Chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách hồ chí minh trong trường mầm non

Chuyên đề: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh trong Giáo dục Mầm non

Đọc bài Lưu

Chủ tịch Hồ Chí Minh, "Anh hùng giải phóng dân tộc và Danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam", tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người luôn là những bài học quý cho toàn Đảng, toàn dân học tập và làm theo. Con người, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người mãi mãi là tấm gương cho các thế hệ chúng ta học tập suốt đời.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến nhân dân, đặc biệt là Bác luôn dành tình cảm và sự quan tâm đặc biệt cho trẻ em, những chủ nhân tương lai của đất nước. Bác Hồ cũng chính là người thành lập Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh, một mô hình tổ chức bổ ích cho các thiếu nhi có thể rèn luyện mình trở thành một công dân tốt của xã hội, để tiếp nối sự nghiệp giữ nước và phát triển đất nước. Tình thương yêu trẻ em bao la của Bác xuất phát từ tư tưởng, tầm nhìn và chiến lược "vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Người đã dày công vun trồng cho thế hệ tương lai của đất nước vì " ngày nay các cháu là nhi đồng, ngày sau các cháu là người chủ của nước nhà, của thế giới". Thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã và đang quan tâm, thực hiện ngày càng tốt hơn công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em.

Hưởng ứng cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" của Ban chấp hành Trung ương Đảng và thực hiện chỉ đạo của Ban tuyên giáo Trung ương, từ năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tích hợp nội dung cuộc vận động này vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó có bậc học mầm non. Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khoá XII và Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; Kế hoạch số 178/KH-BGDĐT, ngày 16/3/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về triển khai thực hiện Chỉ thị số 05 và Chỉ thị số 27 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong ngành giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giáo dục mầm non dành cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non, đồng thời tiếp tục đưa vào giảng dạy trong bậc học mầm non.

Trong những năm qua, việc thực hiện đã giúp cho CBQL, giáo viên nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đồng thời là tư liệu giúp giáo viên xây dựng nội dung chủ đề về Bác Hồ thông qua những hình ảnh tư liệu, câu chuyện, bài hát, bài thơ ca ngợi tấm gương đạo đức mẫu mực của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như tình cảm yêu thương của Bác đã dành cho những người làm công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, đặc biệt là đối với các cháu mầm non. Bộ GDĐT hướng dẫn những yêu cầu cơ bản, nội dung và hình thức tổ chức hoạt động phù hợp với trẻ độ tuổi mẫu giáo khi tích hợp nội dung "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Việc lựa chọn nội dung giáo dục dựa trên cơ sở những hiểu biết và kinh nghiệm của trẻ, dựa vào mục tiêu, nội dung theo độ tuổi và thời gian đang tiến hành, điều kiện cụ thể của địa phương và thời gian tiến hành các hoạt động giáo dục. Để thực hiện tốt việc tích hợp vào chương trình GDMN, đòi hỏi phải đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Yêu cầu đối với cán bộ quản lý và giáo viên mầm non trong việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Nâng cao nhận thức trong đội ngũ về việc triển khai thực hiện Chỉ thi số 05-CT/TW và Chỉ thị số 27/CT-TTg về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong mỗi cơ sở GDMN, góp phần nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến tích cực về tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa, phong cách, tác phong làm việc đối với CBQL, GVMN, nhân viên và trẻ mầm non, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện và giáo dục.

* Đối với cán bộ quản lý

- Xác định ý nghĩa, tầm quan trọng của nội dung "học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", từ đó tuyên truyền, đẩy mạnh thành phong trào tới tất cả các CBQL, GVMN, nhân viên và trẻ trong trường mầm non cũng như phụ huynh trẻ và cộng đồng.

- Xây dựng kế hoạch triển khai trong nhà trường về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và tổ chức thực hiện linh hoạt, sáng tạo phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin, trang thông tin của trường, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn, tổ chức các cuộc về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; lồng ghép nội dung vào trong tổ chức các hoạt động ngoài giờ… Tập trung vào các nội dung sau:

+ Tuyên truyền, quán triệt sâu rộng trong toàn trường về quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và con người, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, về chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, người lao động; phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn gắn chặt lý luận và thực tiễn; phong cách nói đi đôi với làm, đi vào lòng người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; phong cách quần chúng, dân chủ, tự mình nêu gương…của Chủ tịch Hồ Chí Minh;

+ Gắn việc tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với tuyên truyền thực hiện các Nghị quyết Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; tập trung nhiệm vụ trọng tâm, giải quyết các vấn đề bức xúc trong nhà trường, lấy chăm sóc và giáo dục trẻ làm mục tiêu quan trọng nhất;

+ Phê phán những nhận thức lệch lạc trong chăm sóc và giáo dục trẻ, nói không đi đôi với làm, bệnh thành tích, không trung thực.

