Chứng chỉ tiếng anh a, b, c được cấp sau ngày 10/08/2022 sẽ không còn giá trị

Ngoài chứng chỉ tiếng Anh, chứng chỉ Công nghệ thông tin cũng là một trong những điều kiện cần thiết với những người đang xin việc, tốt nghiệp đại học, đặc biệt là những người thi tuyển công chức. Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh chứng chỉ Tin học A, B, C và chứng chỉ Ứng dụng CNTT theo TT03. Vậy làm thế nào để phân biệt 2 loại chứng chỉ này? Chứng chỉ tin học A, B, C còn giá trị sử dụng không? Khi nào cần thi chứng chỉ CNTT theo TT03? cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Chứng chỉ Tin học A B C còn giá trị sử dụng không?

Hiện nay, tỉ lệ tin học phổ biến gấp 6 lần so với ngoại ngữ. Trong đó khu vực đô thị lớn, nhân viên văn phòng sử dụng sử dụng tin học chiếm 83% so với  18% sử dụng ngoại ngữ. Khu vực đô thị trung bình, nhân viên văn phòng sử dụng tin học chiếm 65%  so với 5% sử dụng ngoại ngữ.

Theo quy định hiện hành từ ngày 10/08/2016, TT liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT giữa Bộ GD78ĐT và Bộ Thông Tin Truyền Thông quy định về việc thi, cấp chứng chỉ công nghệ thông tin chính thức có hiệu lực .
Thông tư quy định dừng việc đào tạo, thi và cấp chứng chỉ Tin học A,B,C [theo QĐ số 21/2000/Q Đ-BGD&ĐT ngày 03/07/2000 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Chương trình Tin học ứng dụng A,B,C].

Mặc dù dừng cấp chứng chỉ tin học A B C nhưng chứng chỉ được cấp trước 10/8 vẫn có giá trị sử dụng vô thời hạn. Các chứng chỉ tin học A, B, C được cấp sau ngày 10/08/2016 sẽ không còn giá trị. Tuy nhiên, việc sử dụng bằng tin học A B C truyền thống còn phụ thuộc vào từng đơn vị chủ quản. Nếu cơ quan sử dụng bằng yêu cầu bạn phải có bằng ứng dụng công nghệ thông tin thì bắt buộc bạn phải thi chứng chỉ tin học mới để đáp ứng với vị trí công việc.

Trường hợp được cấp sau ngày 10/08/2016 thì các bạn cần đăng ký học và thi lại bằng tin học. Theo quy định tại thông tư 03/2014 thì chứng chỉ tin học đủ điều kiện bổ sung hồ sơ thi công chức, đáp ứng điều kiện ra trường là: Chứng chỉ tin học cơ bản, chứng chỉ tin học nâng cao, chứng chỉ tin học MOS và IC3.

Thay vào đó sẽ triển khai đào tạo, thi và cấp chứng chỉ chuẩn sử dụng CNTT theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT. Theo đó, những chứng chỉ Tin học A,B,C được cấp sau ngày 10/8 sẽ không còn giá trị. Các chứng chỉ tin học A,B,C được cấp trước ngày 10/8 sẽ có giá trị sử dụng tương đương với chứng chỉ chuẩn ứng dụng CNTT cơ bản [theo qui định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT].

Chứng chỉ CNTT TT03 sẽ thay thế cho các chứng chỉ Tin học A, B, C

Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 cụ thể hóa các yêu cầu về kiến thức lý thuyết, kỹ năng thực hành đối với mỗi cá nhân trong việc sử dụng CNTT. Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT này là tiêu chuẩn mới, phù hợp hơn, thay thế cho chuẩn cũ theo QĐ số 21/2000/Q Đ-BGD&ĐT ngày 03/07/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo. Theo thông tư số 03/2014/TT-BTTTT, chứng chỉ chuẩn sử dụng CNTT được chia ra làm 2 chuẩn kỹ năng rõ ràng: Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản và chuẩn  kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao trong khi chứng chỉ A,B,C được chia ra làm 3 trình độ [trình độ A, trình độ B và trình độ C].

Xem thêm:

  • Tài liệu ôn thi chứng chỉ tin học A
  • Bằng A tin học
  • Bằng C tin học

So sánh 2 loại chứng chỉ Tin học A, B, C với chứng chỉ Tin học TT03

Chứng chỉ tin học A B C là gì?

