Kế hoạch năm học môn âm nhạc Tiểu học

Kế hoạch bài dạy để phục vụ thảo luận khi bồi dưỡng trực tiếp

Kế hoạch bài dạy là mẫu giáo viên phải nộp lên hệ thống sau khi hoàn thành các câu hỏi tập huấn modul 4. Kế hoạch bài dạy minh họa Âm nhạc module 4 Tiểu học là mẫu giáo án bài theo công văn mới của Bộ giáo dục và đào tạo được thiết kế theo đúng các yêu cầu của module 4. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo và tải về để tham khảo phục vụ cho quá trình tập huấn đạt kết quả cao nhất.

Mời quý thầy/cô nộp kế hoạch bài dạy để phục vụ thảo luận khi bồi dưỡng trực tiếp

Kế hoạch bài dạy

Chủ đề 1

Môn học: Âm nhạc lớp 3

Tên bài học: Thì thầm mùa xuân

Số tiết: 04

NỘI DUNG

  • Hát: Đếm sao [Nhạc và lời: Văn Chung]
  • Nhạc cụ: Trai-en-gô [Triangle].
  • Nghe nhạc: Fur Elisa [Beethoven]
  • Thời gian thực hiện: từ 01/10 đến 28/10/2022.

1. Yêu cầu cần đạt

* Phẩm chất:

- Chăm chỉ, có ý thức học tập.

- Biết yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.

* Năng lực âm nhạc.

- Hát đúng giai điệu lời ca, thể hiện được tính chất vui tươi, rộn rang của bài hát.

- Biết bộc lộ cảm xúc theo tính chất bài hát và những sáng tạo khi biểu diễn bài hát Đếm sao.

- Biết gõ đệm theo hình tiết tấu đệm Trai-en-gô cùng với nhóm, cặp đôi, cá nhân.

- Biết thể hiện sắc thái to nhỏ các âm hình tiết tấu và giữ được tốc độ ổn định.

- Biết lắng nghe và thể hiện cảm xúc theo nhịp điệu bài Fur Elisa.

- Biết gõ theo nhịp hoặc vận động cơ thể theo nhịp điệu âm nhạc.

* Năng lực chung:

- Phát triển năng lực giao tiếp, tự tin, hợp tác giải quyết vấn đề trong các hoạt động tập thể, nhóm, cá nhân.

2. Đồ dùng dạy học.

- Đàn phím điện tử, Trai-en-gô.

- SGK.

- Nhạc mp3 bài Đếm sao, bài Fur Elisa.

3. Các hoạt động chủ yếu.

Tiết 1

Học hát: Đếm sao [nhạc và lời: Văn Chung]

Mở đầu

- Tổ chức chơi trò chơi “Nghe nhạc Hái sao”

- Gv hướng dẫn cách chơi.

- Hs tham gia trò chơi.

- Gv nhận xét.

Hình thành kiến thức mới

- Gv cho hs luyện thanh [Mì mi mí mi mì….]

- Gv giới thiệu và hát mẫu bài “Đếm sao”

- Xem tranh ảnh minh họa.

- Hs tự đọc lời ca.

- Chia câu bài hát

- Gv hỏi hs nội dung lời ca. Sau đó, Gv chốt lại nội dung chính của lời ca.

- Gv hướng dẫn hs đọc lời ca theo câu, vỗ tay theo tiết tấu lời ca.

- GV cho hs học hát từng câu. Sau đó hát nối từng đoạn, cả bài.

- Gv nhắc nhở, chỉnh sữa những chỗ khó hát.

Luyện tập, thực hành

- Gv hướng dẫn hs luyện tập hát theo nhiều hình thức: Đồng ca, tốp ca, song ca, đơn ca kết hợp vỗ tay theo phách, nhịp.

- Gv nhắc nhở, chỉnh sửa những chỗ chưa đạt cho hs.

- Gv cần phân hóa khả năng hs theo nhóm.

- Gv quan sát để chỉnh sửa cho hs trong lúc luyện tập.

- Gv nhận xét, yêu cầu hs nhận xét cho bạn.

- Gv khen ngợi, động viên cá nhân và nhóm hs.

Vận dụng, sáng tạo

- Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm hs trao đổi và lựa chọn các hình thức thể hiện bài hát của nhóm mình.

- Gv quan sát các nhóm thảo luận và hỗ trợ.

- Gv cho các nhóm lên biểu diễn theo phong cách riêng của từng nhóm.

- Gv cho hs nhận xét cho các nhóm bạn.

- Gv khen ngợi, động viên và chốt các ý kiến.

Tiết 2

Nhạc cụ: Trai-en-gô [Triangle].

Mở đầu

- Gv tổ chức trò chơi “Ghép tranh”

- GV cho hs nghe nhạc bài “Đếm sao”. Các nhóm nghe nhạc và ghép bức tranh.

- Hs chơi trò chơi.

