Chiếc thúng cái nghĩa là gì

Cái thứ tròn xoay mới nhìn thấy rất… vô lý, không khí động học gì cả, nhưng động gặp sóng gió mới thấy nó hay. Sóng đánh ngược xuôi gì cũng mặc, cứ gật gù mà ngồi trên sóng. Khó lật được nó lắm, mà nếu có bị lật thì ngay giữa sóng gió một người thôi cũng là đủ để lắc vài cái rồi có thể trèo lên ngồi lại, tiếp tục cưỡi sóng như đùa vậy. 

Ra biển khi một tàu lớn chạy tạt ngang, thuyền dài nhỏ rất dễ “uống nước” nhưng thúng chai vẫn bồng bềnh. Có mái chèo đi, không mái chèo cũng vẫn… đi. Đi theo kiểu lắc, như mấy cô gái tuổi đôi mươi lúc lắc cái hông cho xung quanh tròn xoe mắt nhìn mà ngưỡng mộ vậy. Muốn lắc thúng, hai chân đứng vững ở bụng thúng, hai tay nắm chặt vành thúng, người hơi chồm về hướng cần đến, mông và hai vai lắc mạnh, lượn theo nước mà nhịp nhàng lướt tới. Lắc thúng chai mê lắm, nếu quen thì không mệt, lại thêm dẻo. Chèo thúng chai cũng theo một kiểu lạ, khác hẳn chèo thuyền. Mái chèo cắm thẳng xuống nước… nguẩy nguẩy, nhìn như đùa mà chạy nhanh đáo để.

Thúng chai – vật bất ly thân của các tàu cá

Có người ví thúng chai là “trí khôn biển Việt”, một phương tiện đặc trưng trong khai thác thủy sản của ngư dân Việt Nam. Thúng chai có vai trò như là “cánh tay” của ngư dân, thuyền “con” của thuyền “mẹ” nên luôn là vật bất ly thân của các tàu cá. Riêng tàu đánh bắt xa bờ phải thường trực 5 – 10 thúng chai, nó cũng là phương tiện thoát hiểm hữu hiệu khi tàu có sự cố. Trên biển khi sóng đến cấp 5 thì loại thuyền dài dưới 10 mét coi như… cái lá, sóng quật cho lăn lóc. Riêng cái thúng chai thì không đầu, không đuôi cũng chẳng thân, sóng đánh hướng nào cũng là thuận, hất lên lại tụt xuống, như quả bóng trên sóng vậy. Khi dông bão, thuyền gặp nạn giữa biển khơi, thuyền khác đến cứu, đố dám cặp mạn, cách hữu hiệu nhất là chiếc thúng, chuyền sang nhau.

Vào các đảo đá nổi chìm ở Hoàng Sa, Trường Sa, không gì bằng thúng chai. Khó nhất là vượt lớp sóng ở chân đảo. Đảo đá, thành dựng đứng, sóng vỗ vào dội ngược ra, với tàu thuyền thông thường qua lớp sóng này không khác gì vượt cửa tử, còn thúng chai thì vô. Cứ dập dềnh vài cái là qua, như trò đùa vậy. Qua lớp sóng bìa đảo đến lớp đá dài hàng cây số lởm chởm, với ca nô hay thuyền nhỏ xoay sở để không mắc, không va đến vỡ, thủng cũng không dễ còn cái thúng thì… cứ xoay xoay lắc lắc, dích dắc mà đi. Chặng đường chinh phục biển khơi của ông cha ta, chiếc thuyền mê nan, chiếc thúng chai như là đặc hữu để vào được các đảo nhỏ ở Hoàng Sa, Trường Sa. Không biết các nước khác khi “đòi” Hoàng Sa, Trường Sa họ có chỉ ra được cách ngư dân nước họ vào đảo thế nào không, chứ ngư dân Việt cái thúng chai là đủ để bất kỳ ai cũng phải tâm phục khẩu phục. Nó như minh chứng sống về phương tiện, công cụ lao động đặc hữu trên những vùng biển đảo đầy sóng gió và đá ngầm này.

