Chùa của phi nhung ở đâu


          Cùng trong năm tái lập tỉnh 1997, ni cô Thích Nữ Minh Viên đã về trụ trì chùa Pháp 

Lạc tại thôn Tân Phú, xã Bù Nho, huyện Bù Gia Mập. Chùa nằm khuất trong con hẻm nhỏ, xa đường lộ, vừa nhỏ vừa sơ sài nên rất ít người ít đến. Lúc đầu, chùa chỉ là một căn nhà bằng ván ghép, nhiều đêm, kê ván ngủ mà sư cô cứ thấp thỏm sợ rắn, rết, bò cạp bò vào nhà. Trong lòng cô cũng chỉ vì ấp ủ hy vọng sẽ tìm những điều kiện có thể để giúp đỡ những trẻ lang thang cơ nhỡ nên lại ráng chịu đựng. Và mười năm sau, ước mơ đó đã thành sự thật nhờ vào sự hậu thuẫn của người chị gái.

          Đứa trẻ đầu tiên mà cô Minh Viên nhận về nuôi là từ một chuyến đi từ thiện giúp đồng bào gặp bão lụt tại Hòa Vang - Thừa Thiên Huế, năm 2008. Biết hoàn cảnh của bé thật đáng thương: mẹ tâm thần, ba bỏ rơi, sư cô đã đến UBND xã Hòa Sơn [ huyện Hòa Vang] xin nhận về nuôi. Cô kể: “Hôm đầu tiên gặp bé, khi dẫn đi ăn, vì đã bị bỏ đói rất lâu nên bé ăn ngấu nghiến, nhìn mà thấy thương muốn trào nước mắt.” Giờ thì bé đã học lớp 2 trường Tiểu học Long Phú, đóng gần chùa. Trường hợp thứ hai là một bé trai lang thang trên bãi biển Long Hải [Vũng Tàu]. Sau này tìm hiểu cô mới biết bé chính là người từ thị xã Đồng Xoài bị mẹ đưa xuống bỏ rơi ở đấy. Rồi qua từng năm đi làm từ thiện, khi thì Bình Định, khi ra mãi tận Thanh Hóa, sư cô đã đưa từng bé về nuôi, nhỏ thì vài tháng tuổi, lớn nhất thì 10 tuổi. Hiện trong chùa đã nuôi 13 bé, từ hơn một tuổi đến 12 tuổi. Mỗi đứa được cô đặt cho một cái tên với biết bao nhiêu gửi gắm ý nghĩa như: An Hòa, An Tâm, Đức Nhân, Đức Hiếu, Đức An… Kể từ khi về đây, chúng luôn được cô dạy giáo lý nhà phật để sống như cái tên của mình, của bạn, biết sống nhân hậu, vị tha. Bé Đức An đang học lớp 4 trường tiểu học Long Phú cho biết: “Cháu ở đây rất vui, được học, được chơi với các bạn, các em cháu rất thích”. Cũng nhờ sự dạy bảo chu đáo của sư cô Minh Viên mà tất cả các bé đều rất ngoan ngoãn, đáng yêu. Mỗi cháu một cảnh đời nhưng đều biết nhường nhịn, chia sẻ cho nhau. Đứa lớn biết chăm em, quét chùa; đứa nhỏ biết vâng lời, tự chơi. Một bà mẹ nuôi một đứa con đã thấy vất vả, mình sư cô nuôi mười mấy đứa trẻ sẽ đối mặt với biết bao khó khăn, gian truân… Vì vậy, nhiều người biết đến đều không khỏi khâm phục tấm lòng sư cô.

Những đứa trẻ trước khi đến đây đều đã bị đưa đẩy, dập vùi ngoài đời nên các cháu luôn mang tâm lý né tránh, đề phòng như “chim bị bắn hụt sợ cành cong”. Đơn cử như bé Đức Hiếu, về đến chùa đã bị stress cả tháng, cứ thấy người lạ tới là co dúm lại, chỉ im lặng co ro trong bóng tối. Nhưng bằng sự yêu thương, sẻ chia, đùm bọc, sư cô đã tạo niềm tin, sự vui tươi cho Hiếu. Giờ thì bé rất hoạt bát, hiếu động, đặc biệt, có trí nhớ rất tốt.  

          Chùa Pháp Lạc vẫn còn ít người biết đến nên chỉ có vài phật tử thân thích đến phụ giúp cô việc chùa và chăm sóc trẻ, còn hầu hết mọi việc, một tay sư cô gánh vác. Có lần, tới 4 đứa bị bệnh một lúc, cô cho biết: “Xoay hết đứa này lại sang đứa kia, mệt muốn đứt hơi. Đến các bác sỹ, y tá mà còn thấy thương và ái ngại cho mình. Tuy vậy, tâm phát đã phát nguyện thì phải ráng, mệt lắm nhưng cũng thấy vui trong lòng”.

