Chứng minh từ không biến đổi hình thái yếu trẻ trẻ đến nhà

Luyện tập

Bài tập 1: Trang 58 sgk ngữ văn 11 tập 2

Hãy phân tích những ngữ liệu dưới đây về mặt từ ngữ [chú ý những từ ngữ in đậm] để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

- Trèo lên cây bưởi hái hoa

Bước xuống thềm nhà hái nụ tầm xuân

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc

Em lấy chồng rồi anh tiếc lắm thay

[Ca dao]

- Thuyền ơi có nhớ bến chăng,

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

[Ca dao]

- Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.

[Tục ngữ]

- Con đem con cá bống ấy về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai, còn một đem thả xuống cho bống...

Nói xong Bụt biến mất. Tấm theo lười Bụt, thả bống xuống giếng. Rồi từ ngày hôm ấy trở đi, cứ sau bữa ăn, Tấm đều để dành cơm, giấu đưa ra cho bống. Mỗi lần nghe lời Tấm gọi, bống lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tấm ném xuống. Người và cá ngày một quen nhau, và bống ngày một lớn lên trông thấy.

[Tấm Cám]


    • Nụ tầm xuân [1] là thành phần phụ [bổ ngữ], chỉ đối tượng của động từ hái. Nụ tầm xuân[2] là chủ ngữ, chủ thể của hoạt động nở.
    • Xét về mặt ngữ âm và sự thể hiện bằng chữ viết, hoàn toàn không có sự thay đổi, khác biệt nào giữa nụ tầm xuân - chủ ngữ và nụ tầm xuân - thành phần phụ, chỉ khác nhau về vị trí trong câu.
  • Trong ngữ liệu b: 
    • Bến [1] là phần phụ bổ ngữ cho động từ nhớ
    • Bến [2] là thành phần chủ ngữ của động từ đợi
    • Xét về mặt ngữ âm và chữ viết không có dự thay đổi nào, chỉ khác nhau về vị trí trong câu.
  • Trong ngữ liệu c: "Yêu trẻ [1], trẻ [2] đến nhà; kính già [1], già [2] để tuổi cho." 
    • Trẻ [1] là bổ ngữ [nằm trong phần khởi ngữ]. Trẻ [2] là chủ ngữ.
    • Già [1] là bổ ngữ [nằm trong phần khởi ngữ]. Già [2] là chủ ngữ.
    • Xét về mặt âm và sự thể hiện bằng những chữ viết hoàn toàn không có sự thay đổi khác biệt nào giữa trẻ [1] và trẻ [2]; già [1] và già [2].
  • Trong ngữ liệu d: 
    • Bống [1]: là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ đem.

    • Bống [2]: là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ thả.

    • Bống [3]: là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ thả.

    • Bống [4]: là bổ ngữ cho động từ giấu đưa ra.

    • Bống [5]: chủ ngữ của câu [chủ thể của hành động ngoi lên].

    • Bống [6]: chủ ngữ của câu [chủ thể của quá trình ngày một lớn lên trông thấy].

Như vậy, xét về mặt hình thái, các từ in đậm trong các ngữ liệu trên không thay đổi, dù vị trí của nó có biến đổi; xét về mặt ý nghĩa ngữ pháp của các từ được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ

a. Loại hình: tập hợp những sự vật,hiện tượng có cùng chung những đặc trưng cơ bản nào đó.

Vd: múa rối, chèo cổ…thuộc lọai hình nghệ thuật sân khấu dân gian, bản tin, phóng sự, tin nhanh thuộc lọai hình báo chí.

b. Loại hình ngôn ngữ

– Là một kiểu cấu tạo ngôn ngữ , trong đó bao gồm một hệ thống những đặc điểm có liên quan với nhau,chi phối lẫn nhau.

– Loại hình ngôn ngữ là tập hợp những ngôn ngữ có những đặc điểm giống nhau về hình thức [có những đặc điểm giống nhau về các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp].

– Có 2 lọai hình ngôn ngữ: lọai hình ngôn ngữ đơn lập, lọai hình ngôn ngữ hòa kết.

– Hai loại hình ngôn ngữ quen thuộc: loại hình ngôn ngữ đơn lập [tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Thái,…] và loại hình ngôn ngữ hòa kết [tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh,…].

[Ngoài ra còn có loại hình ngôn ngữ chắp dính [tiếng Nhật], loại hình ngôn ngữ hỗn nhập [Đức, Hy Lạp, La Tinh,…]].