- Quán triệt thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của CBQL-GVMN-NV trong trường mầm non;

- Xây dựng, nhân rộng, biểu dương gương người tốt, việc tốt, cá nhân điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

* Đối với giáo viên, nhân viên

- Quán triệt và nhận thức đúng đắn về đạo đức nhà giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm những phẩm chất cơ bản: hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân; thương yêu trẻ và yêu nghề; yêu lao động và quý trọng người lao động chân tay; có tinh thần đoàn kết, giúp đở nhau cùng tiến bộ. Giáo viên mầm non và nhân viên trong trường mầm non cần xác định rõ tầm quan trọng của chuyên đề và học tập làm theo Bác và những việc làm cụ thể trong chăm sóc và giáo dục trẻ thể hiện phẩm chất đạo đức của giáo viên, nhân viên là tôn trọng trẻ; cần; kiệm, liêm; chính; chí công vô tư; yêu nghề, thương trẻ. Người căn dặn: "Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thì trước hết phải yêu trẻ, hay phải thương yêu các cháu như con em ruột thịt của mình". Nhân viên, giáo viên phải là tấm gương về đạo đức. Người nói: Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức. Ví như bảo học trò dậy sớm mà giáo viên thì trưa mới dậy. Cho nên, thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu". Người thầy có ý thức về sự gương mẫu của mình tức là đang hoàn thiện mình. Với phẩm chất đạo đức này, nhân viên và giáo viên mầm non cần gương mẫu trong từng cử chỉ, lời nói, giao tiếp hàng ngày đối với trẻ và với những người xung quanh.

- Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nhà giáo. Cụ thể:Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các qui định của ngành và địa phương về GDMN; Quý trẻ, yêu nghề, kiên nhẫn, biết tự kiềm chế, có tinh thần trách nhiệm cao, có kiến thức, kỹ năng cần thiết, có khả năng sư phạm khéo léo; Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em, đoàn kết, tương trợ, hỗ trợ, giúp đở đồng nghiệp [Điều 3, Chương I Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14/9/2015 về Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp GVMN]

- Xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung và triển khai lồng ghép các nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong chăm sóc và giáo dục trẻ. Phối kết hợp với gia đình và cộng đồng để thực hiện tốt việc cho trẻ học tập theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.

2. Nội dung lồng ghép, tích hợp "học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh" vào Chương trình GDMN

- Đối với trẻ mẫu giáo, biểu tượng về Bác Hồ gần gũi và thân thương là hình ảnh của Bác với các cháu thiếu nhi, là các địa danh gắn liền với các hoạt động của Bác tại các vùng miền trên cả nước [thủ đô Hà Nội, lăng Bác Hồ, Ao cá, Nhà sàn Bác Hồ, làng Sen…], các bài hát, bài thơ, câu chuyện về Bác… Việc lựa chọn nội dung lồng ghép tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho trẻ mẫu giáo cần đảm bảo yêu cầu về nội dung trong Chương trình GDMN, dựa vào mục tiêu, nội dung theo độ tuổi, những hiểu biết và kinh nghiệm của trẻ và thời gian đang tiến hành, điều kiện cụ thể của địa phương.

- Nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh kính yêu được thực hiện một cách linh hoạt theo hướng tích hợp trong tất cả các lĩnh vực giáo dục như: giáo dục phát triển thể chất, giáo dục phát triển nhận thức, giáo dục phát triển ngôn ngữ, giáo dục phát triển thẩm mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội; tích hợp chủ đề [Bản thân, Gia đình, Trường mầm non, Nghề nghiệp, Quê hương-Đất nước…], hoặc theo tình huống, sự kiện đang diễn ra trong thực tế [sinh nhật Bác, Quốc Khánh…]; và được tổ chức lồng ghép trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ hướng đến hình thành ở trẻ những tình cảm tốt đẹp đối với Bác và bước đầu làm theo 5 điều Bác Hồ dạy nhi đồng, thiếu nhi.

3. Phương pháp, hình thức lồng ghép, tích hợp nội dung "học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"

-Phương pháp tổ chức lồng ghép, tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cần chú trọng nhiều tới hoạt động giao tiếp hằng ngày, cần tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, khám phá, khơi gợi hứng thú của trẻ theo phương châm "chơi mà học, học bằng chơi"; khuyến khích tính tích cực và tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ, khám phá, thử nghiệm sáng tạo. Bao gồm các phương pháp:

- Nhóm phương pháp tác động bằng tình cảm: Trong sinh hoạt hằng ngày [ăn, ngủ, vệ sinh…], giáo viên dùng cử chỉ, lời nói nhẹ nhàng, vỗ về trẻ, tạo cơ hội cho trẻ cảm giác an toàn, thân thiện. Lời nói, hành động của giáo viên cũng chính là tấm gương để trẻ "bắt chước", học tập.

- Nhóm phương pháp trực quan minh họa: Bằng phương tiện đồ dùng trực quan như tranh, ảnh, băng, đĩa…giúp trẻ tìm hiểu các hình ảnh, hoạt động và các bài học về Bác Hồ. Đồ dùng trực quan kết hợp với lời giảng, giải thích của giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục sẽ giúp trẻ khắc sâu hình tượng của Bác, những bài học đạo đức, phong cách của Bác Hồ. Đồ dùng trực quan phải đẹp, hấp dẫn, sử dụng những tranh ảnh chụp giúp trẻ dễ hình dung về hình tượng của Bác.

- Nhóm phương pháp thực hành: Thông qua trò chơi, qua các bài tập thực hành sẽ làm tăng hứng thú cho việc lĩnh hội các giá trị đạo đức về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác. Nhờ vậy, những bài học đạo đức dễ dàng đi vào nhận thức của trẻ.

- Nhóm phương pháp đánh giá, nêu gương: Trong quá trình tổ chức các hoạt động, giáo viên thường xuyên biểu dương, khen ngợi những hành vi tốt, những việc làm tốt của trẻ và khuyến khích các trẻ khác làm theo. Đây thực sự là phương pháp "nhân rộng đạo đức" trong việc giáo dục trẻ học tập theo tư tưởng, đạo đức và phong cách của Bác.

- Hình thức giáo dục trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác được thực hiện thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi và được lồng ghép ở tất cả các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường mầm non.

"Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Với Người, trẻ em là tương lai của đất nước, dân tộc và thế giới. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, sự quan tâm, tình cảm yêu thương, của Người đối với trẻ em, những mầm xanh tương lai của đất nước và những lời căn dặn của Người trước lúc đi xa sẽ mãi là những bài học, những định hướng, kim chỉ nam cho mọi chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và làm tấm gương mẫu mực để các thế hệ nhà giáo, các thế hệ học sinh noi theo. /.

GDMN

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2021

Quốc Hân [giới thiệu]
2021-11-29T15:36:25+07:00 2021-11-29T15:36:25+07:00 //vksbinhphuoc.gov.vn/Hoc-tap-va-lam-theo-Bac/chuyen-de-hoc-tap-va-lam-theo-tu-tuong-dao-duc-phong-cach-ho-chi-minh-nam-2021-1121.html //cdn.giaibainhanh.com/chuyen-de-hoc-tap-va-lam-theo-tu-tuong-dao-duc-phong-cach-ho-chi-minh-trong-truong-mam-non--2eff2cb17f5b2168f46cfa1ceb2955c8.wepb
Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước //vksbinhphuoc.gov.vn/uploads/banners/logo-vks_2.png
Thứ hai - 29/11/2021 15:34 29.678 0

hình ảnh minh họa
Ban Tuyên giáo Trung ương vừa ban hành tài liệu chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh toàn khóa với chủ đề: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” .
Chuyên đề cung cấp những nội dung cơ bản, các giải pháp chủ yếu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong năm 2021 và những năm tiếp theo, nhằm phát huy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Chuyên đề được dùng trong sinh hoạt chi bộ, đoàn thể, cơ quan, đơn vị của hệ thống chính trị và được tuyên truyền rộng rãi trong toàn thể nhân dân.
Trang Thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trân trọng giới thiệu toàn bộ nội dung Chuyên đề.
Xem chi tiết Chuyên đềtại đây.

Tác giả bài viết: Quốc Hân [giới thiệu]

Nguồn tin: BTG TW

Bài thu hoạch chuyên đề năm 2021 tư tưởng Hồ Chí Minh

Hướng dẫn học tập chuyên đề 2021 "Học tập, làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường"

Học tập, quán triệt Chuyên đề toàn khóa tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:

Thông qua việc học tập, quán triệt chuyên đề, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển mà Đại hội XIII của Đảng đã xác định.

Hình thức, thời gian thực hiện

Tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền

Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền: tăng cường sử dụng các phương thức truyền thông mới trên nền tảng internet, mạng xã hội; thông qua tọa đàm, hội thảo, giao lưu, văn hóa, văn nghệ, tuyên truyền miệng, hệ thống báo cáo viên và tuyên truyền viên, các buổi sinh hoạt chính trị, nghe nói chuyện thời sự,…

Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung chuyên đề

Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đưa nội dung thực hiện Chuyên đề toàn khóa vào kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh toàn khóa và từng năm. Kết quả thực hiện chuyên đề là một nội dung trong báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên đưa nội dung thực hiện Chuyên đề toàn khóa vào kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; kết quả thực hiện Chuyên đề toàn khóa là một nội dung trong báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Đưa nội dung Chuyên đề toàn khóa trở thành nội dung sinh hoạt chuyên đề thường kỳ của chi bộ

Trong sinh hoạt chi bộ, định kỳ tổ chức sinh hoạt Chuyên đề toàn khóa, liên hệ, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của chi bộ và đảng viên trong chi bộ. Hằng năm, mỗi chi bộ và từng đảng viên lựa chọn một số nội dung của Chuyên đề toàn khóa để tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả.