-Gv nhận xét.

Hình thành kiến thức mới

- Gv cho hs luyện thanh [Mì mi mí mi mì].

- Gv cho Hs hát lại bài Đếm sao.

- Gv kết hợp gõ đệm bằng triangle. Hs hát kết hợp bộ gõ cơ thể.

- Từ hoạt động trên, gv giới thiệu nhạc cụ triangle.

- Gv giới thiệu tên, hình dáng, âm sắc, cách sử dụng nhạc cụ triangle.

- Gv hướng dẫn hs cách sử dụng Triangle.

- Cho HS làm quen sử dụng.

- Gv giới thiệu hình tiết tấu và hướng dẫn hs gõ đệm.

- Gv nhắc hs gõ mạnh hơn vào phách mạnh của nhịp, ứng với lời ca trong bài.

Luyện tập, thực hành

- Gv cho các nhóm hs luyện tập hát gõ đệm theo hình tiết tấu đã hướng dẫn.

- Các nhóm hs hát kết hợp gõ đệm cho bài hát theo hình thức: tập thể, nhóm.

- Gv cho hs nhận xét và chỉnh sửa những chỗ chưa đạt.

Vận dụng, sáng tạo

- Gv cho hs điều hành các tổ lần lượt thực hiện và yêu cầu hs quan sát lẫn nhau.

- Gv động viên và khích lệ các nhóm, cặp đôi, cá nhân hát hoặc gõ đệm cho các bạn trước lớp.

- Gv cho hs nhận xét và chia sẻ ý kiến sau phần thực hiện của các nhóm, cặp đôi, cá nhân.

Tiết 3

Luyện tập gõ đệm Triangle cho bài hát “Đếm sao”

Nghe nhạc: Fur Elisa [Beethoven]

Mở đầu

- Gv cùng hs đọc lời ca bài “Đếm sao” theo tiết tấu.

- Các nhóm, cá nhân vỗ tay và đọc cho cả lớp cùng nghe.

- Gv nhận xét.

Hình thành kiến thức mới

- Gv giới thiệu sơ lược về nguồn gốc, xuất xứ của bản nhạc “Fur Elisa”. Về đặc điểm giai điệu nhẹ nhàng, uyển chuyển, cường độ to nhỏ.

- Gv cho hs nghe từ 2 – 3 lần.

- Gv đặt câu hỏi gợi mở về: âm thanh to nhỏ, nhắc lại, các nét nhạc có giai điệu cao hơn, các nét nhạc có giai điệu thấp hơn.

- Trong quá trình trong và sau khi nghe, Gv thể hiện cảm xúc và khuyến khích hs thể hiện cảm xúc của mình qua nét mặt,điệu bộ, vận động gõ đệm.

Luyện tập, thực hành

- Gv khuyến khích hs vừa nghe vừa kết hợp vỗ tay vào phách mạnh của các câu nhạc tương tác cùng Gv.

- Cho hs sử dụng Triangle cùng gõ.

- Gv khuyến khích hs suy nghĩ và đưa ra cách cảm nhận của riêng mình [các động tác vận động cơ thể…] chia sẻ với cả lớp.

- Gv khuyến khích hs về nhà chia sẻ nội dung tiết học về bản nhạc Fur Elisa cho người thân cùng nghe.

Vận dụng, sáng tạo

- Gv cho hs hát kết hợp gõ đệm như yêu cầu ở tiết 2.

- Hướng dẫn hs biết điều chỉnh gõ to nhỏ, giữ được tốc độ ổn định.

- Gv chỉnh sửa những chỗ chưa chính xác.

- Gv khuyến khích hs đưa ra cách gõ đệm của cá nhân.

- Gv khích lệ hs biểu cảm khi biểu diễn bài hát.

- Yêu cầu các nhóm nhận xét cho nhau.

- Gv cùng trao đổi và chốt ý kiến.

Tổng kết chủ đề:

- Gv cùng hs nhắc lại các nội dung bài học, khen ngợi các ý tưởng, cách làm sáng tạo của hs.

- Gv trao đổi và đưa ra câu hỏi:

+ Hs thích nội dung nào trong chủ đề? Tại sao?

- Gv yêu cầu hs tự đánh giá, đánh giá cho nhóm bạn đã thực hiện tốt nội dung nào? Nội dung nào thực hiện chưa tốt? vì sao? Gv cùng chia sẻ cách khắc phục.

- Gv kết hợp 1 vài câu hỏi ngắn để tích hợp nội dung về thiên nhiên, môi trường, ý thức của mỗi hs biết đoàn kết, chia sẻ và giúp đỡ nhau trong học tập, vui chơi.

- Gv nhắc hs tìm hiểu bài mới chuẩn bị cho chủ đề tiếp theo.

Điều chỉnh sau bài dạy:.....................

