Chuẩn giáo viên tiểu học mới nhất

Theo quy định tại Chương II Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với các chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học được quy định như sau:

- Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm tiểu học hoặc đại học sư phạm các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên đối với giáo viên tiểu học hạng II; có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm tiểu học hoặc cao đẳng sư phạm các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên đối với giáo viên tiểu học hạng III và có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm tiểu học hoặc trung cấp sư phạm các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên đối với giáo viên tiểu học hạng IV.

Tuy nhiên, về tiêu chuẩn này, mới đây, Luật Giáo dục 2019 được thông qua ngày 14/6/2019 đã nâng trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên, theo đó, kể từ ngày 01/7/2020 toàn bộ hệ thống giáo viên phổ thông sẽ có chuẩn tối thiểu là trình độ Đại học, mầm non là Cao đẳng. Điều này đồng nghĩa với việc, từ ngày 01/7/2020, toàn bộ giáo viên tiểu học hạng II, hạng III và hạng IV đều phải có trình độ chuẩn được đào tạo là cử nhân Đại học trở lên.

- Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc đối với giáo viên tiểu học hạng II và hạng III; có trình độ ngoại ngữ bậc 1 theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc đối với giáo viên tiểu học hạng IV.

Đối với giáo viên hạng II và Hạng III dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2 theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT và đối với giáo viên tiểu học hạng IV dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 1 theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT.

- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên tiểu học hạng II, hạng III đối với giáo viên tiểu học hạng II và hạng III.

Ngoài những tiêu chuẩn này, pháp luật hiện hành cũng quy định, giáo viên tiểu học phải đảm bảo các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Giáo viên tiểu học cần những tiêu chuẩn đào tạo gì? Có bắt buộc phải có bằng Đại học hay không? 

Đây là câu hỏi được rất nhiều thầy cô thắc mắc sau khi Luật giáo dục 2019 được công bố. Trong bài viết này chungchi.edu.vn xin được chia sẻ một số quy định về tiêu chuẩn của giáo viên tiểu học áp dụng từ ngày 1/7/2020. Mời các bạn cùng theo dõi.

Ngày 14/6/2019 tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV đã xem xét, thông qua Luật Giáo dục. Theo đó, Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020. So với quy định Luật Giáo dục hiện hành, Luật Giáo dục 2019 quy định nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và giảng viên đại học. Theo đó, Luật Giáo dục 2019 quy định chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên mầm non từ trung cấp sư phạm lên cao đẳng sư phạm, giáo viên tiểu học từ trung cấp sư phạm lên cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên, giáo viên trung học cơ sở từ cao đẳng sư phạm lên cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Chuẩn tác phong sư phạm

        Ở giai đoạn hình thành và phát triển nhận thức bậc tiểu học thì giáo viên chính là hình mẫu để học sinh noi theo. Vì vậy, giáo viên tiểu học nên hình thành và giữ đúng chuẩn mực sư phạm trong mọi hành vi, cách cư xử đối với học sinh ở cả trong và ngoài lớp học. Mà trong đó những tác phong nền tảng phải có là sự chuẩn mực, nhã nhặn, từ tốn, và khả năng xử lý các tình huống sư phạm một cách linh hoạt.

Chuẩn mực giao tiếp

         Kỹ năng sư phạm tiểu học tiếp theo mà giáo viên tiểu học cần phải có đó chính là kỹ năng giao tiếp. Giáo viên tiểu học phải giao tiếp với không chỉ đồng nghiệp, lãnh đạo nhà trường, học sinh mà còn với phụ huynh. Với mỗi đối tượng giao tiếp thì giáo viên phải lựa chọn một phong cách giao tiếp phù hợp để vừa duy trì được mối quan hệ tốt vừa giữ đúng tác phong sư phạm của mình.

Ngành sư phạm có đào tạo ngắn hạn vừa học vừa làm không???

Học và Làm cấp chương trình đào tạo trung cấp sư phạm tiểu học là nơi lý tưởng để các bạn trẻ gửi gắm ước mơ với nghề giào một nghề đang có nhu cầu đòi hỏi chất lượng giáo viên khắt khe với đủ trình độ và chuyên môn cao. Với chương trình học tại đây có những ưu điểm vượt trội các học viên có thể học nghiệp vụ sư phạm tiểu học, kĩ năng chuyên môn các môn khoa học xã hội tự nhiên để có thể giảng dạy ở môi trường tiểu học. 

Tại đây các học viên sẽ được tạo điều kiện để đứng lớp giảng dạy tập quen dần sau khi học viên làm việc tại các trường học.

Sau khi học viên hoàn thành chương trình đào tạo trung cấp sư phạm tiểu học tại Học và Làm cam kết bằng khá giỏi có thể làm việc ngay tại các trường hay trung tâm giáo dục trên cả nước.

  Gọi tới đăng ký với chúng tôi qua số điện thoại : 0907139139 – 0286 286 9333 

 Thí sinh đến nộp hồ sơ trực tiếp tại địa chỉ : 181 Lê Đức Thọ, phường 17, quận Gò Vấp Tphcm.

  Gửi qua Mail đăng ký:

 Facebook: Giáo dục hướng nghiệpTham gia cập nhập thông tin tuyển sinh và đào tạo mới nhất.

 Lưu ý : học viên nên gọi trước cho ban tư vấn tuyển sinh 0936 201 222 – Để được tư vấn trước. Lớp sẽ khai giảng khi đủ người, học viên nên gọi trước cho ban tư vấn tuyển sinh! 

Ông Nguyễn Văn Em [Hậu Giang] có bằng đại học sư phạm chuyên ngành Tâm lý giáo dục do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cấp. Trong 34 năm công tác, ông đã đạt nhiều thành tích như: Chiến sĩ thi đua cơ sở, bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, chiến sĩ thi đua cấp tỉnh và có giấy chứng nhận quản lý trường tiểu học, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II V.07.03.07.

Theo Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT, bằng đại học của ông không đạt nên ông phải chuyển xuống chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III. Ông Em hỏi, trường hợp ông áp dụng như vậy có đúng không?

Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:

Điểm b, Khoản 1, Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên tiểu học là: Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học; trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Bằng đại học sư phạm chuyên ngành Tâm lý giáo dục không phải là bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với việc giảng dạy chương trình giáo dục cấp tiểu học. Do đó, ông Nguyễn Văn Em thuộc đối tượng chưa đạt trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên tiểu học.

Khoản 3, Điều 9 Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT quy định: Trường hợp giáo viên tiểu học hạng II [mã số V.07.03.07] do chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng II [mã số V.07.03.28] nên bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III [mã số V.07.03.29] theo quy định tại Khoản 3, Điều 7 Thông tư này sau khi đạt các tiêu chuẩn của hạng II [mã số V.07.03.28] thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II [mã số V.07.03.28] mà không phải thông qua kỳ thi hoặc xét thăng hạng. 

Vì vậy, ông Nguyễn Văn Em được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III [mã số V.07.03.29] là đúng quy định.

Nếu ông thuộc đối tượng thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 Nghị định số 71/2020/NĐ-CP thì ông đăng ký với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương để tham gia đào tạo.

Trường hợp không thuộc đối tượng nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo Nghị định số 71/2020/NĐ-CP thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số 24/2020/TT-BGDĐT ngày 25/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo.

Chinhphu.vn


Video liên quan

Chủ Đề