– Tiếng Việt thuộc lọai hình ngôn ngữ đơn lập

2. Đặc điểm loại hình của tiếng việt

2.1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp.

– Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết . Về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cầu tạo từ

Vd: Long lanh /đáy /nước /in / trời-> 6 tiếng, 5 từ

Ví dụ:

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.

[Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên]

→ 8 tiếng, 8 âm tiết, 8 từ, đọc và viết đều tách rời nhau

→ yếu tố cấu tạo từ [đất nước, quê nhà, hương hoa, …]

⇒ Những đặc điểm này làm âm tiết [tiếng] trong tiếng Việt khác âm tiết trong các ngôn ngữ hòa kết.

2.2. Từ không biến đổi hình thái

a. Ví dụ:

– Ví dụ 1: Tiếng Việt : Tôi tặng anh ấy quyển sách, anh ấy cho tôi bó hoa. [dù thay đổi chủ ngữ, về mặt ngữ âm và chữ viết vẫn không thay đổi]

Tiếng Anh: I give to him the book, he gives to me the flowers.[ thay đổi chủ ngữ và động từ theo sau, thay đổi ngữ âm → ngôn ngữ biến hình]

– Ví dụ 2:

Mình1 đi mình1 lại nhớ mình2

Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấynhiêu…

[Việt Bắc- Tố Hữu]

–> Mình1: chủ ngữ, chủ thể của động từ đi và nhớ

–> Mình2: bổ ngữ, đối tượng của động từ nhớ

→ Các từ mình có chức vụ ngữ pháp khác nhau nhưng có hình thái như nhau [thể hiện bằng chữ viết và mặt ngữ âm].

– Ví dụ 3:

[a ] Cha1 cho tôi1 một cây viết và tôi2 mỉm cười với cha2.

[b ] My father gives me a pen and I smile with him.

→ [a ] Cha1 là chủ ngữ. Cha2 là bổ ngữ chỉ đối tượng của động từ mỉm cười.

Tôi1 là bổ ngữ, đối tượng của động từ cho. Tôi2 là chủ ngữ.

Các cặp từ: Cha1¬ – cha2 , tôi1 – tôi2 không có sự khác biệt, thay đổi về ngữ âm và sự thể hiện chữ viết.

[b ] Cùng nội dung như câu tiếng Việt trên nhưng ở câu tiếng Anh:

Ýnghĩa “cha”: + làm CN: My father

+ Làm Bổ ngữ: Him

→ Cha1 phải dịch thành My father [vì là CN]

Cha2 phải dịch thành him [vì là BN]

Ý nghĩa “tôi”: + Làm CN: I

+ Làm BN: me

Tôi1 phải dịch thành me

Tôi2 phải dịch thành I

b. Kết luận

Khi biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau thì từ trong tiếng Việt không biến đổi hình thái còn từ trong tiếng Anh thường phải biến đổi hình thái [biến đổi về kết cấu ngữ âm, về chữ viết].

Tiếng Anh- ngôn ngữ biến đổi hình thái- ngôn ngữ hòa kết.

2.3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ.

– Thay đổi trật tự sắp đặt từ [hoặc các hư từ được dùng] thì nghiã của câu sẽ đổi khác.

– Ví dụ : Tôi nói [ thông báo]

+ Tôi đang nói sao anh không nghe [nhắc nhở]

+ Tôi đã nói mà anh không chịu nghe [trách móc]

+ Tôi vừa nói mà anh không nghe [trách, nhắc]

– Ví dụ 2: Trời đang mưa.

+ Trời sẽ mưa.

+ Trời vẫn mưa.

+ Trời mưa nữa.

→ Thay đổi hư từ thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi.

→ Trật tự sắp đặt từ ngữ và hư từ thay đổi thì nghĩa của cụm từ, của câu sẽ thay đổi

3. Luyện tập

Câu 1. Em hãy so sánh đặc điểm của loại hình Tiếng Việt và Tiếng Anh theo hình thức sau:

Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.