Thuyền thúng – phương tiện lao động đặc hữu trên những vùng biển đảo đầy sóng gió và đá ngầm – Ảnh: Xuân Trường

——-

Thúng chai hiện diện lần đầu tiên trên đất Thái Lan cuối năm 2011, trong đợt lũ lụt kéo dài lịch sử ở nước này. Ông Võ Văn Kin [Năm Kin, 55 tuổi, ở phường 6, Tuy Hòa, Phú Yên] là người đưa nó vào đất Thái.

Nguyên cớ đi Thái của ông Kin là từ một người thông gia trong họ, thạc sĩ Ngô Văn Thanh [tư vấn Công ty Đông Dương, TP Hồ Chí Minh]. Ông Thanh cũng là người Phú Yên, từng nhiều năm du học tại Thái Lan và hiện có nhiều người bạn là trí thức, doanh nhân Thái đang làm việc tại Việt Nam.

Có mặt tại thủ đô Bangkok, Năm Kin bắt tay ngay vào việc “biểu diễn” thúng chai tại cơ quan đăng kiểm Thái Lan, sau đó là tại Hội Chữ thập đỏ Bangkok, “cầm tay chỉ việc” cho hàng loạt “cán bộ” và ngư dân Thái,… Lúc nào thúng chai và Năm Kin xuất hiện là người xem như hội, cổ vũ như… bóng đá quốc tế! Nhiều nhân viên Chính phủ và người dân Thái đã lần lượt leo lên… thử thúng và xin chụp ảnh với “ngôi sao” ngư dân Việt! Riêng cái vụ… lắc là khó à nghen[!], ông phải tập đi tập lại nhưng chỉ một số ngư dân mới làm theo “tạm ổn”. Thế là sau đó, thúng chai vào cuộc chống lũ lụt trên đất Thái…

Mới đây, thúng chai lại được dịp “thăng hoa” khi có người đặt hàng cùng lúc 200 chiếc để đi Tây Âu. Bà Nguyễn Kim Thoa, một người làm du lịch tại TP Hồ Chí Minh, cho biết: cũng là cái duyên khi thành người “mai mối” cho thương vụ thúng chai đi Thụy Sĩ, khi một người bạn châu Âu “am hiểu sông nước” đã nhờ tìm mua thúng chai cho một… triển lãm văn hóa.

Khi cô đơn vào biển đêm, người ngư dân còn chiều thúng chai làm bạn – Ảnh: Xuân Trường

Theo bà Thoa, cơ duyên bắt đầu khi giữa tháng 9/2011, Thụy Sĩ và Việt Nam cùng tổ chức Kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao [1971 – 2011]. Dịp này, ở thành phố Zurich [Thụy Sĩ] có tổ chức một Hội chợ làng nghề thế giới; và “đại biểu” thúng chai Việt đã được mời tham gia. Tại đây, một nghệ nhân Việt Nam đã biểu diễn sản xuất và lắc thúng chai. “Thế là bỗng nhiên khách khứa tại hội chợ đều “mê tít” từng chi tiết của việc làm ra và sử dụng loại “thuyền tròn” kỳ diệu này. Và đợt đặt hàng này là kết quả của ý tưởng nhiệt huyết của những người bạn Thụy Sĩ làm văn hóa, du lịch…” – bà Thoa nói.

Liên tiếp trong các năm qua, làng nghề thúng chai ở Tuy An đã nhận được đơn đặt hàng từ Thái Lan và Thụy Sĩ. Thế là thúng chai được dịp xuất ngoại. Đơn giản nhưng tràn nội lực, hình ảnh thúng chai đang dần lan tỏa như là một vị “đại sứ” đầy quyến rũ của biển Việt.

Ra biển khi một tàu lớn chạy tạt ngang, thuyền dài nhỏ rất dễ “uống nước” nhưng thúng chai vẫn bồng bềnh. Có mái chèo đi, không mái chèo cũng vẫn… đi. Đi theo kiểu lắc, như mấy cô gái tuổi đôi mươi lúc lắc cái hông cho xung quanh tròn xoe mắt nhìn mà ngưỡng mộ vậy.

Người thợ mộc chặt được một cây gỗ, anh làm ra 3 cái thùng.

Một thùng đựng phân gọi là “thùng phân”, mọi người đều tránh xa;

Một thùng đựng nước gọi là “thùng nước”, mọi người đều dùng nó;

Một thùng đựng rượu vang gọi là “thùng rượu”, mọi người cùng thưởng thức rượu ngon trong thùng.