Chứng chỉ tin học A B C là các chứng chỉ quốc gia được cấp cho các cá nhân đủ điều kiện, tham gia kỳ thi tại các đơn vị uy tín. Đây được xem là thước đo có giá trị nhất cho trình độ và năng lực tin học của các thí sinh. Trước đây A B C tin học được rất nhiều học viên lựa chọn theo học. Nó được chia làm các level cụ thể như sau:

Chứng chỉ A – Tin học văn phòng [THVP]

  • Sử dụng máy tính trên hệ điều hành Windows
  • Hiểu và biết cách làm việc với các công cụ của MS Office như Word – PowePoint – Excel

Chứng chỉ B – Tin học văn phòng [THVP]

  • Thành thạo các kỹ năng nâng cao trong soạn thảo, xử lý và in ấn văn bản\
  • Nắm vững các kỹ thuật xử lý nâng cao trên Excel
  • Tạo hiệu ứng trình diễn hình ảnh, âm thanh và phim minh họa trong PowerPoint
  • Khai thác thông tin trên Internet, bảo mật và phòng chống virus

Chứng chỉ B – Tin học quản lý [THQL]

  • Tổ chức Cơ sở dữ liệu với Ms. Access, xây dựng truy vấn, rút trích, …màn hình nhập liệu
  • Tạo dựng báo biểu, biểu đồ, xây dựng các điều khiển control và mở báo biểu từ form

Chứng chỉ B – Excel cho kế toán

  • Trang bị phương pháp và kỹ thuật tổ chức, quản lý dữ liệu kế toán trên Ms.Excel
  • Có thể thiết lập các sổ sách, chứng từ, báo cáo kế toán the quy định hiện hành của Bộ Tài chính
  • Giúp người học hiểu và thực hiện các công việc kế toán cụ thể trong một doanh nghiệp

Chứng chỉ C – THVP chuyên nghiệp

  • Lập trình với Ms.Excel, Ms.Publisher, Google Docs
  • Người học có khả năng lập trình với Ms.Excel
  • Tạo ấn phẩm với Ms.Publisher, văn phòng trực tuyến với Google Docs

Chứng chỉ C – Tin học quản lý

  • Kỹ thuật lập trình nâng cao trong Ms.Access

Chứng chỉ chuẩn ứng dụng CNTT cơ bản

Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản gồm 6 mô đun:

  • Mô đun kỹ năng 01 [ Mã IU01]: Hiểu biết về CNTT cơ bản;
  • Mô đun kỹ năng 02 [ Mã IU02]: Sử dụng máy tính cơ bản;
  • Mô đun kỹ năng 03 [ Mã IU03]: Xử lý văn bản cơ bản;
  • Mô đun kỹ năng 04 [ Mã IU04]: Sử dụng bảng tính cơ bản;
  • Mô đun kỹ năng 05 [ Mã IU05]: Sử dụng trình chiếu cơ bản;
  • Mô đun kỹ năng 06 [ Mã IU06]: Sử dụng Internet cơ bản.

Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao gồm 9 mô đun:

  • Mô đun kỹ năng 07 [ Mã IU07]: Xử lý văn bản nâng cao;
  • Mô đun kỹ năng 08 [ Mã IU08]: Sử dụng bảng tính nâng cao;
  • Mô đun kỹ năng 09 [ Mã IU09]: Sử dụng trình chiếu nâng cao;
  • Mô đun kỹ năng 10 [ Mã IU10]: Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu;
  • Mô đun kỹ năng 11 [ Mã IU11]:  Thiết kế đồ họa hai chiều;
  • Mô đun kỹ năng 12 [ Mã IU12]: Biên tập ảnh;
  • Mô đun kỹ năng 13 [ Mã IU13]: Biên tập trang thông tin điện tử;
  • Mô đun kỹ năng 14 [ Mã IU14]: An toàn, bảo mật thông tin;
  • Mô đun kỹ năng 15 [ Mã IU15]: Sử dụng phần mềm kế hoạch dự án.