Học tập và làm theo Bác ở Trường Mầm non số 1 thị trấn Tân Uyên

Đọc bài Lưu

Sau gần 6 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; việc học tập và làm theo Bác ở Trường Mầm non số 1 thị trấn Tân Uyên đã thực sự đi vào chiều sâu, trở thành nội dung quan trọng trong các hoạt động của nhà trường, đồng thời gắn với việc triển khai các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trên địa bàn huyện.


Ảnh: Quang cảnh Trường Mầm non số 1 thị trấn Tân Uyên

Nhằm đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chi bộ nhà trường đã cụ thể hóa các nội dung của Chỉ thị bằng những việc làm cụ thể để triển khai tới toàn thể đảng viên, giáo viên, nhân viên nhà trường. Qua đó mỗi cán bộ, đảng viên, giáo viên luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, rèn luyện phẩm chất, tư cách đạo đức nhà giáo, thi đua trong công tác chuyên môn, phục vụ nhiệt tình trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Để việc học và làm theo Bác lan tỏa sâu rộng đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, Chi bộ, Ban Giám hiệu nhà trường lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, giáo viên đưa những nội dung học tập và làm theo Bác gắn với thực hiện chuyên môn nghiệp vụ cũng như các phong trào thi đua yêu nước; thực hiện tốt phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Qua triển khai việc học tập và làm theo Bác nhận thức và hành động của cán bộ, giáo viên, học sinh có những chuyển biến tích cực.

Ảnh: Một tiết học âm nhạc của cô và trò nhà trường

Để thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua, hàng năm, Ban Giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; tham gia các cuộc thi do cấp trên phát động. Trong giảng dạy, đội ngũ cán bộ, giáo viên luôn chủ động nghiên cứu, tích hợp nội dung trong các tiết dạy, với các nội dung như xem tranh, ảnh, phim tư liệu, nghe kể chuyện, đọc thơ, nghe các bài hát về Bác Hồ. Lồng ghép nội dung giáo dục truyền thống cách mạng, kỹ năng sống qua các trò chơi dân gian; đồng thời, đa dạng hóa việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, tạo sân chơi lành mạnh, giúp trẻ phát triển thể chất, năng khiếu, hiểu biết xã hội.

Ảnh: Các em học sinh vui chơi tại khuôn viên sân trường

Với phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cán bộ, giáo viên nhà trường tích cực sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi ứng dụng vào giảng dạy và phục vụ hoạt động của trẻ. Nhờ sự khéo léo, các cô giáo đã biến những vật dụng như lốp xe, chai lọ, bìa carton thành những đồ dùng dạy học hữu ích. Thực hiện lời Bác dạy, công tác chăm sóc sức khỏe của các cháu học sinh được nhà trường thực hiện song song với việc giáo dục trẻ. Ngoài việc hàng năm 100% trẻ được cân đo, theo dõi biểu đồ tăng trưởng thì đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng luôn thực hiện nghiêm túc nội quy bếp ăn, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực đơn mỗi ngày của trẻ được thay đổi thường xuyên và niêm yết công khai tại bảng tin của nhà trường.

Ảnh: Nhân viên nuôi dưỡng chế biến thức ăn cho học sinh

Từ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cô và trò Trường Mầm non số 1 thị trấn Tân Uyên đã có nhiều chuyển biển tích cực về mọi mặt. Chất lượng chăm sóc, giáo dục của nhà trường luôn đạt kết quả tốt. Riêng năm học 2019 - 2020, tỷ lệ chuyên cần của nhà trường đạt 97%; tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ còn 5%, 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non; 100% giáo viên nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong đó có 12 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 24 giáo viên đạt giải trong các cuộc thi cấp huyện, 52 giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi cấp trường. Nhiều năm liền nhà trường đạt danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến; chi bộ nhiều năm liền đạt trong sạch, vững mạnh.
Với những kết quả đã đạt được của nhà trường sẽ là động lực, tiền đề để cô và trò nhà trường tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cụ thể hóa những nội dung của việc học tập thành những hành động thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, để đạt nhiều thành tích hơn nữa sự nghiệp trồng người trong những năm tiếp theo./.

Tổng số điểm của bài viết là: 14 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Video liên quan

Chủ Đề