Ba chiếc thùng giống nhau hoàn toàn từ chất liệu đến hình thức, nhưng vì chứa các vật chất khác nhau mà nhận được “sự đối xử” khác nhau. Cuộc đời cũng như vậy. Giá trị của chúng ta không nằm ở ngoại hình hay địa vị, mà là ở bên trong mỗi người.

Chân giá trị thực sự nằm ở tố chất có sẵn ở mỗi người, ở khả năng phát huy tiềm năng con người của anh ta. Những tố chất này được hình thành thông qua rèn luyện, kiên trì nỗ lực, phát triển cá nhân. Sau đó mang lại sự ổn định, hạnh phúc, thịnh vượng cho xã hội, đó là sự đóng góp mang tính tổng thể cho cộng đồng xã hội.

Những giá trị này do chính tố chất và bản năng của một người tự xây dựng nên, anh ta không cần phô trương danh thế, địa vị, tiền của, chức tước quyền cao. Mà chính sức ảnh hưởng của anh ta đến với bạn bè, gia đình, xã hội, nó không được mặc định bởi một người mà là một cộng đồng.

Một người có giá trị thật sự sẽ có “hữu xạ tự nhiên hương”. Giá trị của anh khiến cho người khác cũng phải kính trọng ở đức độ, đối nhân xử thế.

Thuyền thúng, vượt ngoài những giá trị là phương tiện di chuyển và đánh bắt, chúng đã trở thành biểu trưng cho sự sáng tạo của ngư dân, và nét độc đáo của nghề cá Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới.

Những chiếc thuyền thúng rải rác khắp các bờ biển từ phía Nam đến tận Đà Nẵng đã trở thành biểu tượng rất riêng của nghề biển Việt Nam. Tuy nguồn gốc vẫn chưa được biết đến rõ ràng, nhưng nhiều người tin rằng thuyền thúng là sản phẩm sáng tạo của những ngư dân trong thời kỳ Pháp thuộc. Vào thời điểm đó, người Pháp đánh thuế rất cao đối với tàu thuyền của Việt Nam, ngư dân vốn đã khó, nay lại phải gánh thêm khoảng thuế này, không lẽ phải bỏ nghề đi biển? Họ bỏ nghề biển rồi thì lấy gì mà lo cho mấy miệng ăn, thời thế đã khó mà có cái nghề lại càng khó hơn? Thế là chiếc thuyền thúng ra đời để giải quyết những cái khó của ngư dân trong thời kỳ này, nó không phải là “thuyền” theo định nghĩa của người Pháp, mà chỉ là “một chiếc thúng” lớn, đủ lớn để chở vài người và các sản vật đánh bắt, thế là người ta né được thuế thuyền mà vẫn được đi biển.

Làm thuyền thúng là một quá trình tỉ mỉ đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt

Cần phải có nhiều nghệ nhân chuyên làm thuyền thúng cùng phối hợp để cho ra đời một chiếc thuyền đạt yêu cầu. Để bắt đầu quá trình “chế tác” này, người nghệ nhân sẽ chọn những cây tre đạt yêu cầu theo kinh nghiệm [cây tre phải dễ nổi, linh hoạt trong quá trình đan và uốn nắn tạo khuôn]. Sau đó, chúng được chẻ thành các mảnh, phơi khô và cắt theo kích thước mong muốn một cách chính xác trước khi đan. Hiện nay vẫn chưa có máy móc hỗ trợ nhiều cho việc sản xuất thuyền thúng, nên chủ yếu được đan bằng tay, quá trình này đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ năng định lượng của người nghệ nhân lành nghề. Sau khi khung giỏ được hoàn thành, nghệ nhân sẽ phủ lên 2 mặt của nó bằng nhựa hoặc nhựa đường. Trong một số trường hợp, người nghệ nhân có thể sử dụng một hỗn hợp gồm phân bò và nhựa chai [loại nhựa dùng để trét thuyền] để trét dọc theo đáy thuyền nhằm chống thấm hoàn toàn. Bước cuối cùng, chiếc thuyền được phủ một lớp nhựa cây đặc biệt của địa phương trước khi đem phơi nắng.