Gợi ý làm bài:

– Tiếng Việt:

+ Ngữ âm:

  • Hình vị có kích thước âm tiết

  • Đồng nhất, biên giới rõ ràng, không có hiện tượng nối âm

  • Âm tiết + mang thanh điệu

+ Âm chính là nguyên âm

+ Từ vựng: Từ không biến đổi hình thái

+ Ngữ pháp: Sử dụng chủ yếu trật tự từ và hư từ để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp

– Tiếng Anh:

+ Ngữ âm: 

  • Hình vị có kích thước bất kỳ [có thể âm tiết]

  • Bất kỳ, biên giới không rõ ràng, nối âm

  • Âm tiết + không mang thanh điệu

+ Âm chính là nguyên âm hoặc phụ âm

+ Từ vựng: Từ biến đổi hình thái

+ Ngữ pháp: Sử dụng chủ yếu phương thức phụ tố, thay chính tố để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp

Câu 2. Lựa chọn hư từ thích hợp [trong số những hư từ cho dưới đây] điền vào chỗ trống trong đoạn thơ sau:

Cuộc đời /…/ dài thế

Năm tháng /…./ đi qua

/…./ biển kia /…./ rộng

Mây /…/ bay về xa

[Theo Xuân Quỳnh, Sóng]

[vẫn, dẫ, tuy, như, nhưng, và, đã]

Gợi ý làm bài:

Lần lượt thêm vào đoạn thơ các hư từ : tuy, vẫn, như, dẫu, vẫn.

Cuộc đời /.tuy../ dài thế

Năm tháng /..vẫn../ đi qua

/..Như../ biển kia /.dẫu…/ rộng

Mây /.vẫn../ bay về xa

[Theo Xuân Quỳnh, Sóng]

4. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:

– Nắm được khái niệm loại hình ngôn ngữ và những đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập mà tiếng Việt là một ngôn ngữ tiêu biểu.

– Vận dụng kiến thức về đặc điểm loại hình của tiếng Việt vào việc học tiếng Việt và văn học, lí giải hiện tượng trong tiếng Việt, phân tích và chữa sai sót trong sử dụng tiếng việt.

– So sánh những đực điểm loại hình của tiếng Việt với ngôn ngữ đang học để nhận thức rõ về hai ngôn ngữ, từ đó biết sử dụng hai ngôn ngữ tốt hơn.

Với bài Soạn Đặc điểm loại hình của Tiếng việt đầy đủ và chi tiết nhất giúp các em học sinh dễ dàng sọan bài và nắm vững nội dung bài học.

[Soạn Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt]

I. LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ

– Khái niệm loại hình là một tập hợp những sự vật, hiện tượng cùng có chung những đặc trưng cơ bản nào đó, ví dụ như: loại hình nghệ thuật, loại hình báo chí, loại hình ngôn ngữ…

– Có hai loại hình ngôn ngữ quen thuộc với chúng ta là:

+ Loại hình ngôn ngữ đơn lập [tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hán, …]

+ Loại hình ngôn ngữ hòa kết [tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh, …]

II. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT

[Soạn Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt]

Đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ đơn lập là:

+ Tiếng là đơn vị cơ sở của ngôn ngữ. Tiếng trong Tiếng Việt trùng với âm tiết và có thể là từ [hoặc yếu tố để tạo từ]. Âm tiết có kết cấu chặt chẽ, có ranh giới rõ ràng, ở dạng đầy đủ gồm có: phụ âm đầu, vần và thanh điệu.

+ Từ không biến đổi hình thái.

+ Trong các ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ, nghĩa là khi ta thay đổi trật tự sắp xếp của từ [và thay đổi các hư từ được dùng] thì nghĩa của từ, của câu sẽ đổi khác [hoặc trở thành vô nghĩa].

LUYỆN TẬP

[Soạn Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt]

Câu 1: Hãy phân tích những ngữ liệu dưới đây về mặt từ ngữ [chú ý những từ ngữ in đậm] để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

– Trèo lên cây bưởi hái hoa

Bước xuống thềm nhà hái nụ tầm xuân [1]

Nụ tầm xuân [2] nở ra xanh biếc

Em lấy chồng rồi anh tiếc lắm thay

[Ca dao]

– Thuyền ơi có nhớ bến [1] chăng,

Bến [2] thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

[Ca dao]

– Yêu trẻ [1], trẻ [2] đến nhà; kính già [1], già [2] để tuổi cho.

[Tục ngữ]

– Con đem con cá bống [1] ấy về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai, còn một đem thả xuống cho bống [2]

Nói xong Bụt biến mất. Tấm theo lười Bụt, thả bống xuống giếng. Rồi từ ngày hôm ấy trở đi, cứ sau bữa ăn, Tấm đều để dành cơm, giấu đưa ra cho bống [3]. Mỗi lần nghe lời Tấm gọi, bống [4] lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tấm ném xuống. Người và cá ngày một quen nhau, và bống [5] ngày một lớn lên trông thấy.

