷ lệ những người mang mầm bệnh.

"Hai loại vaccine viêm màng não có thể có hiệu ứng rất khác nhau về việc người được tiêm có làm lây bệnh hay không," Keith Neal, giáo sư danh dự về dịch tễ học tại Đại học Nottingham cho biết. "Nhưng chỉ có một phần nhỏ số người có vi khuẩn sẽ phát triển thành bệnh viêm màng não [trong cộng đồng đã tiêm ngừa đầy đủ] vì họ đã có miễn dịch với bệnh."

Bạn vẫn có thể nhiễm bệnh ho gà, viêm gan B, quai bị và (thông thường, nhưng không hẳn lúc nào cũng đúng, là) bệnh cúm, bất kể bạn đã chích ngừa hay chưa - tuy nhiên việc tiêm chủng cực kỳ hiệu quả trong việc giúp ta tránh được tình trạng bệnh trở nặng hoặc phải nhập viện.

Cách hoạt động của 'miễn dịch khử trùng'

Dù miễn dịch hiệu quả thường có được nhờ sự kết hợp của các tế bào bạch cầu - như tế bào B và T - cùng với kháng thể, nhưng miễn dịch khử trùng thường là về phần kháng thể.

Covid-19 và mối nguy hiểm chết người: Khi cơ thể tự tấn công bản thân

Những người có hệ miễn dịch chống được Covid-19

Nhiễm Covid-19 sẽ bị tổn thương não nghiêm trọng?

Cụ thể là, nó phụ thuộc vào kháng thể trung hòa, bảo vệ cơ thể khỏi mầm bệnh nhờ vào khả năng bám lên bề mặt bên ngoài và tránh không cho chúng tương tác với mục tiêu nhắm đến, như các tế bào nằm trong mũi, cổ họng hoặc phổi.

Trong trường hợp Covid-19, kháng thể trung hòa nhận biết được virus sẽ bám vào protein gai trên bề mặt virus, là bộ phận mà virus sử dụng để xâm nhập vào các tế bào.

Để đạt được khả năng miễn dịch khử trùng, vaccine phải kích thích đủ số lượng kháng thể này để bắt lại được bất kỳ mảnh tế bào virus nào lọt vào cơ thể và nhanh chóng vô hiệu hóa chúng.

Các loại vaccine Covid-19 đem lại kiểu miễn dịch nào?

"Nói ngắn gọn là chúng ta không biết, vì chúng quá mới," Neal nói.

Cho đến nay, các loại vaccine ngừa Covid-19 đã có vẫn chưa được đánh giá về khả năng tránh lây nhiễm - dù giờ đây tiêu chí này đang được đánh giá với nhiều loại vaccine.

Thay vào đó, tính hiệu quả của các loại vaccine này được đánh giá bằng cách xem xét xem liệu nó có thể ngăn ngừa để các triệu chứng không trở nên nghiêm trọng hơn hay không.

"Điều đó có nghĩa là ta lập mục tiêu khá thực dụng," Danny Altmann, giáo sư về miễn dịch tại Trường Imperial College London cho biết.

Các nhà khoa học đã biết kháng thể trong cơ thể người phát triển sau khi bị nhiễm Covid-19 không hẳn lúc nào cũng giúp họ tránh bị tái nhiễm bệnh.

Một nghiên cứu tiến hành với nhân viên y tế ở Anh cho thấy là những người đã có kháng thể vào thời điểm nghiên cứu bắt đầu - được cho là từ lần nhiễm bệnh trước - có 17% khả năng nhiễm bệnh lần hai.

Khoảng 66% số các ca này là không có triệu chứng, nhưng vấn đề là người ta cho rằng một người không có triệu chứng vẫn có nguy cơ làm lây virus cho người khác.

"Với virus như loại này, tôi gần như nghĩ rằng đòi hỏi nhiều như vậy với vaccine là quá mức," Altmann cho biết. "Cực kỳ, cực kỳ khó đạt được."

Đáng mừng là, đây không hẳn là phần kết của câu chuyện.

Có một số chỉ dấu từ sớm cho thấy một số loại vaccine có thể giảm thiểu khả năng lây bệnh, thậm chí chúng có thể loại bỏ hoàn toàn chuyện lây nhiễm.

Một cách mà nó có thể làm là giảm thiểu số lượng tế bào virus trong cơ thể người.

"Có vẻ như là nếu vaccine giúp mọi người ít bệnh hơn, thì họ cũng sinh ra ít virus hơn, và vì vậy sẽ khó lây nhiễm hơn, nhưng đó chỉ là lý thuyết," Neal nói.

Người ta cũng khó mà chứng minh được khả năng miễn dịch khử trùng.