Lão nghệ nhân lành nghề thoăn thoắt đan những nan tre đầu tiên khi làm chiếc thuyền thúng truyền thống. Ảnh Staunstrup

Ngày nay, thuyền thúng còn được sản xuất với nhiều biến thể, bởi những người ngư dân đầy sáng tạo. Các phiên bản hiện đại của thuyền thúng như sử dụng sợi thủy tinh, vải và composite để thay tre làm nguyên liệu sản xuất chính, làm cho thuyền nhẹ và bền hơn. Nhiều người có lắp cả cánh buồm hoặc động cơ để giúp họ đi xa hơn ngoài biển và tiết kiệm sức người.

Nghệ thuật điều khiển thuyền thúng

Các thế hệ ngư dân đã sử dụng thuyền thúng hơn 100 năm nay, nhờ vào kỹ thuật sản xuất và sáng tạo vượt trội của họ. Với hình dạng tròn và làm từ vật liệu nhẹ đã giúp chúng di chuyển một cách tự nhiên trên biển. Trong khi những chiếc thuyền khác di chuyển theo cách thức cắt qua mặt nước, thì thuyền thúng lại ở trên những ngọn sóng và hiếm khi bị lật. Điều này giúp cho ngư dân có thể câu cá gần bờ so với các tàu khác. Thuyền thúng lại có thể được đẩy thẳng xuống biển từ bãi cát, trong khi những con thuyền dài và nặng thường phải xuống nước khó khăn hơn và thông qua một con sông gần biển.

Nhìn những người ngư dân lành nghề điều khiển thuyền thúng, bạn đừng nghĩ rằng chúng dễ dàng chèo láy, thật ra lại khó vô cùng, để điều khiển một chiếc thuyền thúng đúng cách cần phải có nhiều thời gian hơn bạn nghĩ. Không giống như những chiếc thuyền khác, hình dạng tròn như chiếc thúng khiến chúng quay tròn nếu không biết cách điều khiển. Theo truyền thống, thì người ngư dân sẽ điều khiển chúng bằng cách vẫy một mái chèo qua lại giống như hình vòng cung. Nói thì dễ, nhưng lại rất khó đấy, bạn hãy thử một lần để trải nghiệm, nếu có dịp nhé!

Giá trị văn hóa làng biển

Thuyền thúng là một phần quan trọng trong văn hóa của các cộng đồng ngư dân ven biển Việt Nam. Ngoài là công cụ phục vụ đánh bắt, chúng còn được sử dụng như một dạng thuyền cứu sinh trong những trường hợp khẩn cấp trên biển, là phương tiện vận chuyển hiệu quả hàng hóa nhẹ và người. Các cuộc đua thuyền thúng cũng là một phần vai trò rất quan trọng và thú vị của chúng trong các hội làng ở địa phương.

Thuyền thúng không chỉ chở hàng, chở người mà còn mang giá trị chuyên chở văn hóa, lối sống và phong tục nghề cá làng biển Việt Nam.

Thuyền thúng còn là biểu tượng cho sự độc lập và sáng tạo của người ngư dân. Ngư dân hiện đại thường phải làm việc trên các tàu đánh cá lớn ngoài khơi và họ phải xa gia đình hàng tháng trời. Việc sở hữu một chiếc thuyền thúng có thể cho phép họ hoạt động độc lập và có thể tự kiếm sống. Trong nhiều trường hợp, một phần nhờ vào thuyền thúng, mà nghề câu cá đã trở thành công việc của gia đình và được truyền qua các thế hệ tương lai.

Xã hội đang ngày càng chuyển mình hiện đại hơn, nghề biển cũng ảnh hưởng ít nhiều. Trong guồng quay đó, không ít các ngư cụ hay phương tiện đánh bắt truyền thống bị đào thải khỏi đời sống vì không thể thích nghi với sự thay đổi của nghề. Nhưng đâu đó, trên các vùng biển đảo Việt Nam, ta vẫn dễ dàng bắt gặp những chiếc thuyền thúng đang úp mình trên bãi cát hoặc băng băng vượt ngọn sóng lừng. Đó là minh chứng cho sức sống mãnh liệt của văn hóa làng biển, văn hóa sử dụng thuyền thúng, chiếc thuyền tuy đơn sơ nhưng uyển chuyển thích nghi, gắn bó và tồn tại cùng người ngư dân bám biển suốt mấy đời người. 

Video liên quan

Chủ Đề