Chọn đáp án thích hợp điện vào chỗ trong Ở đâu tre cũng Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu

[3 điểm]

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Tre xanh xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu

Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm

[Trích Tre Việt Nam – Nguyễn Duy]

Câu 1: Câu thơ nào miêu tả cây tre?

Câu 2: Hai câu thơ sau nói lên đặc điểm gì của cây tre?

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu

Câu 3: Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ sau:

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Câu 4: Từ hình ảnh của cây tre trong đoạn thơ trên, anh [chị] hãy cho biết tác giả nói về những phẩm chất gì của dân tộc Việt Nam?

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:

“… Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi.

Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những qui luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng.

Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong tâm hồn của con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.

Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhận xét mà cũng là một lời khuyên bảo chí lí của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Vì thế, mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt”.

[Trích Về việc đọc sách – Nguồn Internet]

Câu 5: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 6: Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản trên.

Câu 7: Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?

Câu 8: Nêu mục đích của người viết?

Giải câu 1, 2, 3 bài Tre Việt Nam trang 41 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 2. Em thích những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non ? Vì sao ?

Bài đọc

Tre Việt Nam

Tre xanh, 

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?

Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít, chắt dồn lâu hóa nhiều

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm.

Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau, tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người

Chẳng may thân gãy cành rơi

Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng

Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.

Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con.

Măng non là búp măng non.

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre.

Năm qua đi, tháng qua đi

Tre già măng mọc có gì lạ đâu

Mai sau,

Mai sau,

Mai sau,

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.

NGUYỄN DUY

Luỹ thành: Bờ cao, thường đắp bằng đất hoặc xây bằng gạch đá để bảo vệ khu vực bên trong [luỹ tre: hàng tre trồng rất dày làm thành rào bảo vệ]

Loigiaihay.com

Câu 1

Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam :

a] Cần cù

b] Đoàn kết

c] Ngay thẳng

Phương pháp giải:

Con đọc kĩ trong đoạn thơ

- Cần cù: chăm chỉ và chịu khó.

- Đoàn kết: Kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì mục đích chung.

- Thẳng thắn: chân thật và thẳng thắn, không gian dối, không thiên vị.

Lời giải chi tiết:

Những hình ảnh của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.

a] Cần cù:

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.

b] Những hình ảnh của tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại

Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu, tre gần nhau thêm

Thương nhau, tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người

- Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con.

c] Những hình ảnh của tre tượng trưng cho tính ngay thẳng.

- Chẳng may thân gãy cành rơi

Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng

Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay

I – CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Ai là tác giả của văn bản Cây tre Việt Nam ?

          A – Nguyễn Duy                                       C – Thép Mới

          B – Nguyễn Tuân                                        D – Tô Hoài

2. Văn bản Cây tre Việt Nam thuộc thể loại nào ?

          A – Tuỳ bút                                       C  – Nhật kí

          B – Kí                                                 D  – Phóng sự

3. Thủ pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng để miêu tả phẩm chất của cây tre là gì ?

          A – So sánh                                              C – Nhân hoá

          B – Ẩn dụ                                                 D – Hoán dụ 

4. Dòng nào không nói đúng lí do vì sao cây tre trở thành biểu tượng về đất nước và dân tộc Việt Nam trong bài Cây tre Việt Nam ?

          A – Cây tre có vẻ đẹp bình dị, thân thương

          B – Cây tre có nhiều phẩm chất quý báu

          C – Cây tre có sự gắn bó thân thiết, lâu đời với con người Việt Nam

          D – Cây tre là loại cây được trồng xung quanh làng

5. Dòng nào nói đúng phẩm chất nổi bật của cây tre ?

          A – Mãnh liệt, dẻo dai

          B – Thẳng thắn, bất khuất

          C – Gắn bó, thuỷ chung với con người trong cuộc sống, trong lao động và trong chiến đấu

          D – cả ba ý trên

6. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.

          Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.

          a. Đoạn văn trên thể hiện điều gì ?

          A – Ca ngợi sức sống, vẻ đẹp giản dị của cây tre

          B – Ca ngợi tác dụng của cây tre

          C – Ca ngợi ý nghĩa của cây tre

          D – Ca ngợi vai trò của cây tre trong cuộc sống

          b. Hãy chỉ rõ các từ láy được sử dụng trong đoạn văn [gạch một gạch theo sự chọn lựa của em] ?

          c. Tìm những từ ngữ đồng nghĩa để thay thế những từ láy trong các câu : Vào đầu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Nhận xét xem câu văn sẽ thay đổi như thế nào.

7. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

          Bóng tre trùm lên âu yếm lảng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp.

          a. Câu văn mở đầu đoạn sử dụng nghệ thuật nhân hoá như thế nào ?

          b. Đoạn văn diễn tả ý gì ? Ý đó được làm rõ ở những câu sau ra sao ?

          c. Cụm từ dưới bóng tre được nhắc đến ba lần trong đoạn văn nhưng khác nhau như thế nào ? Sự thay đổi đó có ý nghĩa gì ?

          d. Đoạn văn trên sử dụng yếu tố nghệ thuật nào là chính ?

          A – Điệp ngữ                                               B – So sánh

          e. Tìm thành phần chủ ngữ và thành phần vị ngữ trong các câu sau :

          – Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. 

          – Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vờ ruộng, khai hoang.

          g. Nhận xét về thành phần vị ngữ của câu văn : Dưới bóng tre xanh, đã. từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Cho biết câu văn có là câu trần thuật đơn không.

          Có …………..                                  Không …………

          h. Vì sao tác giả lại viết : Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp ? Em nhận xét gì về giá trị biểu đạt và biểu cảm của câu văn này ?

8. Có người cho rằng câu văn : Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc có sức gợi tả rất cao. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Hãy trình bày cảm nhận của em về câu văn đó bằng một đoạn văn khoảng 6-7 câu.  

9. Đọc ba câu văn sau và trả lời câu hỏi.

          – Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa.

          – Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính.

          – Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.

10. Cách đặt câu của các câu văn trên có gì đặc biệt ? Nêu tác dụng của cách đặt câu đó với ý cần diễn đạt trong mỗi câu.

11. Các từ nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm trong câu văn Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm thuộc thành phần nào dưới đây ?

          A – Chủ ngữ

          B – Vị ngữ

          C – Thành phần phụ

11. Trong các câu sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn ?

          A – Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ.

          B – Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời.

          C – Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt

          D – Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.

12. Tìm bốn câu văn hoặc thơ có nói đến cây tre.

13. Trong bài Cây tre Việt Nam có nhiều hình ảnh so sánh. Hãy liệt kê các hình ảnh so sánh trong bài và nêu ý nghĩa, tác dụng của một hình ảnh so sánh mà em thích.

14. Cách trình bày các câu văn sau có gì lạ ? Câu nào là câu trần thuật đơn ? Hãy giải thích lí do và tác dụng cách trình bày của từng câu văn.

                          – Diều bay, diều lá tre bay lưng trời…

                          – Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời…

                          – Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.

15. Nhà văn Thép Mới trong bài Cây tre Việt Nam và nhà thơ Nguyễn Duy trong bài Tre Việt Nam đã có những xúc cảm tương đồng về cây tre, nhưng diễn tả theo cách riêng. Em hãy phân tích một vài ví dụ để làm rõ điều này.

16. Khi viết : Tre già măng mọc. Măng mọc trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi Việt Nam, lứa măng non của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà văn Thép Mới muốn gửi gắm tâm tư, tình cảm gì ?

17. Viết một đoạn văn ngắn tả một loài cây đã gắn bó với em hoặc gia đình em. Trong đoạn văn có dùng phép so sánh và phép nhân hoá.

II – GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KHÓ

Phần Tự luận

6. b] Những từ láy [được in đậm] :

          Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai vững chắc.

          c. Không thể thay những từ khác vào vị trí của các từ láy trong câu văn trên, nêu thay, ý nghĩa biểu đạt, biểu cảm sẽ thay đổi. Ví dụ : không thể thay mộc mạc bằng đơn giản vì mộc mạc còn có ý nghĩa đẹp giản dị. Không thể thay nhũn nhặn bằng khiêm tốn vì như thế sẽ mất sắc thái mềm mại. Ngoài ra, các từ láy còn tạo nhạc, tạo sự hài hoà về âm thanh mà các từ khác không có.

7. a] Câu văn mở đầu đoạn : Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn… sử dụng phép nhân hoá bằng cách dùng từ chỉ hành động, tình cảm của con người [âu yếm] cho tre. Viết như vậy nhằm diễn tả sự gần gũi, gắn bó của tre với con người.

          b. Đoạn văn diễn tả sự gần gũi, gắn bó của tre với con người. Ý đó được làm rõ ở những câu sau bằng cách : mỗi câu nối tiếp đưa ra một hình ảnh thể hiện sự gắn bó đó.

          c. Cụm từ dưới bóng tre được nhắc đến ba lần trong đoạn văn nhưng được thay đổi : dưới bóng tre của ngàn xưa [lần thứ nhất], dưới bóng tre xanh [hai lần sau].

          Sự thay đổi đó có ý nghĩa : nhắc lại để nhấn mạnh cụm từ dưới bóng tre nhưng lại tránh được sự trùng lặp, đồng thời vẫn thể hiện được sự gần gũi, gắn bó của tre với con người.

          e. Tìm thành phần chủ ngữ và thành phần vị ngữ :

          – Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng [VN] mái đình, mái chùa cổ kính [VN].

          – Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời người dân cày Việt Nam [CN] dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang [VN].

          g. Thành phần vị ngữ của câu văn gồm 4 cụm động từ đẳng lập với nhau : dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.

          h. Khi viết Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp, tác giả muốn nhấn mạnh sự gần gũi, gắn bó lâu dài của tre với con người.

          Cụm từ ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp có giá trị biểu đạt và biểu cảm cao nhờ vào nghệ thuật dùng từ :

          – Ẩn dụ nhân hoá ăn ở với người

          – Điệp ngữ đời đời kiếp kiếp

8. Câu văn Cối xay tre / nặng nề quay,/ từ nghìn đời nay, / xay nắm thóc có sức gợi tả rất cao. Đó là do :

          – Nhịp 3/3/4/3 của câu văn [Chú ý : Trong văn bản chỉ dùng hai dấu phẩy ngăn cách]. Em hãy đọc theo nhịp 3/3/4/3 và lắng nghe để thấy sự mô phỏng nhịp quay của cối xay tre trong câu văn.

          – Phép đảo ngữ : nặng nề quay nhấn mạnh sự nặng nề, chậm chạp, vất vả trong vòng quay của chiếc cối xay tre.

          – Trạng ngữ thời gian gợi cho thấy sự gắn bó, làm việc bền bỉ, cần cù của chiếc cối xay tre.

          – Từ nắm thóc nói về sự ít ỏi của lượng thóc xay gợi cuộc sống nghèo của người dân lao động.

          Trình bày cụ thể hơn những cảm nhận của em [theo hướng trên] bằng một đoạn văn khoảng 6 câu.

9. – Ba câu văn :

          + Cây nào cũng đẹp cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa.

          + Dưới bóng tre của ngàn xưa,, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính.

          + Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.

          đều dùng đảo ngữ [đảo trật tự các thành phần câu].

          – Cách đặt câu đặc biệt đó có tác dụng nhấn mạnh ý cần diễn đạt trong mỗi câu : nhấn mạnh cảm nhận của con người về sự gắn bó của tre với người [câu thứ nhất], sự ẩn hiện của mái đình, mái chùa sau hàng tre [câu thứ hai], dáng vẻ của tre [câu thứ ba].

13. Trong văn bản Cây tre Việt Nam có nhiều hình ảnh so sánh với những ý nghĩa khác nhau.

          Ví dụ :

          – Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam.

          – Giang chẻ lạt buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa.

          – Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.

          – Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.

          Chọn nêu ý nghĩa, tác dụng của một hình ảnh so sánh mà em thích [tuỳ chọn, nhưng phải giải thích được vì sao em thích hình ảnh đó].

14. – Cách trình bày các câu văn :

                   – Diều bay, diều lá tre bay lưng trời…

                  – Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời…

                  – Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.

lạ ở chỗ : mỗi câu đều có sự lặp từ và được viết một dòng như thơ. Sau câu thứ nhất và câu thứ hai có dấu chấm lửng tạo độ ngừng nghỉ nhất định.

          – Cây tre Việt Nam là bản thuyết minh phim. Viết như vậy, mỗi câu ứng với một hình ảnh trong phim.

          – Câu trần thuật đơn : Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời…

15. – Nhà văn Thép Mới trong bài Cây tre Việt Nam và nhà thơ Nguyễn Duy trong bài Tre Việt Nam đã có những cảm xúc tương đồng về cây tre và từ hình ảnh cây tre liên tưởng đến con người Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp, nhưng lại được diễn tả theo cách riêng.

          Tương đồng cảm xúc nhưng vì một văn bản là thơ, một văn bản là văn xuôi [tuỳ bút] nên cách diễn tả cảm xúc đó khác nhau. Từ đó, ta hiểu có thể cùng một đề tài nhưng có nhiều văn bản khác nhau nhờ sự sáng tạo của nhà văn.

          Ví dụ :

          Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng, cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.

[Thép Mới, Cây tre Việt Nam]

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu !

Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều

Rê siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù…

[Nguyễn Duy, Tre Việt Nam]

17. – Khi viết đoạn văn tả một cái cây đã gắn bó với em hoặc gia đình, lưu ý chọn viết những chi tiết, hình ảnh, phẩm chất tiêu biểu của cây cũng như sự gắn bó sâu sắc của cây với mình và gia đình.

          – Trong khi viết, có sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá… một cách hợp lí, có thể diễn tả sâu sắc những ý trên.

          – Đoạn văn khoảng 10 câu.

Phần Trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6a

7 d

10

11

Lựa chọn

C

A

C

D

D

A

A

B

C

Related

Tags:Ngữ Văn 6 · Ngữ Văn 6 nâng cao

Video liên quan

Chủ Đề