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Cập nhật: 19/10/2021 Sưu tầm

Kế hoạch dạy học môn Âm nhạc lớp 1

Kế hoạch giáo dục môn Âm nhạc lớp 1 sách Cánh Diều năm 2021 - 2022 để các thầy cô chủ động phân phối nội dung, thời lượng dạy học, đảm bảo học sinh đạt được các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng một cách chính xác nhất.

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN HỌC NĂM HỌC:...............
MÔN: ÂM NHẠC - LỚP 1

[Thời lượng 1 tiết/ 1 tuần]

Tuần

Tiết theothứ tự

Bài học/ Chủ đề

Yêu cầu đạt được

Nội dung GD tích hợp

Hướng dẫn thực hiện

Ghi chú

1

1

Chủ đề 1: Tổ quốc Việt Nam

Hát: Lá cờ Việt Nam

Một số yêu cầu khi hát

Trải nghiệm và khám phá: Vận động theo tiếng đàn

- Biết tên Nhạc sĩ.

- HS biết gõ và hát đúng theo giai điệu lời ca.

- Trải nghiệm và khám phá: Vận động theo tiếng đàn.

- Rèn cho HS kỹ năng hát cơ bản: Tư thế hát hơi thở,tổ chức âm thanh, hát chính xác cao độ- trường độ, biết hát đồng đều to và rõ .

- Biết cách thể tư thế thể hiện bài hát

- Biết vận động theo tiếng đàn một cách đơn giản.

- Thầy cô trong nhà trường và gia đình mong các em chăm học hành mai sau bảo vệ Tổ quốc.

Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc.

2

2

Ôn tập bài hát: Lá cờ Việt Nam

Nghe nhạc: Quốc ca Việt Nam

Thường thức âm nhạc: Trống cơm

- Biết hát bài hát theo giai điệu của bài hát

- Cảm nhận của mình khi nghe bài hát “ Quốc Ca”

- Hiểu được nhạc cụ trống cơm làm bằng chất liệu gì,cách sử dụng khi sử dụng biểu diễn

- Rèn cho HS kỹ năng hát và vận động một số động tác cơ bản.

- Hiểu được nhạc cụ trống cơm

-Thầy cô trong nhà trường và gia đình mong các em chăm học hành mai sau bảo vệ Tổ quốc.

- Biết quý trọng nhạc cụ Trống cơm vào cuộc sống.

3

3

Ôn tập bài hát: Lá cờ Việt Nam

Nhạc cụ

Trải nghiệm và khám phá: Nói theo tiết tấu riêng của mình

- HS biết gõ đệm theo tiếp tấu bằng bộ gõ cơ thể của bài hát .HS nhạc cụ mình đang sử dụng và áp dụng vào bài học. - Biết nói theo tiết tấu theo cảm nhận và hiểu.

- Rèn cho HS kỹ năng gõ đệm bằng bộ gõ cơ thể vào bài hát. Biết nói theo tiết tấu một cách đơn giản.

-Thầy cô trong nhà trường và gia đình mong các em chăm học hành mai sau bảo vệ Tổ quốc.

- Biết sử dụng nhạc cụ của mình đúng cách đúng chỗ.

4

4

Chủ đề 2: Thiên nhiên

Hát: Lí cây xanh

Trải nghiệm và khám phá: Vận động theo tiếng trống Hướng dẫn cách vỗ tay khi hát

- Biết đây là bài hát dân ca. HS biết gõ và hát đúng theo giai điệu lời ca Biết cách vỗ tay khi hát .Biết vận động theo tiếng trống.

- Rèn cho HS kỹ năng hát cơ bản: Tư thế hát hơi thở,tổ chức âm thanh, hát chính xác cao độ- trường độ, biết hát đồng đều to và rõ và vỗ tay bài hát chính xác

- Các em hãy cùng nhau chung tay bảo vệ và giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp.

Giáo dục tình yêu thiên nhiên, bảo vệ cây xanh xung quanh trường em.

5

5

Ôn tập bài hát: Lí cây xanh

Nghe nhạc: Chuyến bay của chú ong vàng

Đọc nhạc

- Biết đây là bài hát dân ca. HS biết gõ và hát đúng theo giai điệu lời ca. Biết cách vỗ tay khi hát. Biết vận động theo tiếng trống.

- Rèn cho HS kỹ năng hát cơ bản: Tư thế hát hơi thở,tổ chức âm thanh, hát chính xác cao độ- trường độ, biết hát đồng đều to và rõ và vỗ tay bài hát chính xác

- Các em hãy cùng nhau chung tay bảo vệ và giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp.

6

6

Ôn tập bài hát: Lí cây xanh

Nhạc cụ

Trải nghiệm và khám phá: Hát theo cách riêng của mình

- HS biết gõ và hát đúng theo giai điệu lời ca. Biết nghe nhạc và làm một số động tác Biết làm các kí hiệu bằng tay của hai hình nốt Mi và Son đơn giản.