Vì hầu hết các thử nghiệm lâm sàng không kiểm tra xem liệu vaccine có ngăn ngừa được tình trạng lây nhiễm hay không, các nhà khoa học hiện vẫn đang xem liệu chúng có tác động gì hay không tới tỷ lệ lây nhiễm ở những nơi đã tiêm ngừa rộng rãi.

Ở Anh Quốc, bạn có thể trông đợi là nếu vaccine có hiệu quả thì tình trạng bùng dịch ở nhà dưỡng lão sẽ khó xảy ra hơn - đây là những nơi hiện đang được ưu tiên chích ngừa.

Nhưng đây cũng là vấn đề.

"Có hai yếu tố," Neal nói. "Chúng ta có biện pháp phong tỏa và tiêm ngừa. Vì vậy thực ra khó mà tách biệt chúng được. Liệu đó là nhờ vaccine hay là nhờ phong tỏa, cách ly, hay là nhờ sự phối hợp của cả hai?"

Đây là những gì hiện ta đã biết về khả năng của vaccine trong giảm thiểu lây nhiễm bệnh. (Nhưng trước hết, để tránh gây hiểu lầm, chúng tôi sẽ không đề cập đến thông tin về khả năng giúp tránh xuất hiện triệu chứng bệnh hay bảo vệ người không bị bệnh trong bài viết này.)

Oxford-AstraZeneca

Quay lại thời gian tháng Bảy năm ngoái, một nghiên cứu về hiệu quả của loại vaccine này trên loài khỉ rhesus cho thấy một số kết quả khả quan - đây là loài động vật có cấu trúc phổi tương tự con người.

Người ta phát hiện những con khỉ không bị tình trạng bệnh trở nặng, nhưng vaccine không giúp chúng tránh bị nhiễm bệnh Covid-19.

Những con khỉ đã tiêm ngừa bị nhiễm bệnh tương tự như những con chưa tiêm, dù chúng có ít tế bào virus trong phổi hơn so với nhóm chưa tiêm.

Nhóm tác giả ghi chép rằng kết quả nghiên cứu của họ cho thấy vaccine có thể không giúp ngăn cản tình trạng lây lan virus, "tuy nhiên, nó có thể giúp giảm tình trạng ốm bệnh đáng kể".

Tua nhanh đến giai đoạn thử nghiệm thứ III, và bức tranh trở nên phức tạp hơn.

Điều khác thường là việc thử nghiệm trong giai đoạn này không chỉ là vaccine Oxford-AstraZeneca hoặc giả dược được đem chích hai liều cho người tham gia thử nghiệm hai liều - mà trong trường hợp này, giả dược chính là vaccine phòng bệnh viêm màng não - rồi sau đó những người tham gia thử nghiệm được theo dõi xem có tiến triển bất cứ triệu chứng nào nhiều tuần sau đó không.

Thử nghiệm này cũng cần có thêm một bước yêu cầu người tham dự làm xét nghiệm lấy dịch từ mũi và cổ họng mỗi tuần, để xét nghiệm xem có xảy ra tình trạng nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng hay không.

Theo các kết quả được công bố vào tháng 1/2021, vaccine có hiệu quả 59% trong việc tránh nhiễm bệnh với những người được tiêm ngừa đầu tiên là nửa liều, sau đó là một liều - nhóm này cũng trẻ hơn độ tuổi trung bình của những người dự thử nghiệm nghiên cứu.

Tuy nhiên, trong số những người nhận được hai mũi tiêm đầy đủ, con số này giảm xuống chỉ còn 4%. Nghiên cứu không xem xét liệu vaccine có gây ra tác động ra sao đến số lượng phân tử virus trong phổi bệnh nhân.

Các tác giả giải thích rằng dù số lượng lây nhiễm giảm xuống - vì vậy khả năng truyền bệnh cũng giảm theo - là khá hứa hẹn trong nhóm chỉ tiêm nửa liều, nhưng vẫn cần thêm dữ liệu để xác nhận kết quả nghiên cứu này.

Bước tiến mới nhất là một nghiên cứu được xuất bản trước khi in vào ngày 1/2, cho thấy kết quả nghiên cứu thêm một tháng với những bệnh nhân tham gia thử nghiệm.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy vaccine đã giúp giảm số lượng ca bệnh đến 67% với các ca bệnh có hàm lượng virus mà người ta có thể xét nghiệm ra được sau một liều vaccine, và nghiên cứu viết rằng điều này cho thấy "tiềm năng giảm thiểu đáng kể tình trạng lây nhiễm".

Pfizer-BioNTech

Hiện vẫn chưa có bằng chứng chắc chắn nào để có thể kết luận vaccine Pfizer-BioNTech có thể giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm virus corona - và do đó, giúp ngăn tình trạng lây lan. Nhưng có một số dấu hiệu ban đầu cho thấy nó có thể.

