Chúng mình được quản lý là khoa học một nghệ thuật và là một nghệ

Tính khoa học của quản trị tổ chức trước hết đòi hỏi các nhà quản trị phải nắm vững những quy luật liên quan đến quá trình hoạt động của tổ chức, đó là các quy luật về kinh tế, các quy luật tâm lý xã hội.

Mặt khác nó cũng đòi hỏi các nhà quản trị phải biết vận dụng các phương pháp đo lường hiện đại, những thành tựu tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại.

Những tác phẩm xuất sắc như “Principles and Methods of Scientific Management” của Fredrich. W.Taylor [Mỹ] hay “Industrial and General Administration” của Henry Fayol [Pháp] là một bước phát triển quan trọng của khoa học quản trị hiện đại. Ngày nay khoa học quản trị đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một môn khoa học độc lập. Trong quá trình phát triển của mình, quản trị học đã kết hợp với nhiều môn khoa học khác, sử dụng những luận điểm và những thành tựu của chúng để giải quyết nhiều vấn đề của lý luận và thực tiễn quản trị.

Một nhà quản trị nổi tiếng đã nói rằng: “Một vị tướng tài thì không cần biết kỹ thuật điều khiển tên lửa như thế nào, kỹ thuật lái máy bay ra sao và làm thế nào để xe tăng vượt qua được chướng ngại vật, nhưng phải biết khi nào thì dùng pháo và loại pháo cỡ nào sẽ mang lại hiệu quả mong muốn. Khi nào thì dùng máy bay, khi nào dùng xe tăng. Sự phối hợp của chúng như thế nào và có thể mang lại những hiệu quả gì? Phải làm gì để có thể sử dụng tốt nhất các loại vũ khí đó? Người làm tướng phải nắm chắc những kiến thức loại này và phải luôn sáng tạo. Trong lĩnh vực quản trị kinh doanh cũng vậy”.

Như vậy có thể nhận thấy tính nghệ thuật của quản trị xuất phát từ tính đa dạng phong phú, muôn hình muôn vẻ của các sự vật và hiện tượng trong quá trình quản trị vì dù đã có khoa học về quản trị nhưng không phải mọi hiện tượng đều mang tính quy luật và không phải mọi quy luật có liên quan đến quá trình quản trị đều đã được nhận thức thành lý luận.

Không nên quan niệm nghệ thuật quản trị như người ta thường hay nghĩ đó là cha truyền con nối. Cũng không được phủ nhận mặt khoa học của quản trị. Sẽ là sai lầm khi cho rằng người lãnh đạo là một loại nghệ sĩ có tài năng bẩm sinh không ai có thể học được cách lãnh đạo. Cũng không ai có thể dạy được việc đó nếu người học không có năng khiếu. Thực ra khoa học và nghệ thuật trong quản trị luôn luôn song hành với nhau, mà người quản trị luôn phải vận dụng khéo léo những kinh nghiệm trong thực tiễn để giải quyết rất nhiều những tình huống cụ thể phát sinh trong sản xuất kinh doanh như nghệ thuật sử dụng con người [ đặt đúng chỗ, đúng khả năng], nghệ thuật mua hàng [làm sao mua được nguyên vật liệu tốt, rẻ, nhanh], nghệ thuật bán hàng, “câu khách”...và trong thực tế người ta nghiên cứu nghệ thuật quản trị không chỉ từ những kinh nghiệm thành công mà cả những kinh nghiệm thất bại.

Đặc điểm này được hiểu theo nghĩa có thể đi học nghề để tham gia các hoạt động quản trị nhưng có thành công hay không, có giỏi nghề hay không lại còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố của nghề [học ở đâu?, ai dạy cho?, cách học nghề ra sao? chương trình học thế nào?, người dạy có thực tâm truyền hết nghề hay không? Năng khiếu nghề nghiệp, ý chí làm giàu, lương tâm nghề nghiệp của người học nghề ra sao? các tiền đề tối thiểu về vật chất ban đầu cho sự hành nghề có bao nhiêu?].