- Rèn cho HS kỹ năng hát cơ bản: Tư thế hát hơi thở,tổ chức âm thanh, hát chính xác cao độ- trường độ, biết hát đồng đều to và rõ và vỗ tay bài hát chính xác.

- Các em hãy cùng nhau chung tay bảo vệ và giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp.

7

7

Chủ đề 3: Tình bạn

Hát: Mời bạn vui múa ca

Đọc nhạc

Trải nghiệm và khám phá: Vận động theo tiếng đàn

- Biết đây là bài hát của Nhạc sĩ Phạm tuyên

- HS biết gõ và hát đúng theo giai điệu lời ca.

- Biết hát theo đọc nhạc và kí hiệu bàn tay vào đọc nhạc

- Rèn cho HS kỹ năng gõ nhạc một cách chính xác.

- Biết Phụ họa một vài động tác trong

- Các em hãy thân thiện đoàn kết giúp đỡ nhau,hòa bình thân thiện như cánh chim bồ câu trắng luôn yêu thương

- Phải hứng thú và yêu thích khi sử dụng nhạc cụ vào tiết học.

Giáo dục tình đoàn kết, giúp đỡ bạn bè trong trường học.

8

8

Ôn tập bài hát: Mời bạn vui múa ca

Thường thức âm nhạc: Tiếng hát Nai Ngọc

Nghe nhạc: Tìm bạn thân

- HS biết gõ và hát đúng theo giai điệu lời ca.

- Nêu tên nhân vật và kể chuyện câu chuyện Bạn của Nai Ngọc theo hình ảnh minh họa

- Biết hát theo cách riêng của mình qua hai nốt Mi -Son

- Rèn cho HS kỹ năng sử dụng nhạc cụ vào tiết nhạc

- Các em hãy cùng nhau chung tay bảo vệ và giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp.

- Phải hứng thú và yêu thích khi sử dung nhạc cụ vào tiết học.

9

9

Ôn tập bài hát: Mời bạn vui múa ca

Nhạc cụ

Trải nghiệm và khám phá: Vỗ tay với âm thanh to nhỏ khác nhau

- HS biết gõ và hát đúng theo giai điệu lời ca.

- Biết biết các chơi động tác tay,chân thể hiện mẫu tiết tấu, biết ứng dung để đệm cho bài hát Mời bạn vui múa ca..

- Biết hát theo cách riêng của mình qua hai nốt Mi -Son

- Rèn cho HS kỹ năng vận động các động tác cơ bản và biết trải nghiệm khám phá.

- Các em hãy cùng nhau chung tay bảo vệ và giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp.

- Phải hứng thú và yêu thích khi sử dung nhạc cụ vào tiết học.

10

10

Chủ đề 4: Hoà bình

Hát: Lung linh ngôi sao nhỏ

Nghe nhạc: Quê hương tươi đẹp

Trải nghiệm và khám phá: Phân biệt âm thanh cao - thấp, dài - ngắn,

to - nhỏ

- Hát đúng ca cao độ bài hát Lung linh ngôi sao nhỏ

- Hát rõ lời và thuộc lơi, biết hát kết hợp với gõ đệm và vận động động tác đơn giản qua trò chơi

- Biết trải nghiệm và khám phá phận biệt âm thanh cao-thấp,dài ngắn,to- nhỏ qua trò chơi

- Rèn cho HS kỹ năng vận động các động tác cơ bản và biết trải nghiệm khám phá.

- Mọi trẻ em trên trái đất đều mong được cuộc sống bình yên trong hòa bình,ai cũng có ước mơ được đến trường học tập.

- Phải hứng thú và yêu thích khi sử dung nhạc cụ vào tiết học.

Giáo dục HS biết ơn những người đã hy sinh để có được hòa bình cho Tổ quốc.

11

11

Ôn tập bài hát: Lung linh ngôi sao nhỏ

Nhạc cụ

Trải nghiệm và khám phá: Nói theo tiết tấu riêng của mình

- Hát đúng ca cao độ bài hát Lung linh ngôi sao nhỏ

- Biết vận động phụ họa bài hát.

- Biết nhận biết về cao độ,trường độ,cường độ thông qua trải nghiệm và khám phá.

- Biết nói theo tiết tấu riêng của minh

- Rèn cho HS kỹ năng vận động các động tác cơ bản và biết trải nghiệm khám phá.

- Mọi trẻ em trên trái đất đều mong được cuộc sống hòa bình yên trong hòa bình,ai cũng có ước mơ được đến trường học tập.

- Phải hứng thú và yêu thích khi sử dung nhạc cụ vào tiết học.

12

12

Ôn tập bài hát: Lung linh ngôi sao nhỏ

Đọc nhạc

Trải nghiệm và khám phá: Tạo ra âm thanh theo sơ đồ; thực hiện nhịp điệu theo ngôn ngữ

- Hát đúng ca cao độ bài hát Lung linh ngôi sao nhỏ

- Biết cách gõ hình thể theo giai điệu của bài hát.

- Biết nhận biết về cao độ,trường độ,cường độ thông qua trải nghiệm và khám phá.

- Biết tạo ra âm thanh cao thấp theo sơ đồ, thể hiện nhịp điệu bằng ngôn ngữ.

- Rèn cho HS kỹ năng vận động các động tác cơ bản và biết trải nghiệm khám phá.

- Mọi trẻ em trên trái đất đều mong được cuộc sống hòa bình yên trong hòa bình,ai cũng có ước mơ được đến trường học tập.

- Phải hứng thú và yêu thích khi sử dung nhạc cụ vào tiết học.

13

13

Chủ đề 5: Gia đình

Hát: Mẹ đi vắng

Đọc nhạc

Trải nghiệm và khám phá: Vận động theo tiếng trống

- Hát đúng ca cao độ bài hát mẹ đi vắng.Biết hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản hoặc chơi trò chơi.

- Biết đọc nốt nhạc và làm kí hiệu bàn tay .

- Rèn cho HS kỹ năng biết hát, chuẩn xác về cao độ nhịp độ và tư thế khi hát,tiếp thu, hiểu và làm được kí hiệu bàn tay.

- Cha mẹ là người yêu thương chúng mình nhất.Hãy biết ơn cha mẹ là chỗ dựa tinh thần cho chúng ta noi theo….

- Phải hứng thú và yêu thích khi sử dụng nhạc cụ vào tiết học.

GD ý thức giữ vệ sinh chung, tình yêu thương những người thân trong gia đình.

14

14

Ôn tập bài hát: Mẹ đi vắng

Những kiểu gõ đệm khi hát

Nghe nhạc: Sắp đến Tết rồi

- Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát bài hát “ Sắp đến tết rồi”

- Biết chơi tem- ber –rin thể hiện tiết tấu, ứng dụng đệm vào bài hát.

- Rèn cho HS kỹ năng gõ đệm theo nhạc cụ ,chuẩn xác về cao độ nhịp độ, nghe thêm đượ bài hát mới.

- Cha mẹ là người yêu thương chúng mình nhất.Hãy biết ơn cha mẹ là chỗ dựa tinh thần cho chúng ta noi theo….

- Phải hứng thú và yêu thích khi sử dụng nhạc cụ vào tiết học.

15

15

Ôn tập bài hát: Mẹ đi vắng

Nhạc cụ

Trải nghiệm và khám phá: Hát theo cách riêng của mình; Vỗ tay theo cặp

- Thực hành làm quen một số cách gõ khi đệm bài hát

- Biết đầu biết cảm nhận về cao độ,trường độ,cường độ thông qua các hoạt động trải nghiệm.

- Rèn cho HS kỹ năng gõ đệm theo nhạc cụ ,chuẩn xác về cao độ nhịp độ, nghe thêm đượ bài hát mới.

- Cha mẹ là người yêu thương chúng mình nhất.Hãy biết ơn cha mẹ là chỗ dựa tinh thần cho chúng ta noi theo….

- Phải hứng thú và yêu thích khi sử dụng nhạc cụ vào tiết học.

16

16

Nội dung tự chọn

- Hát đúng ca cao độ bài hát múa đàn .Biết hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ,Biết đọc nốt nhạc và làm kí hiệu bàn tay .

đệm, vận động đơn giản hoặc chơi trò chơi.

- Rèn cho HS kỹ năng biết hát, chuẩn xác về cao độ nhịp độ và tư thế khi hát,tiếp thu, hiểu và làm được kí hiệu bàn tay.

- Biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh, mang niềm vui đến mọi người là niềm hạnh phúc cho mọi người mong ước cuôc sống vui tươi và thanh bình

- Phải hứng thú và yêu thích khi sử dụng nhạc cụ vào tiết học.

17

17

Ôn tập và kiểm tra học kì I

- Hát đúng ca cao độ bài hát múa đàn .Biết hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản hoặc chơi trò chơi.

- Biết đọc nốt nhạc và làm kí hiệu bàn tay .

- Nghe nhạc và cảm nhận được bài hát và hiểu ý nghĩa. Biết sử dụng nhạc cụ cho phù hợp với tiết học

- Biết một vài đặc điểm của trống cơm và nêu tên câu chuyện âm nhạc đã học kì 1

- Rèn cho HS kỹ năng biết hát, chuẩn xác về cao độ nhịp độ và tư thế khi hát,tiếp thu, hiểu và làm được kí hiệu bàn tay, sử dụng nhạc cụ thành thạo đúng nhịp phách,biết được đặt diểm trống và nêu tên các mẫu chuyện trong HKI.

- Biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh, mang niềm vui đến mọi người là niềm hạnh phúc cho mọi người mong ước cuộc sống vui tươi và thanh bình,đoàn kết các bạn bè Năm châu trên thế giới.

- Phải hứng thú và yêu thích khi sử dụng nhạc cụ vào tiết học.

18

18

Ôn tập và kiểm tra học kì I

- Hát đúng ca cao độ bài hát múa đàn .Biết hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản hoặc chơi trò chơi.

- Biết đọc nốt nhạc và làm kí hiệu bàn tay .

- Nghe nhạc và cảm nhận được bài hát và hiểu ý nghĩa. Biết sử dụng nhạc cụ cho phù hợp với tiết học

- Biết một vài đặc điểm của trống cơm và nêu tên câu chuyện âm nhạc đã học kì 1

- Rèn cho HS kỹ năng biết hát, chuẩn xác về cao độ nhịp độ và tư thế khi hát,tiếp thu, hiểu và làm được kí hiệu bàn tay, sử dụng nhạc cụ thành thạo đúng nhịp phách,biết được đặt diểm trống và nêu tên các mẫu chuyện trong HKI.

- Biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh, mang niềm vui đến mọi người là niềm hạnh phúc cho mọi người mong ước cuộc sống vui tươi và thanh bình,đoàn kết các bạn bè Năm châu trên thế giới.

- Phải hứng thú và yêu thích khi sử dụng nhạc cụ vào tiết học.

19

19

Chủ đề 6: Tuổi thơ

Hát: Xoè hoa

Thường thức âm nhạc: Ma-ra-cát, xy-lô-phôn

Trải nghiệm và khám phá: Tạo ra âm thanh giống tiếng gió

- Biết đây là bài hát của dân ca Thái

- HS biết gõ và hát đúng theo giai điệu lời ca.

- Biết hát và trải nghiệm khám phá

- Rèn cho HS kỹ năng gõ nhạc một cách chính xác.

- Biết Phụ họa một vài động tác trong

- Các em hãy thân thiện đoàn kết giúp đỡ nhau,hòa bình thân thiện như cánh chim bồ câu trắng luôn yêu thương

- Phải hứng thú và yêu thích khi sử dụng nhạc cụ vào tiết học.

20

20

Ôn tập bài hát: Xoè hoa

Đọc nhạc

Nghe nhạc: Tập tầm vông

- Hát đúng cao độ, trường độ bài Xòe hoa. Hát rõ lời và thuộc lời bài hát, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động động tác đơn giản hoặc chơi trò chơi.

- Nêu được tên và nhận biết được nhạc cụ gõ: Ma-Ra-Cát,Xy-Lô- Phôn

- Rèn cho HS kỹ năng gõ đệm theo nhạc cụ ,chuẩn xác về cao độ nhịp độ, nghe thêm đượ bài hát mới.

- Trẻ em là hi vọng của đất nước. Chúng mình cần khỏe mạnh và có kiến thức để làm chủ tương lai.

- Phải hứng thú và yêu thích khi sử dụng nhạc cụ vào tiết học.

21

21

Ôn tập bài hát: Xoè hoa

Nhạc cụ

Trải nghiệm và khám phá: Vận động theo tiếng đàn; Thể hiện nhịp điệu bằng ngôn ngữ

- Bước đầu biết cảm nhận về trường độ,cao độ,cường độ thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá

- Biết vận động hình thể theo tiết tấu của bài hát.

- Rèn cho HS kỹ năng gõ đệm theo nhạc cụ ,chuẩn xác về cao độ nhịp độ, nghe thêm đượ bài hát mới.

- Trẻ em là hi vọng của đất nước. Chúng mình cần khỏe mạnh và có kiến thức để làm chủ tương lai.

- Phải hứng thú và yêu thích khi sử dụng nhạc cụ vào tiết học.

GD quyền trẻ em

22

22

Chủ đề 7: Giữ gìn vệ sinh

Hát: Thật đáng yêu

Đọc nhạc

Trải nghiệm và khám phá: Nói theo tiết tấu riêng của mình

- Hát: Hát đúng cao độ, trường độ bài hát Thật đáng yêu. Hát rõ lời và thuộc lời , hát có sự biểu cảm trên gương mặt, tư thế phù hợp. Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, vận động đơn giản tập biểu diễn bài hát hoặc chơi trò chơi.

-Nghe nhạc: Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bản nhạc Chiếc đồng hồ.

- Đọc nhạc: Đọc đúng tên nốt, đọc đúng cao độ và trường độ một số mẫu âm với nốt Đô, Mi, Son , La theo kí hiệu bàn tay.

- Nhạc cụ: chơi được nhạc cụ gõ và động tác tay, chân thể hiện được mẫu tiết tấu, biết ứng dụng để đệm cho bài hát Thật đáng yêu.

Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh.