[Tấm Cám]

 Trả lời:

+ Trong ngữ liệu a:

  • Nụ tầm xuân [1] là thành phần phụ [bổ ngữ], chỉ đối tượng của động từ hái. Nụ tầm xuân [2] là chủ ngữ,chủ thể của hoạt động nở.
  • Xét về mặt ngữ âm và sự thể hiện bằng chữ viết, hoàn toàn không có sự thay đổi, khác biệt nàogiữa nụ tầm xuân – chủ ngữ và nụ tầm xuân – thành phần phụ, chỉ khác nhau về vị trí trong câu.

+ Trong ngữ liệu b:

  • Bến [1] là phần phụ bổ ngữcho động từ nhớ
  • Bến [2] là thành phần chủ ngữcủa động từ đợi
  • Xét về mặt ngữ âm và chữ viết không có dự thay đổi nào, chỉ khác nhau về vị trí trong câu.

+ Trong ngữ liệu c: “Yêu trẻ [1], trẻ [2] đến nhà; kính già [1], già [2] để tuổi cho.”

  • Trẻ [1] là bổ ngữ[nằm trong phần khởi ngữ]. Trẻ [2] là chủ ngữ.
  • Già [1] là bổ ngữ[nằm trong phần khởi ngữ]. Già [2] là chủ ngữ.
  • Xét về mặt âm và sự thể hiện bằng những chữ viết hoàn toàn không có sự thay đổi khác biệt nào giữa trẻ [1] và trẻ [2]; già [1] và già [2].

+ Trong ngữ liệu d:

  • Bống [1]: làbổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ đem.
  • Bống [2]: là bổ ngữchỉ đối tượng cho động từ thả.
  • Bống [3]: làbổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ thả.
  • Bống [4]: là bổ ngữcho động từ giấu đưa ra.
  • Bống [5]: chủ ngữcủa câu [chủ thể của hành động ngoi lên].
  • Bống [6]:chủ ngữ của câu [chủ thể của quá trình ngày một lớn lên trông thấy].

Như vậy, xét về mặt hình thái, các từ in đậm trong các ngữ liệu trên không thay đổi, dù vị trí của nó có biến đổi; xét về mặt ý nghĩa ngữ pháp của các từ được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ

Câu 2[Soạn Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt]: Tìm một câu trong tiếng Anh [hoặc tiếng Pháp, tiếng Nga…] đã học, đối chiếu với câu tự dịch ra tiếng Việt, so sánh, phân tích để đi đến kết luận: tiếng Anh [hoặc tiếng Pháp, tiếng Nga…] thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết, tiếng Việt thuộc lại hình ngôn ngữ đơn lập

Trả lời:

+ Ví dụ tiếng Anh – tiếng Việt

  • I give him a pen, He gives me a book
  • Tạm dịch: Tôi [1] đưa cho anh ấy [1] cái bút, anh ấy [2] đưa cho tôi [2] quyển sách

+ So sánh, phân tích:

  • Tiếng Anh: I, me là đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất có nghĩa là tôi, I là chủ ngữ, me là tân ngữ. Xét về mặt ngữ âm và sự thể hiện bằng chữ viết, chúng hoàn toàn khác biệt. Tương tự như vậy với he, him là đại từ nhân xưng ngôi thứ ba có nghĩa là anh ấy, he là chủ ngữ, him là tân ngữ.
  • Tiếng Việt: tôi [1] là chủ ngữ. Tôi [2] là phụ ngữ chỉ đối tượng của động từ “cho”. Xét về mặt ngữ âm và sự thể hiện bằng chữ viết, chúng hoàn toàn không có sự khác biệt nào. So sánh anh ấy [1] với anh ấy [2] chúng ta cũng thấy như vậy. Các cặp từ ngữ ấy chỉ khác nhau về vị trí so với động từ “cho” [là vị ngữ của câu]

Như vậy, tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết, tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

Câu 3[Soạn Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt]: Xác định các hư từ và phân tích tác dụng thể hiện ý nghĩa của chúng trong đoạn văn sau:

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.

[Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập]

Trả lời:

+ Các hư từ trong đoạn văn: đã, lại, mà, nên.

+ Tác dụng của các hư từ: liên kết trong văn bản và nhấn mạnh sức mạnh, chiến thắng của nhân dân ta trước thực dân Pháp và phát xít Nhật, chế độ phong kiến, bộc lộ niềm vui tự hào về nhân dân mình.

Video liên quan

Chủ Đề