Đầu tháng Giêng, giám đốc điều hành của Pfizer, Albert Bourla, cho biết một nghiên cứu trên động vật cho thấy vaccine này bảo vệ đáng kể giúp tránh lan truyền virus, nhưng kết quả này vẫn chưa được chứng minh trên người.

Sau đó, một khảo sát nhỏ ở Israel cho thấy trong số 102 nhân viên y tế đã được tiêm hai liều vaccine, chỉ có hai người có hàm lượng kháng thể "thấp". 98% số người còn lại có nhiều kháng thể hơn người đã nhiễm Covid-19.

Kết quả này được công bố trong một thông cáo báo chí, trích lời người lãnh đạo nhóm nghiên cứu quan sát cho thấy đây là phản ứng miễn dịch mạnh, có thể giúp người tránh trở thành vật chủ lây truyền bệnh.

Tuy nhiên, vẫn còn một số lý do khiến ta nên cảnh giác khi diễn giải những nghiên cứu này, vì đây là nghiên cứu ở quy mô nhỏ và thực tế là nghiên cứu này chưa được xuất bản trên một tạp chí khoa học có qua kiểm định của giới chuyên gia đồng đẳng.

Gần đây hơn, Bộ Y tế Israel quan sát các ghi nhận về sức khỏe của một triệu người ở quốc gia này, và nhận thấy - một tuần sau khi tiêm ngừa đầy đủ - chỉ có 317 người trong số 715.425 người dương tính với virus corona.

Một lần nữa, đây không phải thử nghiệm lâm sàng - không có nhóm nào được kiểm soát mà chưa tiêm ngừa, và tác dụng có thể đạt được lf vì một số yếu tố khác, như tác động của quá trình phong tỏa, cách ly áp dụng từ tháng 12.

Nhưng tỷ lệ lây nhiễm đã giảm đáng kể so với ở nơi khác (là 0,04%, so với tỷ lệ lây nhiễm ước tính ở Anh là 1,87% trong tuần cuối ngày 23/1).

Chích 1 liều vaccine covid có hiệu quả không
Chích 1 liều vaccine covid có hiệu quả không

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Cho đến nay, vaccine ngừa Covid-19 vẫn chưa được đánh giá chính thức về khả năng ngăn chặn tình trạng lây nhiễm Covid-19

Một nghiên cứu do cơ quan y chăm sóc sức khỏe trong nước của nước này - Maccabi Healthcare Service - tiến hành cũng cho thấy kết quả khả quan tương tự.

Trong số 163.000 người được tiêm đủ liều vaccine, chỉ có 31 người nhiễm bệnh, so với 6.500 người nhiễm trong nhóm tương đương mà chưa tiêm ngừa.

Moderna

Dù thử nghiệm của hãng Moderna không tập trung vào việc xem vaccine có ngăn ngừa được tình trạng lây nhiễm hay không, nhưng người tham dự cũng được kiểm tra xem họ có nhiễm Covid-19 không trước khi được tiêm liều thứ nhất và thứ hai - nghĩa là người ta có thể so sánh tỷ lệ lây nhiễm trong các nhóm này.

Tính tổng thể thì có 14 người dương tính với virus sau khi tiêm ngừa mũi thứ nhất, so với 38 người chỉ được tiêm giả dược.

Điều này cho thấy vaccine có thể giúp ngăn chặn khoảng 2/3 số ca nhiễm không có triệu chứng sau liều tiêm đầu tiên.

Tuy nhiên, nghiên cứu tức thời này cũng có giới hạn - số người bị dương tính khá nhỏ, vì vậy con số ước tính có thể không hoàn toàn chính xác.

Nghiên cứu này được công bố trong một tóm tắt nộp cho FDA, và đến giờ vẫn chưa được bình duyệt bởi các chuyên gia đồng đẳng.

Novavax

Vaccine này tính đến đầu tháng 2/2021 vẫn chưa được cho phép sử dụng ở bất cứ nơi nào trên thế giới - và giống như các loại khác, nó chưa cho cho thấy bức tranh toàn diện về khả năng chống nhiễm bệnh hoặc tránh lan truyền bệnh ở người.

Nhưng vào tháng 11, một số kết quả ban đầu khiến giới khoa học phấn khích.

Công ty phát triển loại vaccine này tiết lộ rằng vaccine đã giúp tránh hoàn toàn không cho virus lây lan trong thử nghiệm trên khỉ rhesus khi chúng được tiêm liều cao đủ mức.

Kết quả xếp vaccine này vào nhóm vaccine đặc biệt có thể tránh lây lan không có triệu chứng hoàn toàn ở các loại linh trưởng khác - đây được coi như tín hiệu đầy hứa hẹn, vì chúng có cấu trúc hệ hô hấp tương tự con người.

GIờ đây các nhà khoa học đang đợi xem liệu loại vaccine này có thể giúp người đạt được miễn dịch khử trùng hay không.