Trung tâm Tiếng anh – Tin học Edulife tổ chức các khóa học ôn thi và cấp chứng chỉ tin học theo TT03. Mọi thông tin vui lòng liên hệ

Địa chỉ: Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 096 999 8170

Đặng Chung - Trần Tuấn   -   Thứ năm, 28/11/2019 16:46 [GMT+7]

Theo điều tra của Lao Động, thời gian qua hoạt động thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C ngày càng bát nháo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ vừa ký ban hành Thông tư số 20/2019-BGDĐT bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên tại Quyết định số 30/2008/QĐ ngày 6.6.2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên.

Giải thích thêm về thông tư này, một đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, theo Thông tư số 20/2019, kể từ ngày 15.1.2020, các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ như: Đối tượng và điều kiện dự kiểm tra; Nội dung kiểm tra, thời lượng, yêu cầu của đề kiểm tra; Điều kiện, thẩm quyền cấp chứng chỉ,… theo quy định tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT sẽ không còn được áp dụng.

Điều này đồng nghĩa các trung tâm, cơ sở giáo dục sẽ phải dừng tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên [trình độ A, B, C] từ ngày 15.1.2020.

Còn các chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C đã cấp theo quy định tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT vẫn có giá trị sử dụng.

Đồng thời, các khóa đào tạo, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên đang triển khai thực hiện trước ngày 15.1.2020 sẽ tiếp tục được thực hiện đào tạo, kiểm tra và cấp chứng chỉ cho đến khi kết thúc.

Như vậy, sau 26 năm tồn tại, chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A, B, C đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử.

Liên quan đến chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A, B, C, thời gian qua Báo Lao Động đã có loạt bài phản ánh những gian lận trong việc thi cấp chứng chỉ này. Báo Lao Động cũng có kiến nghị đã đến lúc cần "khai tử" các loại chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C. Tồn tại 26 năm qua, hoạt động thi, cấp chứng chỉ loại này ngày càng bát nháo.

Theo tìm hiểu của Lao Động, chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C ra đời từ năm 1993 [Quyết định số 177/QĐ-TCBT ngày 30.1.1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình tiếng Anh thực hành A, B, C] dùng để đánh giá trình độ Anh ngữ của người học tiếng Anh tại Việt Nam.  Sau này, dù đã ban hành các quy định mới về đánh giá năng lực ngoại ngữ cho người Việt tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế, nhưng loại chứng chỉ A, B, C vẫn được cho tồn tại.

Toàn cảnh phóng sự điều tra gian lận thi chứng chỉ, "giấy phép con hành giáo viên, ciên chức".

 

Trong quá trình thâm nhập điều tra, phóng viên chứng kiến câu chuyện “dở khóc dở cười” của những người đi thi lấy loại chứng chỉ A, B, C này. Đa phần họ là giáo viên, hoặc đối tượng chuẩn bị thi công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, viên chức.

Họ thừa nhận không biết và không có kiến thức về tiếng Anh, nhưng “cực chẳng đã” phải nộp tiền đi thi. Vì những tấm chứng chỉ này là “giấy thông hành” để viên chức, đạt các tiêu chuẩn thăng hạng chức danh nghề nghiệp, sau đó không biết dùng vào việc gì.

“Nếu bỏ các chứng chỉ khi thực hiện xét thăng hạng thì tốt quá, nhưng mãi mà người ta không bỏ”, “Tốt nhất là bỏ, không cần chứng chỉ ấy nữa”, “muốn xét thăng hạng, chúng tôi còn bao nhiêu tiêu chuẩn, phải đủ năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, phải nỗ lực không ngừng trong quá trình giảng dạy, đó mới là những tiêu chuẩn thực chất nhất chứ không phải mấy chứng chỉ học và thi cấp tốc kia”… đây là những tâm sự của viên chức, giáo viên về vấn đề văn bằng, chứng chỉ trong thi nâng ngạch, thăng hạng. Từ những mong muốn, nguyện vọng của giáo viên, chúng tôi thực hiện loạt bài về vấn đề này.

Và trên hành trình đó, mỗi ngày chúng tôi lại nhận được thêm sự ủng hộ của đội ngũ giáo viên, viên chức trên cả nước để cùng góp tiếng nói mạnh mẽ để có thể loại bỏ những chứng chỉ chỉ có tác dụng làm đẹp hồ sơ.

Video liên quan

Chủ Đề