Như vậy, muốn quá trình quản trị có kết quả thì trước tiên nhà quản trị tương lai phải được phát hiện năng lực, được đào tạo về nghề nghiệp, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm một cách chu đáo để phát hiện, nhận thức một cách chuẩn xác và đầy đủ các quy luật khách quan, đồng thời có phương pháp nghệ thuật thích hợp nhằm tuân thủ đúng các đòi hỏi của các quy luật đó.

Hỏi/Đáp: Chứng Minh Quản Trị Vừa Có Tính Khoa Học, Vừa Có Tính Nghệ Thuật. Theo Các Anh Chị Để Nâng Cao Tính Nghệ Thuật Trong Quản Trị, Các Nhà Quản Trị Cần Phải Lưu Y Những Vấn Đề Gì Trong Thực Tiễn Công Tác Quản Trị.

Quản trị vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật. Khoa học ở chỗ nó nghiên cứu, phân tích về công việc quản trị trong các tổ chức, tổng quát hoá các kinh nghiệm tốt thành nguyên tắc và lý thuyết áp dụng cho mọi hình thức quản trị tương tự. Nó cũng giải thích các hiện tượng quản trị và đề xuất những lý thuyết cùng những kỹ thuật nên áp dụng để giúp nhà quản trị hoàn thành nhiệm vụ và qua đó giúp các tổ chức thực hiện tốt mục tiêu.

Quản trị tập trung nghiên cứu các hoạt động quản trị thực chất, tức là những hoạt động quản trị có ý nghĩa duy trì và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức hoạt động. Quản trị cung cấp các khái niệm cơ bản làm nền tảng cho việc nghiên cứu các môn học về quản trị chức năng như quản trị sản xuất, quản trị tiếp thị, quản trị nhân viên, quản trị hành chánh, quản trị nhà nước…

Quản trị là một môn khoa học vì nó có đối tượng nghiên cứu cụ thể, có phương pháp phân tích, và có lý thuyết xuất phát từ các nghiên cứu. Quản trị học cũng là một khoa học liên ngành, vì nó sử dụng tri thức của nhiều ngành khoa học khác như kinh tế học, tâm lý học, xã hội học, toán học, thống kê…

Quản trị vừa là một khoa học, nhưng sự thực hành quản trị là 1 nghệ thuật. Nhà quản trị phải hiểu biết lý thuyết quản trị, nhưng để có thể quản trị hữu hiệu, nhà quản trị phải biết linh hoạt vận dụng các lý thuyết vào những tình huống cụ thể.

Trong thực tiễn công tác quản trị, để nâng cao tính nghệ thuật nhà quản trị cần lưu ý đến :

  • Qui mô của tổ chức.
  • Đặc điểm ngành nghề.
  • Đặc điểm con người.
  • Đặc điểm môi trường.

Cũng như vậy, quản lý có hiệu lực và hiệu quả luôn là quản lý theo tỉnh huống.

Bạn đang xem: Vì sao nói quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật

Chính bản thân một khái niệm quản lý – bao hàm việc thiết kế một môi trường mà trong đó con người cùnglàm việc với nhau có thể hoàn thành các mục đích, mục tiêu chung – đã ngụ ý về điều đó. Thiết kế là việc áp dụng kiến thức vào một vấn đề thực tiễn nhằm đạt kết quả tốt nhất có thể cho tình huống đang xét. Áp dụng kiến thức vào thực tại nhằm thu được các kết quả mong muốn – đó là tất cả những gì quản lý muốn hướng tới.


Cách tiếp cận chiến lược Các nhà quản lý ngày nay cần có tư duy chiến lược trong giải quyết mọi vấn đề cho hệ thống của mình. Cách tiếp cận chiến lược đòi hỏi các nhà quản lý luôn đặt ra và trả lời các câu hỏi cơ bản: Chúng ta đang ở đãu trong mối quan hệ với mồi trường ? Chúng ta muốn đi tới đãu trong tương lai dài hạn? Chủng ta phải làm gì, làm thế nào và bằng gì để đến được đỏ? Hành động của chúng ta sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của chúng ta và các bên có liên quan khác? Quản lý là một khoa học, một nghệ thuật, một nghề Quản lý là một khoa học Tính khoa học của quản lý xuất phát từ tính quy luật của các quan hệ quản lý trong quá trình hoạt động của hệ thống xã hội bao gồm những quy luật kinh tế, xã hội, công nghệ, quản lý, v.v.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Over Là Gì Trong Tiếng Anh? Các Cụm Từ Thông Dụng Với Over

Những quy luật này nếu được các nhà quản lý nhận thức và vận dụng trong quá trình quản lý sẽ giúp họ đạt kết quả mong muốn, ngược lại sẽ gánh chịu những hậu quả khôn lường. Tính khoa học của quản lý đòi hỏi các nhà quản lý trước hết phải nắm vững những quy luật liên quan đến quá trinh hoạt động của hệ thống xã hội. Nắm quy luật, thực chất là nắm vững hệ thống lý luận về quản lý gắn liền với các khái niệm, nguyên tác, lý thuyết và kỹ thuật quản lý. Tính khoa học của quản lý còn đòi hỏi các nhà quản lý phải biết vận dụng các phương pháp đo lường định lượng hiện đại, những thành tựu tiến bộ của khoa học và công nghệ như các phương pháp dự đoán, phương pháp tâm lý xã hội học, các công cụ xử lý, lưu trữ, truyền thông: máy vi tính, máy fax, điện thoại, mạng internet, v.v. Quản lý là một nghệ thuật Quản lý, giống như mọi lĩnh vực thực hành khác dùlà y học, soạn nhạc, xây dựng công trình, hay kế toán] đều là nghệ thuật. Đó tà “bí quyếthành nghề”, gắn liền với sự thực hiện các công việc dưới ánh sáng thực tại của các tình huống.

Quản lý vừa là nghệ thuật vừa là khoa học

[Cập nhật: 3/13/2012 10:46:54 PM]

Quản lý là gì? Người làm quản lý làm gì? Tôi quản lý như thế nào? Đó là những câu hỏi thường gặp nhất với hầu hết ai đang ở vị trí quản lý và câu hỏi đó luôn thường trực trong đầu họ. Sau đây là một số kinh nghiệm mà những nhà quản lý lâu năm đúc kết được.

Quản lý là nghệ thuật và khoa học Quản lý bao gồm cả hai mặt nghệ thuật và khoa học. Nó là một nghệ thuật trong việc khiến mọi người nhiệt tình hơn ngay cả khi không có mặt bạn ở đó. Khoa học là làm thế nào để thực hiện điều đó. Có 4 yếu tố căn bản: kế hoạch, sắp xếp, quản lý, và giám sát.

Khiến nhân viên làm việc hiệu quả hơn

4 nhân viên có thể làm 6 đơn vị công việc trong vòng 8 giờ mà không có mặt giám đốc. Nếu bạn thuê tôi làm quản lý họ và họ vẫn làm 6 đơn vị công việc một ngày, điều gì là lợi ích khi tôi bỏ tiền ra thuê bạn làm quản lý? Mặt khác, nếu hiện họ làm 8 đơn vị công việc mỗi ngày, bạn mới tạo thêm giá trị ở cương vị nhà quản lý. Cách tương tự áp dụng trong ngành dịch vụ hay bán lẻ hoặc giáo viên hoặc bất kỳ nghề nào khác. Một nhóm làm việc của bạn có nhiều khách hàng và có doanh thu cao hơn. Đó là thước đo hiệu quả công việc và cũng là tiêu chuẩn đánh giá người quản lý, người biết tạo sức mạnh nhóm hiệu quả trong công việc.

Lên kế hoạch

Nhà quản lý bắt đầu với việc lên kế hoạch. Nhà quản lý giỏi bắt đầu với kế hoạch tốt. Không có kế hoạch bạn sẽ không bao giờ thành công. Nếu bạn dự định một mục tiêu, kế hoạch là điều may mắn hoặc cơ hội và không lặp lại. Bạn có thể làm việc theo kiểu đầu voi đuôi chuột nhưng qua một đêm bạn sẽ không bao giờ giữ được lâu bền thành công đạt được. Tính toán điều gì là mục tiêu của bạn [hoặc nghe ông chủ của bạn nói], khi đó tính toán của bạn là con đường tốt nhất để đạt mục tiêu. Nguồn lực nào mà bạn đang có? Bạn có thể nhận được điều gì? So sánh điểm mạnh và điểm yếu của các cá nhân và những nguồn lực khác nhau. Suy nghĩ về việc hiệu suất của 4 công nhân làm trong 14 giờ công ít hơn việc thuê một cỗ máy có thể làm việc tương tự với chỉ 1 công nhân trong 6 giờ? Bí quyết là: Một trong những điều thường bị bỏ sót nhất trong công việc của cấp quản lý là tạo một bản kế hoạch hiệu quả nhất. Điều này nhiều khi khó thành hiện thực vì có một số rào cản bất ngờ trong quá trình hoàn thành công việc. Hãy hỏi người làm công việc đó về khả năng hoàn thành sớm nhất của họ.

Tổ chức

Khi bạn có một kế hoạch, bạn phải thực hiện nó. Mọi thứ đã sẵn sàng trong đầu bạn và nhân viên của bạn? Nhóm của bạn đã chuẩn bị được gì trước khi mọi thứ được “chạy”. Và một điều quan trọng nữa là nhân viên của bạn được đào tạo về kế hoạch mới này chưa? Họ có tận tụy hay không? Họ đã được trang bị những dụng cụ cần thiết hay chưa? Bạn cần rà soát lại tất cả trước khi kế hoạch được bắt đầu.

Quản lý

Sẵn sàng mọi thứ hãy bấm vào nút khởi động. Hãy nói những gì mọi người cần làm. Bạn cần hình dung mình đang là nhạc trưởng, quản lý cả một dàn nhạc. Mọi người phải tự hoàn thành tốt phần việc của mình và công việc của người chỉ huy là kết nối tất cả thành tác phẩm âm nhạc hoàn hảo.

Giám sát công việc

Hiện mọi thứ đang “chạy” bạn cần có sự theo dõi tất cả. Hãy chắc chắn mọi thứ theo đúng kế hoạch. Khi công việc không theo kế hoạch, bạn cần từng bước nắn chúng trở lại đúng đường ray. Một số sự cố có thể bất ngờ xảy ra, chẳng hạn một trong số những người đang phụ trách một phần việc trong kế hoạch bị ốm. Thời gian không chờ đợi ai, hợp đồng của khách hàng có thể bị chậm. Đó là lý do tại sao bạn cần có dự kiến cho kế hoạch ngay từ ban đầu. Bạn là một nhà quản lý, phải luôn chú ý để điều chỉnh mọi thứ đúng tiến độ. Đó là một quy trình lặp lại. Khi mọi thứ thiếu đồng bộ, bạn cần làm chúng đồng bộ ăn khớp tức là Lên kế hoạch thu xếp, Tổ chức những nguồn lực hoạt động, Điều khiển mọi người cùng thực hiện và tiếp tục Theo dõi mọi thứ.

Và cuối cùng, hãy nhớ rằng quản lý mọi người không hề đơn giản. Tuy nhiên nó là một sự thành công. Bạn có thể đạt được nhờ tích lũy kinh nghiệm, quản lý là một kỹ năng cần được nghiên cứu và thực hành.

[M.A/ Người Lãnh Đạo]

  • Tiêu điểm
  • Tin đọc nhiều

  • Video Clip

  • Liên kết đối tác

Video liên quan

Chủ Đề