Miễn dịch cộng đồng không hoàn toàn

Không may là, khả năng của vaccine trong việc tránh lây nhiễm không chỉ ảnh hưởng đến việc cần áp dụng quy định giãn cách xã hội đến bao giờ - mà nó còn có ảnh hưởng đến tình trạng miễn dịch cộng đồng.

"Nếu các loại vaccine không hoàn toàn ngăn chặn được lây nhiễm, thì số người cần phải tiêm ngừa phải gia tăng mới có thể thực sự đạt được mức có thể miễn dịch cộng đồng và giảm số ca nhiễm xuống gần mức bằng không," Michael Head, nhà nghiên cứu cao cấp về sức khỏe toàn cầu tại Đại học Southampton cho biết.

Ông giải thích rằng hiện vẫn chưa rõ mức độ có thể đạt được miễn dịch cộng đồng ra sao, vì hiện vẫn chưa đạt được dù qua lây nhiễm tự nhiên hay nhờ vaccine.

Chích 1 liều vaccine covid có hiệu quả không
Chích 1 liều vaccine covid có hiệu quả không

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Khi càng nhiều người được tiêm ngừa, các nhà khoa học hy vọng sẽ ít người dương tính với Covid-19 hơn ở nhà dưỡng lão

Miễn dịch cộng đồng là sự bảo vệ gián tiếp để tránh bệnh truyền nhiễm mà một nhóm dân cư đạt được khi có đủ số người miễn dịch.

Ngưỡng cần thiết để đạt miễn dịch cộng đồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như chỉ số lây nhiễm của virus, hay còn gọi là "R" - số người bị nhiễm từ mỗi người mang virus - và con số này cũng khác xa nhau.

Một số yếu tố tác động đến con số sau như, bạn sống ở nơi nào trên thế giới, biến thể virus lây lan trong cộng đồng, và điều kiện ở địa phương, ví dụ như phong tỏa cách ly.

Điều này có nghĩa là, thậm chí dù là nhà khoa học biết nhiều hơn, thì vẫn không có ngưỡng chính xác nào cho miễn dịch cộng đồng có tác dụng ở tất cả các nơi - nhưng người ta có thể ước chừng con số đó có thể là bao nhiêu.

Chẳng hạn, một tính toán cho thấy để vaccine có thể loại bỏ hoàn toàn tình trạng lây nhiễm, 60-72% dân số phải được tiêm ngừa để có thể đạt được miễn dịch cộng đồng hoàn toàn.

Nhưng nếu vaccine chỉ đạt mức độ hiệu quả khoảng 80%, thì phải 75-90% dân số cần phải được chích ngừa.

Con số này có khả năng cao hơn tham vọng chích ngừa của nhiều quốc gia.

Anh Quốc đang nhắm đến chích ngừa cho tất cả người lớn vào tháng Chín, tương đương khoảng 51-67,5 triệu người - tức là 75% dân số.

Đó là trong tình huống giả định là tất cả người lớn ở quốc gia này đều sẵn lòng đi chích ngừa, và đủ khỏe mạnh để có thể chích.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà khoa học không kỳ vọng loại bỏ được virus hoàn toàn. Hiện thời, mục tiêu là giảm khả năng lây lan xuống càng thấp càng tốt.

"Thậm chí nếu bạn tiêm vaccine thì vẫn còn số lượng khá lớn người dễ nhiễm bệnh ngoài kia," Head cho biết. "Vì vậy ta vẫn sẽ thấy tình trạng bùng dịch xuất hiện. Tôi nghĩ dịch sẽ có thể thu hẹp ở địa phương, nhưng chúng vẫn gây lo lắng và gây gánh nặng bệnh tật."

Một số nhà khoa học tranh luận rằng tập trung vào việc tránh lây nhiễm là dễ gây hiểu nhầm, vì một khi có đủ số người tiêm ngừa, thì dù họ có thể vẫn lan truyền virus, điều đó cũng không còn quan trọng nữa - mọi người đều đã có khả năng miễn dịch rồi.

Tuy nhiên, điều này có thể cực kỳ quan trọng với những người không thể chích ngừa, chẳng hạn vì họ đang mang thai, họ còn quá trẻ hay sức khỏe quá yếu.

Cho đến khi có câu trả lời, có lẽ tất cả chúng ta nên nhớ đến câu chuyện cậu bé bị quai bị 11 tuổi - và cần hành xử như thể ta vẫn chưa được tiêm ngừa, dù ta đã chích rồi.

Zaria Gorvett là phóng viên cao cấp của BBC Future và có tài khoản Twitter ở @ZariaGorvett.

Lưu ý: Bài tiếng Anh được đăng từ 3/2/2021 và do đó các số liệu nêu trong bài là chính xác và được cập nhật đến thời điểm đó.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.