Chính quyền đô thị là gì năm 2024

Sau ba năm triển khai thực hiện chính quyền đô thị, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng xác định những tồn tại, hạn chế trong các lĩnh vực phát sinh, gồm: lĩnh vực nội vụ, tư pháp, tài chính, kế hoạch và đầu tư, tài nguyên và môi trường, quy hoạch-kiến trúc, thanh tra…

Thành phố Hồ Chí Minh nhìn nhận các văn bản pháp luật khác (ngoài Nghị quyết 131 và Nghị định 33/2021) vẫn chưa được điều chỉnh một cách hệ thống, đồng bộ, chưa có quy định cụ thể để hỗ trợ cho việc triển khai tổ chức chính quyền đô thị tại các địa phương được Quốc hội cho phép thực hiện.

Hơn nữa, thành phố là địa phương đầu tiên thực hiện ngay tổ chức chính quyền đô thị (không thí điểm) nên bước đầu của quá trình triển khai thực hiện gặp không ít lúng túng.

Số lượng công chức tại thành phố chưa phù hợp với vị trí việc làm và khối lượng công việc từng vị trí việc làm, quy mô dân số và đặc điểm an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Do đó, có ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

Khi thực hiện chính quyền đô thị, Ủy ban nhân dân quận, phường là đơn vị dự toán ngân sách, do đó Ủy ban nhân dân quận, phường khó chủ động trong công tác điều hành các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện các nhiệm vụ cấp bách, quan trọng về quốc phòng, an ninh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và nhiệm vụ phát sinh đột xuất trong năm trên địa bàn (khác với nhiệm vụ, quyền hạn đơn vị dự toán ngân sách như sở, ngành); không còn nguồn kết dư, chi khác, dự phòng, tăng thu ngân sách (nếu có).

Trường hợp có phát sinh nhiệm vụ khẩn cấp mà chưa được bố trí dự toán, Ủy ban nhân dân quận phải báo cáo Sở Tài chính để trình Ủy ban nhân dân Thành phố, Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét, giải quyết; cần có thời gian giải quyết kinh phí nên thiếu tính kịp thời và chủ động…

Tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 131, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi nhìn nhận, qua ba năm thực hiện, chính quyền đô thị đã bộc lộ nhiều bất cập. Ủy ban nhân dân Thành phố đã kịp thời phát hiện, cập nhật và có điều chỉnh một phần theo thẩm quyền của mình, tổng hợp báo cáo Chính phủ để có sự điều chỉnh ở tầm cao hơn.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố đề cập tính cấp thiết “Phải khẩn trương điều chỉnh để hoàn thiện thì mô hình chính quyền đô thị tại thành phố mới đạt hiệu quả cao nhất” và nêu bất cập về việc số biên chế ít so với khối lượng công vụ; sự phân cấp, phần quyền để đạt được mục tiêu chính quyền đô thị gọn, mạnh, nhanh, hiệu lực, hiệu quả vẫn chưa thực hiện được triệt để.

Bên cạnh đó là thiếu sự chủ động trong điều hành công tác ngân sách, đầu tư và một số quyết định hành chính khác. Đơn cử như quận, phường không được chủ động trong vấn đề thu ngân sách, kết dư ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ kiến thiết đô thị trên địa bàn. Do đó, ngoài bị động về công việc còn mất đi động lực về quản lý nhà nước trên địa bàn.

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi phát biểu tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 131 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Minh Quân

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi phát biểu tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 131 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Minh Quân

Đồng chí Phan Văn Mãi còn lưu ý đến việc thực hiện quyền làm chủ của người dân cũng cần được nghiên cứu khi không còn tổ chức Hội đồng nhân dân ở quận, phường. “Cơ chế làm sao để chính quyền trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với nhân dân để được lắng nghe nhân dân, để được nhân dân giám sát là vấn đề được đặt ra và cần hoàn thiện hơn”, đồng chí Phan Văn Mãi nhấn mạnh.

Cơ chế làm sao để chính quyền trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với nhân dân để được lắng nghe nhân dân, để được nhân dân giám sát là vấn đề được đặt ra và cần hoàn thiện hơn

Tại Hội thảo “Mô hình chính quyền đô thị-thực tiễn và giải pháp áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh” vừa diễn ra, các đại biểu đã phân tích sự đa dạng về dân số, kinh tế đặt ra nhiều thách thức đối với mô hình chính quyền đô thị, từ triển khai, áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù trong các khía cạnh quản lý như xây dựng đô thị thông minh.

Theo ông Nguyễn Đoàn Thế Hùng, Bí thư Đảng ủy phường Linh Xuân (nguyên Phó Trưởng phòng Nội vụ thành phố Thủ Đức) đã phân tích từ thực trạng tại Thủ Đức sau thời gian thực hiện mô hình mới. Hiện, các phường ở Thủ Đức có khối lượng công việc giải quyết quá lớn, tạo áp lực đối với đội ngũ cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách.

Về nguyên tắc, tinh giản bộ máy đi đôi với chất lượng, hiệu quả công việc. Chất lượng, hiệu quả công việc phải tỷ lệ thuận với chế độ, chính sách. Tuy nhiên, chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức làm việc tại phường chưa có sự khác biệt so với chính quyền cùng cấp khác.

Ông Nguyễn Đoàn Thế Hùng đề xuất, cần xem xét quy định về số lượng cán bộ, công chức và người không chuyên trách ở cấp xã theo hướng căn cứ quy mô dân số, đặc điểm địa phương để bố trí biên chế cho phù hợp thực tiễn cơ sở.

Tại sao phải xây dựng chính quyền đô thị?

Các đại biểu tham dự Hội thảo đều có chung nhận định: Xây dựng chính quyền đô thị là một yêu cầu khách quan nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, hiệu quả trong quản lý nhà nước, phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của người dân, đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị bền vững và hội nhập quốc tế ...

Chính quyền địa phương gồm những ai?

Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định”.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn ở Việt Nam là gì?

Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã. Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn.