Chức năng của giao thức dns là gì?

DNS hay hệ thống phân giải tên miền là một hệ thống quan trọng, giúp việc kết nối, truy cập website của người dùng trở nên đơn giản, thuận tiện và hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về DNS cũng như cách thức hoạt động của hệ thống này. Qua bài viết dưới đây, Monamedia sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin tổng quan về DNS, các thành phần cơ bản cũng như vai trò của hệ thống đối với hoạt động của website, internet.

DNS – Domain Name System có tên tiếng việt là Hệ thống phân giải tên miền. Về cơ bản, nhiệm vụ của hệ thống DNS là tạo dựng kết nối tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền của các trang web trong không gian mạng. DNS đã xuất hiện từ năm 1984 và từ đó đến nay, hệ thống này vẫn luôn đóng góp và hỗ trợ rất nhiều cho các hoạt động của chúng ta trên Internet.

Thông thường, dữ liệu của các website sẽ được lưu trữ tại các máy chủ, đặt ở những vị trí khác nhau. Khi muốn tiếp cận những dữ liệu của website, chúng ta cần phải xác định được địa chỉ của máy chủ đó. Nếu không có hệ thống DNS, việc truy cập sẽ được tiến hành thông qua địa chỉ IP hay địa chỉ vật lý của máy chủ. Địa chỉ IP thường sẽ là một dãy số động dài ngoằn, được tạo lập tự động với các thành phần giúp xác định khu vực, địa chỉ máy chủ trên bản đồ địa lý. Tất nhiên, việc ghi nhớ những dãy số này thực sự không hề đơn giản và thuận tiện với người dùng. Đó là lý do mà hệ thống DNS được ra đời nhằm hỗ trợ người dùng và các đơn vị thiết kế website có thể cung cấp dịch vụ làm web của mình một cách dễ dàng hơn thông qua domain name.

Nói một cách đơn giản thì DNS hoạt động tương tự như danh bạ điện thoại. Nó sẽ gắn dãy số IP khó nhớ với một cái tên gần gũi và có ý nghĩa nhất định với người sử dụng. Những cái tên này được gọi là tên miền. Khi truy cập website, chúng ta sẽ sử dụng tên miền [hoặc URL website]. Hệ thống DNS sẽ tự động liên kết tên miền đó với địa chỉ IP thực tế và tiến hành việc truy cập vào website mà người dùng mong muốn. 

Bằng cách này, người dùng sẽ không cần phải học thuộc hay thao tác với một địa chỉ IP khó nhớ mà có thể thông qua những tên miền đơn giản cùng chức năng “dịch” của hệ thống DNS là có thể truy cập website một cách dễ dàng, thuận tiện, nhanh chóng.

Nguyên tắc hoạt động của DNS

  • Mỗi nhà cung cấp dịch vụ sẽ vận hành và duy trì DNS server riêng biệt;
  • INTERNIC sẽ phụ trách việc theo dõi các tên miền và máy chủ tên miền tương ứng
  • DNS server có hai nhiệm vụ cơ bản là chịu trách nhiệm phân giải tên miền của các máy mà nó phụ trách quản lý đến những tên miền khác và trả lời các DNS server bên ngoài đang thực hiện phân giải tên miền thuộc quản lý của nó
  • DNS server sẽ ghi nhớ các tên miền đã phân giải và sử dụng cho lần tiếp theo.

Không gian tên miền [Domain name space] có thể được hiểu là môi trường dịch vụ được tạo ra trên Internet, là nơi mà các máy chủ có thể tiến hành kết nối với nhau thông qua bộ giao thức TCP/IP. Không gian tên miền sẽ lưu trữ các dữ liệu liên quan đến phân cấp tên miền cũng như cách thức tổ chức, tạo nên một tên miền.

Tên miền được hình thành bởi loạt ký tự [thường có ý nghĩa hoặc mang tính quy ước nhất định] và phân tách bởi dấu chấm [.]. Tên miền cũng được chia thành các cấp độ: Tên miền Top Level – Top Level Domain [VD: .com; .edu; .org;…]; Tên miền cấp 2 – Second Level Domain; Tên miền phụ – Subdomain;…

Đa phần các trang web đều sử dụng bộ ký tự Latinh cho việc đặt tên vì sự đơn giản và thông dụng. Vì vậy, bạn có thể thấy rằng khá nhiều thương hiệu Việt sẽ lựa chọn sử dụng các tên thương hiệu tiếng Anh hoặc bỏ dấu thanh điệu để đặt cho tên miền của website. Tuy nhiên, dưới sự hỗ trợ của hệ thống IDNA [Internationalized Domain Names Applicant – Công cụ quốc tế hóa tên miền], hiện nay chúng ta đã có thể sử dụng các ký tự Unicode để đặt tên miền bằng tiếng Việt.

Tên miền có thể bao gồm một hoặc nhiều thành phần. Mỗi thành phần này được coi là một nhãn và ngăn cách bằng dấu chấm. Khi hệ thống phân giải tên miền DNS hoạt động, chúng sẽ tiến hành quy trình từ phải qua trái. Như trường hợp của website www.example.com, quá trình này sẽ bắt đầu từ nhãn “com” sang nhãn “example” và sau cùng mới đến nhãn “www”.

Cú pháp của tên miền

Nếu các máy chủ thông thường lưu trữ dữ liệu của website thì máy chủ tên miền chỉ lưu trữ thông tin về hoạt động liên kết và những dữ liệu liên quan đến tên miền. Theo một hiểu đơn giản hơn thì có thể xem các thông tin lưu trữ trong máy chủ tên miền chính là không gian tên miền. Mỗi tên miền sẽ sử dụng ít nhất một máy chủ DNS để chứa dữ liệu liên quan đến tên miền đó.

Hệ thống phân giải tên miền [Domain Name System] vận hành bởi một hệ thống dữ liệu phân tán, mối điểm kết nối của hệ dữ liệu này tương ứng với một máy chủ tên miền. Có hai dạng máy chủ tên miền cơ bản trong hệ thống này là primary và secondary. Ngoài ra, các máy chủ tên miền có khả năng trả lời truy vấn DNS từ dữ liệu gốc được gọi là máy chủ tên miền có thẩm quyền [Authoritative name server].

Cơ chế vận hành của DNS

Khi muốn truy cập vào website, người dùng sẽ sử dụng tên miền để gửi yêu cầu kết nối, truy cập dữ liệu. Máy chủ tên miền cục bộ sẽ tiếp nhận yêu cầu và thực hiện tra cứu địa chỉ IP tương ứng với tên miền trong cơ sở dữ liệu. Máy chủ này thường sẽ quản lý dữ liệu của Top Level Domain.

Với trường hợp tìm được địa chỉ IP tương ứng với tên miền mà người dùng yêu cầu, hệ thống DNS sẽ tự động chuyển đổi và kết nối tới dữ liệu website được lưu trữ theo địa chỉ IP đó. Ngược lại, tên miền sẽ được chuyển đến máy chủ tên miền ở mức cao hơn – mức ROOT. Quá trình tìm kiếm IP tương ứng sẽ tiếp diễn. Ở đây, nếu vẫn không tìm được địa chỉ tương ứng thì người dùng sẽ nhận được báo lỗi.

Quy trình vận hành của Domain Name System được thông qua nhiều giai đoạn và cơ chế với nhiệm vụ khác nhau bao gồm: cơ chế phân giải địa chỉ, vận hành bộ nhớ đệm của máy chủ tên miền, phân giải DNS, lưu trữ dữ liệu caching, tra cứu ngược, tra cứu client,…

DNS có vai trò quan trọng khi thiết kế website

Dựa trên các thông tin về chức năng, cách thức hoạt động của DNS trong nội dung phía trên, có lẽ, bạn đã nhận thức được phần nào về tầm quan trọng và vai trò của DNS trong hoạt động của website và Internet.

Nếu thiếu đi hệ thống DNS, việc kết nối giữa tên miền và địa chỉ IP chắc chắn sẽ không được thuận lợi và nhanh chóng như hiện tại. Thậm chí, có thể chúng ta sẽ phải truy cập vào các website thông qua một chuỗi dãy số khó nhớ. Điều này vừa tạo ra sự bất tiện cho người dùng, vừa khiến website mất đi một phần bản sắc riêng đồng thời gây ra vô vàn vấn đề trong việc tìm kiếm, lưu trữ thông tin dữ liệu về website. 

Mục lục [Hiện]

  1. DNS là gì?
  2. Chức năng của DNS là gì?
  3. Cách thức hoạt động của DNS
  4. Nguyên tắc làm việc của DNS như thế nào?
  5. Sử dụng DNS như thế nào hiệu quả?
  6. Lý do DNS dễ bị hacker tấn công?
  7. Các DNS phổ biến nhất hiện nay

Tên miền, địa chỉ số là những yếu tố quan trọng bậc nhất trong tạo dựng liên kết giữa các thiết bị mạng. Những thuật ngữ liên quan như DNS là gì cũng bởi vậy mà trở thành vấn đề mà bất cứ ai hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cần biết.

Bài viết này, Bizflygiúp bạn định hình một cách rõ ràng hơn về DNS là gì, nguyên tắc làm việc, cách thức hoạt động, cách sử dụng,... của nó. Những thông tin này giúp bạn có được kiến thức cơ bản về hệ thống DNS.

DNS là gì?

DNSlà ký hiệu viết tắt của Domain Name System, nghĩa tiếng Việt là hệ thống phân giải tên miền. Hệ chuyển đổi này được ứng dụng vào Internet năm 1984, với vai trò như một công cụ chuyển đổi tên miền từ dạng URL thành địa chỉ IP và ngược lại.

Chức năng của DNS là gì?

Như tên gọi của mình, chức năng chính của DNS là ‘phân giải tên miền’. Nói các khác, nó có vai trò ‘phiên dịch’ tên miền từ dạng URL quen thuộc với người dùng thành địa chỉ IP có cấu tạo 4 nhóm số quen thuộc với thiết bị mạng và ngược lại.

Chức năng của DNS là gì?

Nhờ sự có mặt của DNS, bạn không cần nhớ địa chỉ IP mà chỉ cần nhớ được tên miền tương ứng của nó. Khi nhập tên miền, DNS sẽ tự động ‘phiên dịch’ URL bạn nhập thành một dãy IP để kết nối đến trình duyệt và các máy chủ. Ngay sau đó, nó lại ‘truyền đạt thông tin’ mà bạn cần địa chỉ tên miền bạn đã truy cập.

Bạn cũng có thể sử dụng địa chỉ IP thay thế cho tên miền nếu muốn truy cập/ tải một trang web. Bởi về bản chất, cả IP và tên miền là một, chỉ khác về ‘môi trường hoạt động’, một là con người, một là máy tính.

Cách thức hoạt động của DNS

Hệ thống DNS này có cách thức hoạt hoạt động dựa theo cấu trúc truy vấn riêng.

Cách thức hoạt động của DNS

Với cấu trúc này, máy chủ DNS sẽ tự động tìm kiếm thông tin đã phân giải tại file hosts của hệ điều hành. Việc tìm kiếm có thể dẫn tới một trong hai kết quả:

Nguyên tắc làm việc của DNS như thế nào?

DNS làm việc dựa trên nguyên tắc tra vấn hệ thống DNS server. Mỗi DNS server được vận hành, quản lý bởi một đơn vị cung cấp dịch vụ website. Theo đó, nhà cung cấp có trách nhiệm theo dõi DNS server và tên miền thương ứng.

Nói một cách dễ hiểu, khi một trình duyệt có nhu cầu tìm kiếm một địa chỉ website nào đó thì chỉ DNS server của tổ chức đang quản lý trang web được tìm kiếm mới có khả năng phân giải tên của trang web này. Trong trường hợp này, DNS server của tên miền giữ vai trò phân giải tên của mọi thiết bị thuộc miền về địa chỉ trên Internet.

Khi các DNS server ngoài cố gắng phân giải tên của website không thuộc quyền quản lý của mình, DNS server của tên miền sẽ đưa ra các động thái thích hợp để trả lời.

Sử dụng DNS như thế nào hiệu quả?

Tiếp theo, Bizfly sẽ cùng bạn khám phá thêm về DNS là gì thông qua cách sử dụng công cụ này hiệu quả. Bạn có thể chọn dùng DNS của các nhà cung cấp mạng hoặc của các máy chủ DNS khác. Với DNS của máy chủ khác, bạn cần điền địa chỉ của máy chủ theo yêu cầu.

Sử dụng DNS như thế nào hiệu quả?

Thay đổi DNS server là thao tác quan trọng trong sử dụng DNS. Nó bao gồm các bước: Truy cập Control Panel -> chọn ‘Start Menu’ -> nhập ‘Control Panel’ -> chọn ‘View network status and tasks’ -> vào mạng Internet đang dùng -> vào ‘Properties’ -> chọn ‘Internet Protocol Version 4’ -> click vào ‘Use the following DNS server addresses’ -> đổi DNS -> chọn ‘OK’.

Sau khi đổi DNS server, bạn cần tiếp tục đổi DNS trong máy tính bằng cách: Chọn ‘Start’ -> chọn ‘Setting’ -> click ‘Network Connection’ -> click đúp ‘Local Area Connection’ -> nhấp vào ‘Properties’ -> chọn ‘Internet Protocol [TCP/IP]’ -> vào ‘Properties’ -> điền đầy đủ thông số của DNS Server vào ‘Preferred DNS Server’ và ‘Alternate DNS Server’.

Lý do DNS dễ bị hacker tấn công?

DNS có vai trò quan trọng trong mạng máy tính, song nó lại khá dễ bị hacker tấn công bởi hệ thống tên miền phức tạp, nhiều ‘điểm yếu’ có thể tấn công. Để phân tích kỹ càng nguyên nhân khiến DNS thường dễ bị xâm nhập bởi hacker, hãy cùng Bizfly rà soát lại cả quá trình hoạt động của hệ thống này.

Người dùng truy cập vào một tên miền trên Internet -> trình duyệt liên hệ với máy chủ và lấy IP tương ứng. Máy chủ được liên hệ ở đây bao gồm một 2 loại là server tên có thẩm quyền và server tên đệ quy.

Lý do DNS dễ bị hacker tấn công?

Các rủi ro bị tấn công xuất hiện nhiều trong quá trình lưu trữ các kết quả phản hồi ở máy chủ đệ tên đệ quy. Kẻ trung gian có thể cướp email, can thiệp VoIP, đánh cắp các thông tin đăng nhập, mạo danh website, trích xuất dữ liệu của các thông tin mật như thẻ tín dụng,... được lưu trong máy chủ này.

Các DNS phổ biến nhất hiện nay

Hiện có khá nhiều DNS đang được sử dụng trên Internet. Trong bài này, Bizfly giới thiệu đến bạn 6 dịch vụ DNS phổ biến nhất cùng địa chỉ IP của nó.

Có thể nói, DNS giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc quản trị mạng Internet và cả website. Với những thông tin về DNS là gì trong bài, tin rằng bạn đã hiểu được vị trí, tầm quan trọng cũng như cách dùng của công cụ này.

Nguồn tham khảo:

Video liên quan

Chủ Đề