Cic trong xuất nhập khẩu là gì

Nếu ai đã từng làm trong ngành xuất nhập khẩu chắc hẳn không còn quá xa lạ với loại phí CIC. Tuy nhiên, đối với những người “ngoại đạo” thì họ hay bị nhầm lẫn phí CIC với các loại phí vận chuyển khác. Vì vậy, ở bài viết này chúng tôi sẽ đi sâu phân tích về phí CIC là gì và cách tính chi phí CIC hiện nay.

1. CIC là gì?

CIC [Container Imbalance Charge] là phụ phí mất cân đối vỏ container. Đây là khoản phụ phí hãng tàu thu chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chỉnh một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến những nơi thiếu. Phí CIC sẽ phát sinh tùy theo thời điểm trong năm, thời điểm mất cân bằng nhiều thì hãng tàu thu còn cân bằng ít thì không thu.

Hiện nay, có không ít các quốc gia đang gặp phải tình trạng nhập siêu như Việt Nam, Mỹ hay EU gặp chung một vấn đề là lượng container rỗng quá nhiều sau quá trình nhập khẩu. Ngược lại, tại những quốc gia xuất siêu như Trung Quốc lại có nhu cầu sử dụng rất nhiều container rỗng nhằm đóng hàng xuất khẩu đi các nước. Việc điều chuyển container không dùng đến từ các nước quay lại các quốc gia xuất siêu sẽ có những chi phí phát sinh cho hãng tàu nên họ cần thu thêm phí để đắp.

Xem thêm: Fago Logistics cung cấp dịch vụ khai báo hải quan uy tín, chuyên nghiệp

2. Khi nào phải thu phí CIC?

Khi nào phải thu phí CIC? Phí CIC được thu theo một mức nhất định cho mỗi loại container và chỉ được thu khi tình trạng thiếu hụt container mà phải vận chuyển container rỗng từ nơi khác về để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Thông thường, cuối năm là thời điểm các hoạt động mua bán diễn ra mạnh, dẫn đến phát sinh nhiều chi phí CIC này nhất.

Lưu ý: Khi hãng tàu thu phí CIC thì doanh nghiệp bạn buộc phải đóng. Vì nếu không đóng hãng tàu sẽ không phát hành D/O để nhận hàng cho bạn.

Xem thêm: Phí D/O là gì? Quy trình lấy lệnh D/O

3. Điều kiện phải cộng phụ phí CIC

Như chúng tôi cũng đã đề cập ở trên, phí CIC là một loại phụ phí không cố định và chỉ biết được sau khi hải quan kiểm tra thông tin và thông báo đến doanh nghiệp. Chính vì vậy, thông thường phí này thường do người mua thanh toán và chưa được tính trong trị giá thực tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán.

Do tính chất xuất hiện phí này trong ngành vận chuyển thật sự không rõ ràng nên hải quan khi kiểm tra sau thông quan thường yêu cầu doanh nghiệp cộng phí CIC này vào trị giá tính thuế. Vì vậy, khi ký hợp đồng mua bán, tốt nhất là nên thỏa thuận “ai thuê tàu thì bên đó trả luôn phí CIC này, cho dù hãng tàu có thu ngược đầu đi chăng nữa”, để hai bên có thể chủ động tính toán các chi phí của mỗi bên. Nếu hãng tàu thu nhầm bên, thì người mua và người bán phải phối hợp trao đổi với hãng tàu để họ thu đúng bên phải trả như thỏa thuận trong hợp đồng mua bán đã cam kết trước đó.

4. Cách tính phí CIC vào trị giá tính thuế

Với khoản phụ phí CIC có liên quan đến vận chuyển hàng hóa nhập khẩu và điều chỉnh phí cộng thì thường mức phí này sẽ cộng vào trị giá hàng hóa. Trường hợp phí CIC cộng vào trị giá hàng hóa sẽ xem xét theo thời điểm đăng ký hải quan nhằm áp dụng văn bản quy phạm phù hợp tại thời điểm đó và xác định mức giá cụ thể.

Hiện nay, việc xác định trị giá hải quan và tính thuế xuất nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC, chính thức có hiệu lực từ ngày 5/6/2018.

Xem thêm: Phí AMS là phí gì? Tất tần tật về phí AMS

5. Những bất cập về loại phí CIC

Hiện nay, việc thu phí CIC đang còn nhiều vấn đề bất cập. Thứ nhất, việc phát sinh phí CIC là do thời điểm mất cân bằng vỏ container. Tuy nhiên, các doanh nghiệp không thể biết được chính xác thời điểm hãng tàu thu phí CIC có thực sự là mất cân bằng container giữa các khu vực không.

Thứ hai, thực tế không phải lúc nào cũng có việc mất cân bằng vỏ container và hãng tàu nào cũng bị thiếu vỏ container nhưng hầu hết các hãng tàu đều cào bằng về việc mặc định thu phí này. Do đó việc các hãng tàu đều thu phí này gây ra nhiều bức xúc đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi họ sẽ phải mất thêm một khoản phí không đáng có.

Thứ ba, hiện nay không hiểu vì lý do gì mà phí CIC được các hãng tàu thu ngày càng cao và không hợp lý. Tóm lại, việc thu phí CIC sẽ trở nên bất cập nếu mất cân đối container là có thật. Nhưng sẽ trở nên phi lý nếu hãng tàu thu phí này từ người xuất hàng lẫn người nhập hàng.

Mong rằng nội dung bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phí CIC trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nếu bạn còn thắc mắc các vấn đề làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa thì hãy liên hệ trực tiếp đến Fago Logistics, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Thông tin liên hệ:

Công Ty Cổ Phần FAGOLOGISTICS Việt Nam 

Chi Nhánh Phía Bắc: 

VPGD P.401, Tòa N2C, Đường Hoàng Minh Giám, Thanh xuân, Hà Nội.

Chi Nhánh Phía Nam: 

VPGD 1: Ấp 1, Xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu. 

VPGD 2: Đường Liên Cảng Cái Mép, KP Ông Trịnh, P.Tân Phước, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Website: //dichvulogistics.vn/  

Hotline: 097.908.7491 

Google Map: //goo.gl/maps/vT2uYYJtpdSWbENR9

Kết nối với chúng tôi: //www.facebook.com/DichvuLogistics.vn/

Nhiều bạn khi mới bắt đầu các công việc trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thường thắc mắc phí CIC là gì trong vận tải tàu chợ. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu phí CIC là gì và các điều kiện cộng thu phí CIC nhé.

Phí CIC là gì?

  • Phụ phí CIC là viết tắt của Container Imbalance Charge [Equipment Surcharge] được hiểu là theo nghĩa đen là phí mất cân bằng container. Đây là một loại phụ phí vận tải đường biển được thu bởi các hãng tàu với mục đích bù đắp chi phí vào việc vận chuyển các container rỗng từ nơi thừa container đến nơi có hàng hóa cần đóng vào container.
  • Lý do chi phí này xuất hiện là sự mất cân bằng về lượng container rỗng. Tình trạng container rỗng không cân bằng phát sinh do các quốc gia có sự mất cân bằng trong cán cân xuất nhập khẩu.
  • Một ví dụ đơn giản để bạn dễ hiểu loại phí này là Việt Nam nhập khẩu rất nhiều hàng từ Trung Quốc, từ đó các vỏ container đóng hàng nhập khẩu sẽ rất nhiều và sau khi chúng ta lấy được hàng sẽ có rất nhiều vỏ container rỗng. Khi đó bên sản xuất hàng hóa bên Trung sẽ bị thiếu vỏ container để đóng hàng mới nên các hãng tàu sẽ thu phí các doanh nghiệp đã sử dụng vỏ container rỗng đó để vận chuyển chúng ngược lại về Trung Quốc.
  • Hiện nay các nước nhập siêu và các nước xuất siêu có số lượng container rỗng chênh lệch khá lớn và các container rỗng thường không ở đúng nơi cần thiết. Các nước chuyên nhập khẩu thì sẽ có nhiều container rỗng nhưng để không. Các nước chuyển xuất khẩu thì rất cần container rỗng để đóng hàng thì lại không đủ. Việc vận chuyển các cont rỗng từ nơi không có nhu cầu về nơi có nhu cầu là việc cần thiết nhưng lại gây phát sinh chi phí cho các hãng tàu. Vậy nên phí CIC được ra đời nhằm bù đắp một cần phí phát sinh cho các hãng tàu phải chịu.
  • Mức phí CIC sẽ giao động trong khoảng 85$/cont 20, 170$/ cont 40 và thay đổi tùy theo từng thời điểm khác nhau.

Khi nào phải thu phí CIC?

  • Phụ phí CIC thường được thu một mức nhất định cho mỗi container rỗng, và có thể áp dụng vào từng giai đoạn cụ thể, cho hàng đi từng tuyến. Nói cách khác thì việc thu phí CIC chỉ xảy ra khi có sự phát sinh chi phí lớn khi chuyển container rỗng từ nơi này đến nơi khác.
  • Bạn cần lưu ý rằng tùy vào từng thời điểm mới bị mất cân bằng cont và các hãng tàu sẽ thu phí CIC, Những lúc hãng tàu không thu phí CIC tức là lúc đó lượng container đã cần bằng.

Ai sẽ là người chịu phí CIC?

  • Phí CIC có thể cộng luôn vào cước vận tải và thu từ shipper hoặc consignee tùy thuộc vào hợp đồng thỏa thuận. Tỏng hợp đồng đóng hàng xuất, nếu thiếu container thì các hãng tàu sẽ phải chuyển container rỗng từ nơi khác về phát sinh phí vận chuyển là phí CIC. Phí CIC phát sinh trước cả khi việc đóng hàng xảy ra và trước cả khi hàng về cảng nhập đầu tiên. Cùng lúc đó, phí này còn xuất hiện trong hợp đồng vận tải với hãng tàu.
  • Còn nếu trường hợp phí này phát sinh sau khi hàng về cảng nhập đầu tiên thì đó là do sau khi thả rỗng cont. Hãng tàu sẽ thu thêm phí CIC nhằm chuyển container rỗng về nơi khác có nhu cầu. Lúc này thường các bên mua, bên nhập khẩu sẽ phải chịu phí CIC
  • Một ví dụ đơn giản để bạn dễ hiểu là đối với các nước xuất khẩu sẽ cần phải có nhiều container rỗng sẵn để đóng hàng. Các nước nhập khẩu sau khi nhập khẩu hàng hóa về sẽ không chờ đến khi có hàng để xuất lại các container rỗng đó mà họ chuyển thẳng các container rỗng đó về nước xuất khẩu luôn và người mua sẽ chịu phí CIC này.

Trên đây là những thông tin mà SIMBA GROUP muốn gửi đến các bạn để trả lời cho câu hỏi phí CIC là gì. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa.

Nếu bạn đang có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa chính ngạch về để kinh doanh. Liên hệ ngay với SIMBA GROUP để được tư vấn trực tiếp và miễn phí.

  • Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: Tầng 21, tháp A, tòa Sông Đà, Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Văn phòng HCM: Tầng 4 - Tòa nhà DTC Building, 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
  • Hotline: 086.690.8678
  • Email:

Video liên quan

Chủ Đề