Tuy vất vả nhưng không vì thế mà cô muốn rời xa các bé. Đã có nhiều người tới xin cô không đồng ý. Theo cô, mình đã gắn bó với các cháu rồi thì thấy thương lắm. Một phần không nỡ rời xa, một phần cô sợ, cuộc đời bé đã khổ vì mồ côi, nếu không may các bé lại rơi vào cảnh không được chăm sóc tử tế thì bé sẽ thêm phần bất hạnh, đáng thương. Nhưng nếu cha mẹ, gia đình các bé nhận con cháu về nuôi thì cô sẽ sẵn sàng để bé về đoàn tụ với gia đình. Sư cô tâm sự: “Mình chỉ mong các cháu có được đầy đủ cơm ăn, áo mặc, được đến trường và sẽ cố gắng tạo cơ hội cho các cháu có một tương lai tốt đẹp hơn”. Chúng tôi cũng thấy lòng ấm áp khi nghe các bé ngồi quây quần bên sư cô, cùng hát vang, trong đó có những câu ca thể hiện chính tấm lòng bé muốn nói: “Con ráng tâm học hành để đáp đền mẹ yêu” hay “Biết thương nhau, cảm thông nhau, đời như thế mới thật là vui”…

Được chăm sóc, được yêu thương như thế, với các bé chùa Pháp Lạc, đó là hạnh phúc quý giá biết bao. Với những số phận không may mắn, thiếu vắng tình cảm gia đình, các bé đã được sư cô Minh Viên bù đắp bằng tất cả tình yêu thương vô bờ bến. Các bé như được sống trong một đại gia đình luôn đầy ắp sự sẻ chia và niềm vui của tấm lòng vị tha.

Ảnh: 

                                       Bé hát những lời yêu thương gửi gắm tình yêu thương dành cho sư cô

Tình yêu thương đã giúp các trẻ mồ côi có một mái ấm 



Lễ cúng chung thất [49 ngày] ca sĩ Phi Nhung diễn ra tại chùa Pháp Vân, Bình Tân.
Trước đó, con gái Phi Nhung - Wendy Phạm - tổ chức lễ tại tịnh xá Giác An, Mỹ. Một số nghệ sĩ đến thắp hương như: Thoại Mỹ, Thanh Tâm, Cẩm Thu. Trên trang cá nhân, Thoại Mỹ viết: "Nhớ lại những lần mọi người đi lưu diễn cùng nhau đầy ắp kỷ niệm".

Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Giàu.

Ca sĩ Ngọc Sơn nói: "Không phải ai có tiền cũng có thể nuôi con của người khác. Cố ca sĩ là người có tâm và quảng đại mới làm được điều đó". Sau khi hát ca khúc do anh sáng tác - Lòng mẹ, Ngọc Sơn thay mặt nhà hảo tâm tặng 500 triệu đồng cho các con nuôi Phi Nhung. Tuy nhiên, sư cô Thích Nữ Minh Viên - trụ trì chùa Pháp Lạc, ngôi chùa nơi các con nuôi cố nghệ sĩ đang ở - xin không nhận số tiền này. Nhiều năm qua, sư cô là người cùng Phi Nhung nuôi dưỡng, dạy dỗ 23 trẻ mồ côi tại chùa.

Nghệ sĩ Phước Sang [trái] và Thanh Hằng dâng hương.

Thanh Hằng nói: "Tôi cầu nguyện Phi Nhung ra đi thanh thản, về với cõi Phật". Chị hát một đoạn vọng cổ tưởng nhớ ca sĩ.

Ca sĩ Phương Mỹ Chi thể hiện "Liên hoa" [Lý Ngọc Cương]. Cô cho biết hát bài này vì trong lòng cô đàn chị như một đóa hoa sen.

Ca sĩ Vy Oanh góp tiết mục "Còn tuổi nào cho em" [Trịnh Công Sơn].

Ca sĩ Quách Tuấn Du cho biết trước đây thường cùng Phi Nhung đi hát từ thiện ở các chùa cũng như tham gia hoạt động vì cộng đồng. "Với tôi chị Nhung là một đồng nghiệp hiền lành, luôn hết lòng vì mọi người, không bao giờ tính toán", anh nói.

Ca sĩ Tố My hát "Bậu về nơi đâu" [Phạm Hồng Biển]. Cô nói: "Cảm ơn cuộc đời đã cho tôi được biết, đứng trên sân khấu cùng chị. Luôn thương nhớ và biết ơn chị".

Phi Nhung qua đời ở tuổi 51, vào 12h15 trưa 28/9. Hồi tháng 8, ca sĩ đi từ thiện về và bị cảm, xét nghiệm RT-PCR cho kết quả dương tính với nCoV. Giữa tháng 8, chị nhập viện tại Bệnh viện Gia An 115, sau đó chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy, điều trị ở khoa Hồi sức tích cực đến khi mất. Ca sĩ được hỏa táng ngày 8/10 sau đó tro cốt được nghệ sĩ Việt Hương đưa về Mỹ để con gái làm lễ tang.

Chị sinh năm 1970, quê ở Gia Lai. Năm 1989, chị sang Mỹ, đi hát từ thiện tại chùa và thành công ở làng ca nhạc hải ngoại. Năm 2005, Phi Nhung về nước, theo đuổi dòng nhạc quê hương, nhận nuôi nhiều trẻ mồ côi.

Từng có một tuổi thơ nhọc nhằn, cảm nhận hết đầy đủ nỗi đau của một đứa trẻ chịu cảnh mồ côi, nên khi đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng, sau khi chăm lo chu đáo cho các em, Phi Nhung dành số tiền tiết kiệm của mình để đi làm từ thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh không may trong cuộc sống. Đến lúc này, Phi Nhung không nhớ mình đã đi qua bao nhiêu vùng quê tặng quà, giúp người nghèo xây nhà, xây viện dưỡng lão… Cách đây hơn 5 năm, trái tim nhân hậu của chị đã rung lên nhịp đập mẫu tử với 18 đứa con mà chị yêu thương và chăm lo không khác gì ruột thịt.

Các con của Phi Nhung được nuôi dưỡng tại một ngôi chùa ở Bình Phước, nơi đây đã được chị tu sửa khang trang bằng tiền túi của mình và bạn bè thân hữu để các con có một nơi học tập và ăn ở. Ngoài việc chăm chỉ đi hát kiếm tiền lo cho các con, Phi Nhung còn cùng sư phụ trong chùa mở một quán cơm chay kiếm thêm thu nhập để chăm lo cuộc sống các cháu tốt hơn.

Phi Nhung cùng những đứa con của mình tại Bình Phước.

Khi được hỏi, bận rộn đi diễn nhiều nơi thì làm sao có thể chăm sóc tốt cho đàn con trẻ, cô chia sẻ: “May mắn là bên cạnh Phi Nhung còn có sư phụ trong chùa và 3 vị sư cô thay nhau chăm sóc các con rất là chu đáo. Hằng ngày có việc gì xảy ra, từ chuyện các con mọc răng, học giỏi được điểm 10 hay bị bệnh… sư cô đều quay video lại và gửi qua điện thoại nên dù Phi Nhung đi diễn xa vẫn biết được tình hình của các con. Còn ngược lại, Phi Nhung muốn dặn dò, dạy gì các con thì chỉ việc quay video gửi lại để sư cô cho các con xem".

Từ khi có các con, Phi Nhung về Việt Nam thường xuyên hơn. Những khi không đi diễn thì sáng chị lái xe lên thăm, đón các con đi học về, ăn uống ra sao và học tập thế nào, tối thì về lại Sài Gòn. Cuộc sống của chị cứ nhẹ nhàng trôi qua như vậy.

Ngôi chùa là nơi ở của 18 đứa con của ca sĩ Phi Nhung.
Nơi đây được sửa sang lại bằng chính tiền dành dụm của nữ ca sĩ.

Vì quá yêu thương các con mà nhiều năm nay Phi Nhung rất muốn làm một liveshow như những anh chị đồng nghiệp khác để tri ân khán giả, nhưng vì nuôi đàn con nên trách nhiệm khá nặng nề. Cứ mỗi lần Phi Nhung định làm là nhận thêm con nên phải ngưng lại, chính vì thế mà từ vài em đến bây giời đã là 18 cháu. Ảnh hưởng cuộc sống cơ cực từ nhỏ nên làm gì Phi Nhung cũng phải kỹ càng, chỉ sợ không chăm lo cho các con đến khi trưởng thành nên tiền kiếm được đều dành cho các con, nuôi dưỡng các con ăn học thành tài.

Một số hình ảnh nơi nuôi dưỡng 18 đứa con của ca sĩ phi Nhung:

Phòng ngủ đơn giản của các bé trai.
Phòng ngủ dành cho các bé gái.
Bàn học tập luôn gọn gàng và sạch sẽ.
Phòng đọc sách và thư giãn của các con được Phi Nhung bày biện bà bố trí rất đẹp mắt.
Khoảng sân này là nơi vui chơi của các con ca sĩ Phi Nhung.
Quán cơm chay được mở ngay tại chùa giúp có thêm thu nhập để nuôi dưỡng các con tốt hơn.
Hàng ngày các em vẫn cắp sách đến trường như bao trẻ em khác.
Mỗi khi có thời gian rảnh, Phi Nhung lại về Bình Phước để vui chơi cùng các con.

TIỂU QUÂN

Video liên quan

Chủ Đề