23

23

Ôn tập bài hát: Thật đáng yêu

Nghe nhạc: Chiếc đồng hồ

Trải nghiệm và khám phá: Tạo ra âm thanh theo sơ đồ

* Năng lực cảm thụ:

- Lắng nghe, cảm nhận về giai điệu , nội dung bài hát Thật đáng yêu, bản nhạc Chiếc đồng hồ

-Bước đầu biết cảm nhận về cao độ, trường độ, cường độ thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá.

* Năng lực hiểu biết âm nhạc

- Nêu được tên bài hát, tác giả bài Thật đáng yêu, bản nhạc Chiếc đồng hồ

24

24

Ôn tập bài hát: Thật đáng yêu

Nhạc cụ

Trải nghiệm và khám phá: Vỗ tay theo cặp

*Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc

- Hát kết hợp gõ đệm bài hát

- Nghe nhạc kết hợp vận động

25

25

Chủ đề 8: Em yêu âm nhạc

Hát: Đội kèn tí hon

Đọc nhạc

Trải nghiệm và khám phá: Vận động theo tiếng trống

- Hát: Hát đúng cao độ, trường độ bài hát Đội kèn tí hon.Hát kết hợp gõ theo phách .Hát với sắc thái rõ ràng. rõ lời và thuộc lời , hát có sự biểu cảm trên gương mặt, tư thế phù hợp.

-Nghe nhạc: Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát Cộc cách tùng cheng.

- Đọc nhạc: Đọc đúng tên nốt, đọc đúng cao độ và trường độ một số mẫu âm với nốt Đô, Mi, Son , La theo kí hiệu bàn tay.

- Nhạc cụ: chơi được nhạc cụ gõ và động tác tay, chân thể hiện được mẫu tiết tấu, biết ứng dụng để đệm cho bài hát Đội kèn tí hon.

- Thường thức âm nhạc: Nêu được tên nhân vật và kể được câu chuyện Tiếng đàn Thạch Sanh theo hình ảnh minh họa.

26

26

Ôn tập bài hát: Đội kèn tí hon

Thường thức âm nhạc: Tiếng đàn Thạch Sanh

Nghe nhạc: Cộc cách tùng cheng

* Năng lực cảm thụ:

- Lắng nghe, cảm nhận về giai điệu , nội dung bài hát “Đội kèn tí hon”, “Cộc cách tùng cheng”

-Bước đầu biết cảm nhận về cao độ, trường độ, cường độ thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá.

* Năng lực hiểu biết âm nhạc

- Nêu được tên bài hát, tác giả bài Đội kèn tí hon”, “Cộc cách tùng cheng”

- Nêu được tên các nhân vật trong câu truyện “ Tiếng đàn Thạch Sanh”.

27

27

Ôn tập bài hát: Đội kèn tí hon

Nhạc cụ

Trải nghiệm và khám phá: Tìm những từ ẩn nấp trong ô chữ; Thể hiện nhịp điệu bằng ngôn ngữ

*Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc

- Hát kết hợp gõ đệm theo phách bài hát

- Nghe nhạc kết hợp vận động

GD ý thức bảo vệ MT.

28

28

Chủ đề 9: Mừng sinh nhật

Nghe nhạc: Mừng sinh nhật

Hát: Chúc mừng sinh nhật

Trải nghiệm và khám phá: Vận động theo tiếng đàn

- Hát: Hát đúng cao độ, trường độ, hát rõ lời, thuộc lời , hát có sắc thái, hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp, biết hát kết hợp với gõ đệm, vận động dơn giản hoặc chơi trò chơi.

- Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát Mừng sinh nhật

- Trải nghiệm và khám phá: Biết cảm nhận về nhịp độ.

- Nhạc cụ: Chơi được nhạc cụ gõ và động tác tay, chân thể hiện được mẫu tiết tấu, biết ứng dụng đệm cho bài hát Chúc mừng sinh nhật

- Nghe nhạc: Lắng nghe và cảm nhận nội dung

- Đọc nhạc: hướng dẫn học sinh đọc kí hiệu bằng tay bốn nốt: Đô- Mi- Son- La.

29

29

Ôn tập bài hát: Chúc mừng sinh nhật

Nhạc cụ

Trải nghiệm và khám phá: Hát theo cách riêng của mình

* Năng lực cảm thụ:

- Lắng nghe, cảm nhận về giai điệu,nội dung bài hát “ Mừng sinh nhật ”, “ Chúc mừng sinh nhật ”

* Năng lực hiểu biết âm nhạc

- Nêu được tên bài hát, tác giả bài “ Chúc mừng sinh nhật ”.

- Biết được nhạc cụ phục vụ trong tiết học và cách sử dụng.

