Chiếc lá cuối cùng của ohenri là lá gì năm 2024

+ Văn chương đích thực dù biến hóa muôn hình nghìn vẻ vẫn luôn đứng trên một cái thế chân kiềng tư tưởng, nghệ thuật, ngôn ngữ, nó là một hợp chất tư tưởng - nghệ thuật - ngôn ngữ, và đòi hỏi người sáng tác cũng như người nghiên cứu có cách khai thác có hiệu quả nhất các mặt bản chất đó, tùy theo yêu cầu của thời đại và tài năng, sở trường của mỗi người.

+ Đứng trước tình trạng bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội lan tràn, sự suy thoái về đạo đức và sự vô cảm của con người ngày càng đáng lo ngại, tự nhiên tôi nghĩ đến văn chương, nghĩ đến tác dụng “cứu rỗi” của văn chương, mặc dù tôi cũng như không ít người đã nhiều lần nhận chân khá rõ cái khó khăn của văn hóa đọc và sự bất lực của văn chương trong thế giới xô bồ và đầy hiểm họa hiện tại.

+ Đương nhiên văn chương cũng như nghệ thuật không thể thay thế cho kinh tế,chính trị và những lĩnh vực quan trọng khác của đời sống xã hội. Nhưng, ngược lại, cũng không một lĩnh vực nào có thể thay thế được văn chương trong việc giúp con người hiểu cuộc sống và hiểu chính mình, sống có tình thương, có đạo lý, có văn hóa, vượt qua cái tầm thường, phàm tục, giả dối, để thăng hoa, để ước mơ, vươn đến chân, thiện, mỹ.

+ Qua văn chương, con người cảm nhận và ý thức được cái đẹp, sự hài hòa, sự sống, tiếp cận và tự nâng mình lên với những tư tưởng, tình cảm cao đẹp, sâu sắc, tinh tế, được bồi dưỡng về ngôn ngữ, thứ ngôn ngữ phong phú, sinh động, giàu sức biểu cảm nhất của dân tộc. Đối với cộng đồng cư dân văn hóa nào cũng vậy, văn chương có một ý nghĩa cực kỳ to lớn là vì thế. Đối với nước ta là “một nước thơ”, như Ngô Thời Nhậm từng khẳng định, thì chân lý này càng hiển nhiên. Rõ ràng văn chương, mà trước hết là thơ, là phần có giá trị bậc nhất trong di sản tinh thần của dân tộc ta. Người Việt không chỉ hôm qua mà cả hôm nay nữa đã gửi vào văn chương cả kinh nghiệm sống, tình yêu, khát vọng, cả đạo đức, triết học, tín ngưỡng của mình. Cho nên, muốn biết ông cha chúng ta đã sống như thế nào, đã nhắn gửi những gì cho các thế hệ mai sau, cũng như muốn biết con người Việt Nam trong thời đại này đang buồn vui, lo lắng, đau khổ, hi vọng ra sao, thì rất cần đọc thơ văn Việt Nam.

+ Những tác phẩm chứa đựng giá trị nhân văn, tức giá trị toàn nhân loại, xem con người là mục đích cao nhất. Quan niệm lấy con người làm gốc, xem con người không phải là con vật nhưng cũng không phải là thần thánh, từ đó mà thái độ khoan dung, cảm thông đối với con người.

Giá trị nhân văn trong văn học Việt Nam đạt đến đỉnh cao với trào lưu nhân văn chủ nghĩa nữa cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, có thể nhìn thấy hình ảnh con người cá thể, cô đơn ý thức về con người mình, nỗi khát khao tự do yêu đương và tình yêu nhục thể, đối nghịch với không khí ngột ngạc và suy đồi về phong hóa dưới xã hội đương thời. Ví dụ: Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du, Thơ của Hồ Xuân Hương.

- Giới hạn trong việc phản ánh đời sống của văn chương – nghệ thuật:

+ Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng, chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.

+ Văn học và đời sống có một mối quan hệ gắn bó, mật thiết và chặt chẽ. Cả hai phải luôn tồn tại song song nhau và bổ trợ cho nhau. Văn học lấy chất liệu từ đời sống để khám phá, tái hiện và nâng cuộc sống lên một tầm cao mới, để tìm đến những giá trị chân- thiện- mĩ của cuộc đời.

+ Hiện thực trong văn chương được tái hiện qua chất liệu ngôn từ nên giới hạn trong việc phản ánh đời sống của văn chương – nghệ thuật là do giới hạn của việc sử dụng chất liệu. Khi ngôn ngữ trở nên bất lực, tác phẩm cất tiếng bằng lời của trái tim nghệ sĩ.

+ Văn chương luôn luôn trẻ trung, mới mẻ. Ở các nhà văn trẻ, sức trẻ và niềm khao khát cái mới như được nhân đôi. Sáng tạo văn chương là một chọn lựa tự nguyện đầy hứng thú, say mê, nhưng cũng là một nghề đòi hỏi nhiều công phu, lao tâm, khổ tứ, nghề “phu chữ”, nói theo cách của nhà thơ Lê Đạt, mà văn chương đâu phải chỉ là chữ mà là chữ nghĩa, lo việc chữ đã khó mà lo việc chữ nghĩa càng khó hơn. Hay nói như Nam Cao, đây là nghề “chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Bàn về nghề văn, Thạch Lam nhấn mạnh: “Làm thợ, đi buôn còn phải khó nhọc, còn phải học nghề, tại làm sao viết văn lại không phải học, không phải cố”. Thừa nhận vai trò quan trọng của cảm hứng trong nghề văn, Thạch Lam luôn nhắc lại ý kiến của Dostoevski rằng “chỉ có những cảm hứng là đến đột ngột, hẳn một lúc, còn ngoài ra là công việc nhọc nhằn cả”. Nói đến thành công, giá trị trong nghề văn, Thạch Lam quả quyết: “Chỉ những nhà văn không chạy theo thời, không nghe theo tiếng gọi của sự háo hức, hám danh, sự chiều lòng công chúng, mà biết đi sâu vào tâm hồn mình, phát hiện ra những tính tình, cảm giác thành thực, tức là tìm thấy tâm hồn mọi người qua tâm hồn chính mình, mới có thể tạo được những giá trị bền vững, mới có thể đi đến chỗ bất tử mà không tự biết”. Quả đúng văn chương là vậy, nghề văn là vậy.

2. Chứng minh

Học sinh chọn tác phẩm và chứng minh để làm sáng tỏ hai ý chính trong phần giải thích. Chú ý nhấn mạnh đến những giá trị nhân văn cao đẹp mà văn chương hướng tới.