30

30

Ôn tập bài hát: Chúc mừng sinh nhật

Đọc nhạc

Trải nghiệm và khám phá: Thể hiện nhịp điệu bằng ngôn ngữ

*Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc

- Hát kết hợp gõ đệm, gõ đệm bằng hình thể

- Nghe nhạc kết hợp vận động

31

31

Chủ đề 10: Loài vật em yêu

Hát: Thật là hay

Nghe nhạc: Chú voi con đi bộ

Trải nghiệm và khám phá: Tạo ra âm thanh theo sơ đồ

- Hát: Hát đúng cao độ, trường độ, hát rõ lời, thuộc lời , hát có sắc thái, hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp, biết hát kết hợp với gõ đệm, vận động dơn giản hoặc chơi trò chơi.

- Trải nghiệm và khám phá: Tạo âm thanh cao- thấp theo sơ đồ, Vỗ tay theo cặp, Tạo ra âm thanh giống tiếng mưa;Tạo ra âm thanh của loài vật mà em yêu thích.

- Hướng dẫn cách vỗ tay theo phách của bài hát

- Nhạc cụ: Cách chơi thanh phách,ứng dụng đệm cho bài hát

- Nghe nhạc: Lắng nghe và cảm nhận nội dung

- Đọc nhạc: hướng dẫn học sinh đọc kí hiệu bằng tay bốn nốt: Đồ-Mi- Son-La

Giáo dục HS ý thức bảo vệ các loài động vật trong trường học.

32

32

Ôn bài hát: Thật là hay

Nhạc cụ

Trải nghiệm và khám phá: Vỗ tay theo cặp

* Năng lực cảm thụ:

- Lắng nghe, cảm nhận về giai điệu,nội dung bài hát “ Thật là hay”, “ Chú voi con đi bộ”

* Năng lực hiểu biết âm nhạc

- Nêu được tên bài hát, tác giả bài “Thật là hay”

- Biết được nhạc cụ phục vụ trong tiết học và cách sử dụng.

33

33

Ôn tập bài hát: Thật là hay

Đọc nhạc

Trải nghiệm và khám phá: Tạo ra âm thanh giống a tiếng mưa rơi; Tạo ra âm thanh của loài vật mà em yêu thích

* Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc

- Hát kết hợp gõ đệm, gõ đệm bằng hình thể

- Nghe nhạc kết hợp vận động

34

34

Nội dung tự chọn

- Hát đúng ca cao độ bài hát múa đàn .Biết hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ,Biết đọc nốt nhạc và làm kí hiệu bàn tay .

đệm, vận động đơn giản hoặc chơi trò chơi.

- Rèn cho HS kỹ năng biết hát, chuẩn xác về cao độ nhịp độ và tư thế khi hát,tiếp thu, hiểu và làm được kí hiệu bàn tay.

- Biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh, mang niềm vui đến mọi người là niềm hạnh phúc cho mọi người mong ước cuôc sống vui tươi và thanh bình

- Phải hứng thú và yêu thích khi sử dụng nhạc cụ vào tiết học.

35

35

Ôn tập và kiểm tra học kì II

- Hát đúng ca cao độ bài hát múa đàn .Biết hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản hoặc chơi trò chơi.

- Biết đọc nốt nhạc và làm kí hiệu bàn tay .

- Nghe nhạc và cảm nhận được bài hát và hiểu ý nghĩa. Biết sử dụng nhạc cụ cho phù hợp với tiết học

- Biết một vài đặc điểm của Ma-ca-cát và xy-ly-phôn và nêu tên câu chuyện âm nhạc đã học kì 2

- Rèn cho HS kỹ năng biết hát, chuẩn xác về cao độ nhịp độ và tư thế khi hát,tiếp thu, hiểu và làm được kí hiệu bàn tay, sử dụng nhạc cụ thành thạo đúng nhịp phách,biết được đặt điểm trống và nêu tên các mẫu chuyện trong HKII.

- Biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh, mang niềm vui đến mọi người là niềm hạnh phúc cho mọi người mong ước cuộc sống vui tươi và thanh bình,đoàn kết các bạn bè Năm châu trên thế giới.

- Phải hứng thú và yêu thích khi sử dụng nhạc cụ vào tiết học.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 2, cùng các tài liệu học tập hay lớp 2, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm dành riêng cho lớp 2:

  • Tài liệu học tập lớp 2
  • Sách Cánh Diều: Giáo án, tài liệu học tập và giảng dạy

Rất mong nhận được sự ủng hộ, đóng góp tài liệu của các thầy cô và các bạn.

Ngoài Kế hoạch giáo dục môn Âm nhạc lớp 1 sách Cánh Diều năm 2021 - 2022trên, các em học sinh có thể tham khảo môn Toán lớp 1 nâng cao và bài tập môn Toán lớp 1 đầy đủ khác, để học tốt môn Toán hơn và chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao. Trên đây là kế hoạch lớp 1 Cánh Diều, các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu sách Kết nối, để nắm rõ cấu trúc giảng dạy, phân bổ tiết học, phân bổ thời gian kiểm tra toàn bộ năm học môn Âm nhạc lớp 1.

  • Kế hoạch dạy học các môn lớp 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

Video liên quan

Chủ Đề